Kinh nghiệm tại một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập của tỉnh bắc kạn (Trang 36)

6. Kết cấu luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm tại một số địa phương

1.2.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thái bình

Kinh nghiệm trong nước Giai đoạn 2010-2015, tỉnh Thái Bình đã thực hiện phân cấp tối đa nguồn thu, nhiệm vụ chi và mở rộng tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ổn định. Nhờ đó đã góp phần khuyến khích và tạo điều kiện cho các cấp chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý, khai thác nguồn thu, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo nhiệm vụ cho chi cho giáo dục được giao, từng bước đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên cho giáo dục tại chỗ, nâng cao tính chủ động trong quản lý điều hành ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục và chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền.

Công tác quản lý định mức chi: Để quản lý định mức chi thường xuyên, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho giáo dục cho từng cấp ngân sách theo từng tiêu chí, cụ thể như định mức phân bổ cho sự nghiệp giáo dục được tính theo số học sinh; định mức phân bổ cho sự nghiệp đào tạo tính theo số chỉ tiêu đào tạo được giao. Tuy nhiên định mức chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục chưa được điều chỉnh cho phù hợp với biến động của thị trường dẫn đến việc bổ sung ngoài dự toán chi thường xuyên vẫn còn xảy ra, hầu hết các sự nghiệp đều phải bổ sung mặc dù cuối năm vẫn phải chi chuyển nguồn sang năm sau (9%).

chuẩn bị lập dự toán chi NSNN nói chung và chi thường xuyên cho giáo dục từ NSNN lên 12 tháng, thực hiện dân chủ trong việc lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục, đúng quy trình lập dự toán phải đi từ cơ sở, xem xét đến việc xác định các chỉ tiêu trong dự toán theo nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế hoạch, phù hợp với điều kiện cụ thể hiện có của đơn vị nên dự toán rất sát với thực tế. Từ đó đánh giá được hiệu quả chi phí hoạt động của trường học, từng đơn vị giáo dục công lập.

Công tác quản lý chấp hành dự toán: Công tác quản lý và điều hành ngân sách của các đơn vị giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh bám sát dự toán giao, không có phát sinh lớn ngoài dự toán. UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các địa phương, các ngành chức năng tăng cường công tác giám sát kiểm tra, kịp thời uốn nắn và xử lý nghiêm túc những trường hợp chi sai, vượt chế độ, định mức của chế độ chi tiêu tài chính hiện hành. Đồng thời vẫn tiếp tục thực hiện tự chủ cho 100% các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo sự chủ động và gắn trách nhiệm rất cao đối với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc sắp xếp nội dung chi gắn với nhiệm vụ chuyên môn, do đó chi thường xuyên cho bộ máy đáp ứng kịp thời, sát với dự toán được giao. Tiếp tục thực hiện phân cấp ngân sách xuống các đơn vị trường học để các đơn vị chủ động quản lý và sử dụng ngân sách. Sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả.

Bằng việc mạnh dạn thực hiện phân cấp nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách địa phương tỉnh Thái Bình đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Kinh tế địa phương tăng trưởng, ổn định chính trị xã hội.

Tuy nhiên, công tác quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên cho giáo dục từ ngân sách nhà nước tỉnh TháiBình cũng vấp phải những khó khăn, hạn chế đó là về cán bộ quản lý ngân sách. Cán bộ kế toán tại các trường học

còn hạn chế về trình độ quản lý tài chính nên vẫn còn tình trạng hạch toán không đúng các khoản chi, thực hiện chi nhưng không có chứng từ hóa đơn đầy đủ…

Công tác quyết toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục được thực hiện một cách nghiêm túc đúng quy trình quản lý, tuy nhiên, việc thực hiện Quyết toán còn chưa được thường xuyên liên tục nên vẫn còn tình trạng chi sai, vượt chế độ, định mức ở một số đơn vị.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một trong những tỉnh đi đầu của cả nước về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Cụ thể:

Công tác lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục : Tỉnh Quảng Ninh thực hiện nâng cao chất lượng dự báo kinh tế - xã hội của địa phương, phục vụ tốt cho công tác lập và thảo luận dự toán nói chung và công tác lập và thảo luận dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục nói riêng nên dự toán đưa ra rất sát với thực tế, tiết kiệm và hiệu quả.

Công tác quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục: Nhờ hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kế toán và cán bộ quản lý chi thường xuyênNSNN cho giáo dục nên công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục của các đơn vị giáo dục đào tạo công lập được thực hiện tốt, không bổ sung nhiều nhiệm vụ trong năm. Thực hành tiết kiệm,chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng và thực hiện công khai tài chính, ngân sách nhà nước.

Công tác quyết toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục cũng được thực hiện một cách nghiêm túc đúng quytrình quản lý ngoài ra tỉnh cũng thực hiện có hiệu quả, khai thác được các chức năng của hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

vào quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục. Tăng cường thanh tra, giám sát từ khâu lậpdự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục.

Ngoài ra Tỉnh còn áp dụng các biện pháp quản lý khác như: Thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục hành chính nhằm tạo sự thông thoáng và đơn giản thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực chi thường xuyên NSNN cho giáo dục.

1.2.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai

Giai đoạn 2015-2018, tỉnh Lào Cai đã thực hiện phân cấp tối đa nguồn thu, nhiệm vụ chi và mở rộng tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ổn định 5 năm. Nhờ đó đã góp phần khuyến khích và tạo điều kiện

cho các cấp chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý, khai thác nguồn thu, tạo nguồn lực cho đầu tư pháp triển, đảm bảo nhiệm vụ chi được giao, từng bước đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, nâng cao tính chủ động trong quản lý điều hành ngân sách và chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền.

Trong quản lý chi thường xuyên đối với giáo dục UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước, định mức phân bổ theo số học sinh và được bố trí hợp lý theo thứ tự ưu tiên từng nhóm chi, thứ tự ưu tiên thứ nhất là con người, nghiệp vụ chuyên môn, mua sắm, sửa chữa và chi khác.

Tỉnh Lào Cai cũng đã tiến hành khoán biên chế và khoán chi hành chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Kết quả cho thấy các cơ sở giáo dục được giao khoán đã chủ động trong khai thác tối đa nguồn thu, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm có hiệu quả ngân sách nhà nước cấp và kinh phí được chi từ nguồn thu để lại, chi thường xuyên cho bộ máy đáp ứng kịp thời, sát với dự toán giao.

Thực hiện nghiêm túc việc công khai ngân sách, nhất là các quỹ đóng góp xây dựng trường, lớp học. Ủy ban nhân dân tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo

các ngành tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kịp thời uốn nắn và xử lý nghiêm túc những trường hợp chi sai, vượt chế độ, định mức của chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của nhà nước. Theo báo cáo của Kiểm toán nhà nước đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đến nay chưa có phát sinh sai phạm lớn trong quá trình sử dụng ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong công tác quản lý chi NSNN đối với giáo dục của tỉnh Lào Cai cũng vấp phải những khó khăn, hạn chế:

- NSNN đối với giáo dục hàng năm có tăng lên nhưng nhìn chung chưa tương ứng với quy mô phát triển giáo dục. Áp dụng các định mức chi tính trên đầu học sinh do Trung ương quy định một số trường sẽ không đủ kinh phí để chi trả lương cho giáo viên.

- Tỉnh chưa có cơ chế đồng bộ khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư cho lĩnh vực giáo dục.

- Dự toán chi tiết chi theo mục lục NSNN các đơn vị cơ sở lập không đáp ứng về mặt thời gian nên công tác thẩm tra, thông báo giao dự toán chi tiết theo mục lục NSNN của các các cơ quan tài chính các cấp còn chậm so với quy định, làm ảnh hưởng tới công tác chấp hành Ngân sách trong các đơn vị trực tiếp chi tiêu.

- Chất lượng báo cáo quyết toán chi NSNN đối với giáo dục do đơn vị lập chưa cao, xuất phát từ trình độ một số cán bộ làm công tác kế toán ở các cơ sở giáo dục còn nhiều hạn chế, nên báo cáo của một số trường còn phải điều chỉnh, sửa chữa, dẫn đến tình trạng một số trường còn chậm chễ về thời gian nộp báo cáo quyết toán.

- Hàng năm chưa thực hiện được việc đánh giá tình hình chi tiêu, hiệu quả chi tiêu của các nhóm mục chi vì vậy chưa tiến hành phân tích rút kinh nghiệm cho công tác quản lý có hiệu quả hơn

cho giáo dục đào tạo công lập cho tỉnh Bắc Kạn

Từ những kinh nghiệm quý báu của hai tỉnh Thái Bình và Quảng Ninh trong công tác quản lý chi thường xuyên về quản lý định mức chi thường xuyên cho giáo dục, quản lý công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán chi thường xuyên cho giáo dục từ NSNN, có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo công lập của tỉnh Bắc Kạn, như sau:

Thứ nhất là, để làm tốt công tác lập dự toán chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo công lập cần nâng cao chất lượng dự báo kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó giúp cho việc lập dự toán tại các trường học và các đơn vị giáo dục đào tạo công lập đưa ra sát với thực tế, tiết kiệm và hiệu quả.

Thứ hai là, để thực hiện tốt công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên cho giáo dục cần hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục. Bên cạnh đó cần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng và thực hiện công khai tài chính, ngân sách nhà nước

Thứ ba là, Công tác quyết toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục cần được thực hiện một cách nghiêm túc đúng quy trình quản lý ngoài ra cần thực hiện có hiệu quả, khai thác được các chức năng của hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS).Đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm chuyên dụng vàoquản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục. Tăng cường thanh tra, giám sát từ khâu lậpdự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục. Có cơ chế phối hợpvà phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cơ quan tham gia vào quá trình thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên NS, tránh sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ.

Ngoài ra thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục hành chính nhằm tạo sự thông thoáng và đơn giản thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực chi thường xuyên NSNN cho giáo dục.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Xuất phát mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ phải làm rõ và trả lời được các câu hỏi sau:

1- Thực trạng quản lý quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập tại tỉnh Bắc Kạn như thế nào? Những tồn tại hạn chế gặp phải.

2- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập tại tỉnh Bắc Kạn.

3- Những giải pháp nào hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tại tỉnh Bắc Kạn công lập trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu

2.2.1. Nguồn số liệu sử dụng và cách thức thu thập

2.2.1.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế tại tỉnh Bắc Kạn. Số liệu khảo sát thực tế từ nguồn dữ liệu thứ cấp.

Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài là quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo công lậptại tỉnh Bắc Kạn. được công bố chính thức ở các cấp, các ngành.

Tài liệu thu thập được gồm:

- Các tài liệu thống kê về liên quan đến công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập tại tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2015-2017 do Sở tài chính tỉnh Bắc Kạn cung cấp.

- Các tài liệu thống kê về tình hình dân số, lao động, kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn cung cấp.

- Các tài liệu thống kê có liên quan đến công tác quản lý, giám sát, thanh tra,kiểm toán Ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo công lập của tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2015-2017 do KBNN, Sở giáo dục đào tạo, Sở tài chính tỉnh và các ban ngành liên quan cung cấp.

- Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế. - Các công trình nghiên cứu, dự án thực hiện trên địa bàn. - Số liệu từ các trường học.

- Các tài liệu liên quan khác.

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo công lập tại tỉnh Bắc Kạn, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác nghiên cứu thực trạng đaṭ hiệu quả hơn.

2.2.1.2. Nguồn số liệu sơ cấp

Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ quá trình tính toán, nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập tại tỉnh Bắc Kạn, tác giả khảo sát ý kiến của các cán bộ quản lý công tác chi thường xuyên đang làm việc tại sở tài chính Bắc Kạn và các phòng tài chính các huyện của tỉnh; các doanh nghiệp và các giáo viên và học sinh đang học tập và làm việc trong hệ thống giáo dục công lập của tỉnh Bắc Kạn.

- Công thức chọn mẫu:

Tác giả áp dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:

n = N/(1+N*e2)

Trong đó:

N: Tổng thể mẫu

e: Sai số cho phép (trong trường hợp số lượng mẫu nhỏ, ta chọn e = 5%

- Quy mô mẫu:

* Nhóm đối tượng là nhà quản lý, tính đến 30/6/2018 có 183 cán bộ đang công tác tại sở tài chính tỉnh, các phòng tài chính, phòng giáo dục huyện có liên quan đến hoạt động quản lý chi thường xuyên giáo dục.Tác giá sẽ điều tra 126 cán bộ với nhóm đối tượng này. Số lượng này được tính toán như sau:

Áp dụng công thức chọn mẫu:

n = 183/(1+183*0,052) = 125,56

* Nhóm đối tượng là các doanh nghiệp: tổng có 125 doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến hoạt động chi thường xuyên cho giáo dục. Tác giả điều tra tất cả 125 doanh nghiệp.Tác giá sẽ điều tra 95 cán bộ với nhóm đối tượng này. Số lượng này được tính toán như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập của tỉnh bắc kạn (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)