Nguồn số liệu sử dụng và cách thức thu thập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập của tỉnh bắc kạn (Trang 42 - 46)

6. Kết cấu luận văn

2.2.1. Nguồn số liệu sử dụng và cách thức thu thập

2.2.1.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế tại tỉnh Bắc Kạn. Số liệu khảo sát thực tế từ nguồn dữ liệu thứ cấp.

Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài là quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo công lậptại tỉnh Bắc Kạn. được công bố chính thức ở các cấp, các ngành.

Tài liệu thu thập được gồm:

- Các tài liệu thống kê về liên quan đến công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập tại tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2015-2017 do Sở tài chính tỉnh Bắc Kạn cung cấp.

- Các tài liệu thống kê về tình hình dân số, lao động, kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn cung cấp.

- Các tài liệu thống kê có liên quan đến công tác quản lý, giám sát, thanh tra,kiểm toán Ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo công lập của tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2015-2017 do KBNN, Sở giáo dục đào tạo, Sở tài chính tỉnh và các ban ngành liên quan cung cấp.

- Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế. - Các công trình nghiên cứu, dự án thực hiện trên địa bàn. - Số liệu từ các trường học.

- Các tài liệu liên quan khác.

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo công lập tại tỉnh Bắc Kạn, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác nghiên cứu thực trạng đaṭ hiệu quả hơn.

2.2.1.2. Nguồn số liệu sơ cấp

Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ quá trình tính toán, nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập tại tỉnh Bắc Kạn, tác giả khảo sát ý kiến của các cán bộ quản lý công tác chi thường xuyên đang làm việc tại sở tài chính Bắc Kạn và các phòng tài chính các huyện của tỉnh; các doanh nghiệp và các giáo viên và học sinh đang học tập và làm việc trong hệ thống giáo dục công lập của tỉnh Bắc Kạn.

- Công thức chọn mẫu:

Tác giả áp dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:

n = N/(1+N*e2)

Trong đó:

N: Tổng thể mẫu

e: Sai số cho phép (trong trường hợp số lượng mẫu nhỏ, ta chọn e = 5%

- Quy mô mẫu:

* Nhóm đối tượng là nhà quản lý, tính đến 30/6/2018 có 183 cán bộ đang công tác tại sở tài chính tỉnh, các phòng tài chính, phòng giáo dục huyện có liên quan đến hoạt động quản lý chi thường xuyên giáo dục.Tác giá sẽ điều tra 126 cán bộ với nhóm đối tượng này. Số lượng này được tính toán như sau:

Áp dụng công thức chọn mẫu:

n = 183/(1+183*0,052) = 125,56

* Nhóm đối tượng là các doanh nghiệp: tổng có 125 doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến hoạt động chi thường xuyên cho giáo dục. Tác giả điều tra tất cả 125 doanh nghiệp.Tác giá sẽ điều tra 95 cán bộ với nhóm đối tượng này. Số lượng này được tính toán như sau:

Áp dụng công thức chọn mẫu:

n = 125/(1+125*0,052) = 95,23

* Nhóm đối tượng là các giáo viên đang công tác tại các trường tại các trường công lập của tỉnh.: Tính đến ngày 30/06/2018, có 2.053 giáo viên đang công tác tại các trường công lập của tỉnh. Tác giá sẽ điều tra 335 cán bộ với nhóm đối tượng này. Số lượng này được tính toán như sau:

Áp dụng công thức chọn mẫu:

n = 2.053/(1+2.053*0,052) = 334,7

+ Phương pháp điều tra: Tác giả dùng một hệ thống các câu hỏi theo những nội dung xác định nhằm thu thập thông tin khách quan liên quan đến các tiêu chí tổng hợp của bảng hỏi (phương pháp điều tra bằng An - két) người được hỏi sẽ trả lời bằng cách viết trong một thời gian nhất định. Phương pháp này cho phép điều tra, thăm dò ý kiến đồng loạt nhiều người nên tác giả đã sử dụng phương pháp này.

+ Nội dung phiếu điều tra:

Bảng câu hỏi điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:

Phần I: Thông tin cá nhân (đơn vị) của người (đơn vị) tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, trình độ đào tạo, chức vụ, thời gian công tác.

Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được lựa chọn từ phần vấn đề cần giải quyết, xoay quanh vấn đề: thực trạng hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập tại tỉnh Bắc Kạn.

Việc chuẩn bị phiếu điều tra và nội dung của phiếu điều tra dựa vào mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu của việc điều tra.

+ Tổ chức điều tra:

Mỗi đối tượng trong mẫu được chọn điều tra tác giả phát 1 phiếu điều tra. Phương pháp điều tra được thực hiện đan xen, kết hợp giữa phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu gửi lại rồi thu phiếu sau.

+ Thang đo của bảng hỏi:: Để đánh giá hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập tại tỉnh Bắc Kạn, luận văn sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ cho các câu hỏi. Điểm trung bình của mỗi tiêu chí sẽ được dùng để đánh giá quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập tại tỉnh Bắc Kạn.của các đối tượng được khảo sát.

- Giá trị bình quân của thang đo Likert cho từng câu hỏi: Xi = (∑ Xi*fi)/ (∑fi)

Trong đó:

Xi: là biến quan sát theo thang đo Likert Fi: Số người trả lời cho giá trị Xi

-Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối của thang đo khoảng: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5 -1)/ 5= 0,8 Từ đó ta có: Giá trị trung bình và ý nghĩa của thang đo Likert:

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Rất không đồng ý/Kém/Ảnh hưởng rất ít 2 1,81 đến 2,6 Không đồngý/ Trung bình/ Ảnh hưởng ít 3 2,61 đến 3,4 Bình thường/Khá/ Ảnh hưởng trung bình 4 3,41 đến 4,2 Đồngý/Tốt/ Ảnh hưởng mạnh

5 4,21 đến 5,0 Hoàn toàn đồngý/Rất tốt/ Ảnh hưởng rất mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập của tỉnh bắc kạn (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)