Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 94 - 97)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Các yếu tố chủ quan

- Quy trình nghiệp vụ

Thứ nhất, trong quá trình mở thư tín dụng, CBKH là người trực tiếp giao dịch với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, rồi sau đó lại phải chuyển sang cho CBTT, và CBTT mới trình hồ sơ lên SGD. Như vậy sẽ tạo ra sự trùng lặp, tốn kém thời gian đối với một công việc.

Thứ hai, việc thực hiện giao dịch tài trợ thương mại tập trung tại SGD có nhiều thuận lợi là chuẩn hoá điện ra nước ngoài, quy trình tuân thủ theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, vì xử lý tác nghiệp tập trung nên thời gian xử lý còn kéo dài. Khi có yêu cầu chỉnh sửa lại phải trao đổi qua CBTT, rồi đến CBKH và cuối cùng mới được truyền đạt đến khách hàng.

- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ tác nghiệp

Hoạt động TTQT đòi hỏi cán bộ tác nghiệp phải được đào tạo và cập nhật thường xuyên, bởi đây là một hoạt động có tính quốc tế, liên quan đến rất nhiều đối tác nước ngoài và vận động liên tục. Nhưng ở ngân hàng, trình độ cán bộ làm công tác TTQT còn hạn chế, nghiệp vụ còn non yếu, thiếu kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ chưa cao, chưa nắm bắt kịp thời những thay đổi trong quy trình thanh toán hiện đại. Chưa có cán bộ giỏi làm công tác tham mưu cho lãnh đạo về TTQT. Cán bộ làm công tác TTQT của chi nhánh chưa được đào tạo bài bàn, chưa có chuyên gia thực thụ về TTQT và chuyên sâu về phát triển các sản phẩm tài trợ thương mại. Kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn đẻ thực hiện giao dịch và đo lường rủi ro còn yếu, chưa có những bộ phận nghiên cứu để đưa ra những dự đoán về sự thay đổi của tỷ giá trên thị trường.

Thêm nữa, năm 2014 Vietinbank chuyển đổi theo mô hình bán lẻ và đã tiến hành sắp xếp lại hoạt động của từng phòng ban. Theo đó dịch vụ TTQT sẽ chuyển sang bộ phận Khách hàng doanh nghiệp và cá nhân sẽ đảm nhiệm khâu bán hàng, tiếp thị từng sản phẩm dịch vụ TTQT cho khách hàng. Cán bộ khách hàng doanh nghiệp từ trước chỉ vốn quen với công việc chính là làm tín dụng thuần túy nên chưa thể bắt nhịp ngay với các công việc của một cán bộ TTQT do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế. Việc thanh toán tập trung ở Sở giao dịch khiến cho đội ngũ cán bộ làm công tác TTQT dường như mất dần đi tinh thần học tập để nâng cao kiến thức, ít tìm tòi, nghiên cứu các công văn quyết định về TTQT để nâng cao nghiệp vụ. Khi có vướng mắc đều xin ý kiến từ phòng TTQT của hội sở chính. Cùng với đó, các cán bộ lại rất hay được điều chuyển qua các nghiệp vụ khác nhau, dẫn đến các cán bộ khi có kinh nghiệm lại luân chuyển sang nghiệp vụ mới nên rấy khó trong duy trì nền cán bộ tốt.

- Mạng lưới hoạt động của Vietinbank Thái Nguyên

Với gần 30 năm hình thành và phát triển, Vietinbank Thái Nguyên không ngừng mở rộng và phát triển mạng lưới các phòng giao dịch. Trong năm 2014 đã phấn đấu mở thêm 1 phòng giao dịch loại I (Phòng giao dịch Phú Lương) và nâng 2 phòng giao dịch loại II lên thành phòng giao dịch loại I (Phòng giao dịch Gia Sàng

và Tân Lập) nâng tổng số các phòng giao dịch của chi nhánh lên tổng số 16 phòng. Trong đó có 8 phòng giao dịch loại I và 8 phòng giao dịch loại II. Mặc dù có tới 16 PGD trên địa bàn hoạt động, trong đó có 3 phòng ở địa bàn các huyện (huyện Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ) song quy mô của các phòng giao dịch nhỏ, cách xa hội sở chính. Và tại địa bàn các huyện này tập trung ít các Khu công nghiệp - nơi có nhu cầu TTQT cao. Hoạt động của 3 phòng giao dịch này chủ yếu là huy động vốn, cho vay và các dịch vụ chuyển tiền, ngân hàng điện tử. Còn tại các huyện tập trung đông các khu công nghiệp như huyện Phổ Yên, Phú Bình… lại là địa bàn của Vietinbank Sông Công, Lưu Xá. Mặc dù địa bàn hoạt động rộng, nhưng lại chưa thực sự hiệu quả trong công tác phát triển lĩnh vực TTQT. Thêm vào đó, công tác TTQT lại chỉ thực hiện ở hội sở chính. Điều này gây chậm trễ trong quá trình xử lý tác nghiệp, gây khó khăn trong việc mở rộng đối tượng khách hàng, đòi hỏi Vietinbank Thái Nguyên phải có biện pháp khắc phục để nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Hoạt động marketing của Vietinbank Thái Nguyên

Việc quảng bá dịch vụ thanh toán TDCT còn chưa rộng rãi, công tác Marketing của chi nhánh chỉ tập trung vào dịch vụ huy động vốn, cho vay và dịch vụ thẻ. Vì vậy số lượng khách hàng đến với chi nhánh không nhiều. Chủ yếu là lượng khách hàng truyền thống vẫn giao dịch TTQT với ngân hàng, khách hàng mới rất ít. Nhiều khách hàng thậm chí còn không biết Vietinbank có sản phẩm về TTQT. Chi phí cho công tác tiếp thị mảng dịch vụ này còn quá ít ỏi, mới chỉ dừng lại ở việc Trụ sở chính có kế hoạch như thế nào thì chi nhánh thực hiện như thế đó chứ chưa chủ động lập kế hoạch cho riêng mình. Việc tiếp thị của Trụ sở chính hầu như chỉ có in ấn tờ rơi quảng cáo rồi gửi về cho các chi nhánh, hiệu quả rất thấp. Hay như giới thiệu qua các cán bộ tín dụng, tuy nhiên cũng không có hiệu quả vì không phải cán bộ nào cũng nắm bắt được các chính sách, các sản phẩm về TTQT, và cũng không phải cán bộ nào cũng giới thiệu với khách hàng của mình về các dịch vụ TTQT. Chỉ khi khách hàng có nhu cầu, hỏi cán bộ tín dụng thì mới có sự phản hồi. Đôi khi có dịch vụ mới về thanh toán TDCT nhưng cán bộ lại chưa kịp cập nhật, dẫn đến không giới thiệu được đến với KH.

- Sự cạnh tranh của các ngân hàng khác

Những năm trở lại đây, ngày càng có nhiều ngân hàng lựa chọn Thái Nguyên để mở chi nhánh hoặc phòng giao dịch. Tính đến hết 31/12/2016 trên địa bàn tỉnh có 19 chi nhánh NHTM (Gồm 7 chi nhánh NHTM nhà nước,12 chi nhánh NHTM cổ phần), 01 chi nhánh NH chính sách xã hội,01 chi nhánh NH phát triển khu vực Bắc Cạn - Thái Nguyên,02 quỹ tín dụng nhân dân,01 tổ chức tài chính vi mô, 10 chi nhanh huyện, thành phố, thị xã trực thuộc NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên,73 phòng giao dịch trực thuộc các ngân hàng có trụ sở tại tỉnh Thái Nguyên, 05 quỹ tiết kiệm, 137 máy rút tiền tự động ATM và 306 máy POS được kết nối liên thông với nhau. Với hệ thống NH được cho là khá hùng hậu đã và đang tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân trong quá trình vay và cho vay, góp phần thúc đẩy sản xuất trên địa bàn. Chính vì thế việc cạnh tranh giữa các ngân hàng đã trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Đặc biệt, trong mảng thanh toán quốc tế, giữa năm 2013 ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt động, và giữa năm 2015 ngân hàng Shinhan Bank cũng mở chi nhánh tại Thái Nguyên. Đây là 2 ngân hàng có thế mạnh trong thanh toán quốc tế. Nếu không có những chính sách phát triển dịch vụ TTQT kịp thời, rất có thể Vietinbank Thái Nguyên sẽ bị mất thị phần vào các ngân hàng này.

3.4. Đánh giá chung về phát triển phương thức thanh toán TDCT tại Vietinbank Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 94 - 97)