Các giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập của tỉnh bắc kạn (Trang 119 - 121)

6. Kết cấu luận văn

4.2.7. Các giải pháp hỗ trợ khác

Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính công, hoàn thiện phương thức điều hành chính sách tài chính trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện hệ

thống pháp luật về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính và thực hiện hiện đại hóa tài chính công với trọng tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục hành chính nhằm tạo sự thông thoáng và đơn giản thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực chi thường xuyên NSNN;

Ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm chuyên dụng vào quảnlý chi thường xuyên NSNN. Thực hiện có hiệu quả, khai thác được các chức năng của hệ thống thông tin quản lý NS và Kho bạc (TABMIS).

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng và thực hiện công khai tài chính, ngân sách nhà nước.

Đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách bảo đảm đồng bộ với phân cấp quản lý giáo dục:

Thứ nhất: Thực hiện tốt vai trò chủ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc phối hợp với cơ quan tài chính thực hiện quản lý ngân sách sự nghiệp giáo dục đào tạo của toàn tỉnh một cách tập trung thống nhất, đồng bộ ở ba khâu: khâu lập, phân bổ dự toán; khâu quản lý, kiểm tra giám sát và khâu tổng hợp báo cáo theo nguyên tắc, phương án tập trung thống nhất từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở dự toán do cấp huyện lập và gửi về, giúp cho Sở Giáo dục và Đào tạo phát huy được vai trò chủ đạo của mình trong quản lý chi ngân sách sự nghiệp giáo dục của toàn tỉnh, tăng vai trò cũng như tính chủ động của các huyện, thị xã, thành phố trong việc phân bổ dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo của cấp mình. Củng cố lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính tại Sở Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về chất lượng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đội ngũ, ngân sách trường học.

Thứ hai: Đẩy mạnh phân cấp quản lý tài chính đối với giáo dục đi đôi với tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc quản lý toàn diện các hoạt động giáo dục trên địa bàn, tiếp tục phân cấp triệt để các trường mầm non, trường trung học phổ thông đóng trên địa bàn các huyện, thị xã, kể cả các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Bắc Kạn cho cấp huyện quản lý.

Thứ ba: Gắn kết chặt chẽ hơn nữa trách nhiệm quản lý ngân sách theo ngành với quản lý ngân sách theo địa bàn lãnh thổ.

Thứ tư: Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo để nhằm trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực sự cho các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tăng cường hơn nữa công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác chuyên môn được giao của đơn vị; nâng cao chất lượng xây dựng và hiệu quả thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị theo hướng công khai, minh bạch; phát huy hơn nữa vai trò kiểm tra giám sát của các tổ chức đoàn thể trong các nhà trường. Không tuyển dụng, hợp đồng giáo viên vượt quá khả năng tài chính của đơn vị dẫn đến nợ tiền lương của giáo viên gây bức xúc trong dư luận xã hội như trong thời gian vừa qua.

Điều chỉnh lại cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo: Để hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách thường xuyên cho giáo dục đào tạo ở Bắc Kạn trong thời gian tới, cần thực hiện tốt các nội dung như sau:

Thứ nhất: Cần phải nâng dần tỷ trọng chi cho đào tạo trong tổng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo để nhằm phát triển nhanh loại hình đào tạo này, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Thứ hai: Điều chỉnh lại cơ cấu chi ngân sách cho các ngành, cấp học trong khối giáo dục một cách hợp lý hơn, quan tâm hơn đến việc đầu tư ngân sách cho giáo dục mầm non, nâng dần tỷ trọng chi cho khối trung học cơ sở và trung học phổ thông trong khối giáo dục một cách hợp lý, trong đó cần phải đặc biệt quan tâm ưu tiên hơn nữa về ngân sách cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường bán trú, để nhằm duy trì và đảm bảo huy động được tối đa con em đồng bào dân tộc trong độ tuổi đến trường. Thực tế cho thấy đối với các tỉnh miền núi học sinh là con em người dân tộc thiểu số, học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn thường chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số học sinh của toàn tỉnh, đối với Bắc Kạn tỷ lệ này vào khoảng trên 40% cho nên việc duy trì được tỷ lệ học sinh ra lớp ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện của các tỉnh miền núi.

Thứ ba: Hoàn thiện cơ cấu các nhóm mục chi trong chi thường xuyên theo hướng bảo đảm tỷ lệ chi tối đa cho các hoạt động giảng dạy và học tập (ngoài chi lương). Tuy nhiên đối với một tỉnh miền núi nghèo, chi ngân sách chủ yếu dựa vào bổ sung từ ngân sách trung ương thì việc bảo đảm được tỷ lệ chi khác phù hợp trên thực tế là rất khó, cho nên giải pháp đưa ra đối với giáo dục của tỉnh là phải triệt để tiết kiệm chi tiêu hành chính như: chi hội nghị, chi tiếp khách, văn phòng phẩm, điện, nước, công tác phí… trong tổng số nguồn kinh phí được phân bổ, kiên quyết cắt giảm các khoản chi không cần thiết để tập trung nguồn lực cho các hoạt động chuyên môn, chi mua sắm trang thiết bị dạy và học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập của tỉnh bắc kạn (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)