Phương pháp tổng hợp số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập của tỉnh bắc kạn (Trang 46)

6. Kết cấu luận văn

2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Có rất nhiều kỹ thuật thống kê mô tả hay được sử dụng, có thể phân loại các kỹ thuật như sau: biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc so sánh dữ liệu; biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu. Trong đề tài nghiên cứu này, phương pháp thống kê được thực hiện thông qua việc sử dụng các số liệu thu thập (số trung bình, số tương đối, tốc độ phát triển bình quân...) để phân tích đánh giá kết quả thực hiện quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập tại tỉnh Bắc Kạn.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm, theo giai đoạn, theo mức độ hoàn thành. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu về việc quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập tại tỉnh Bắc Kạn.

Phân tích tổng hợp là chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó. Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhằm phân chia các nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập thành các vấn đề nhỏ, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy bằng cách tổng hợp và đúc kết lại.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Hệ thống các chỉ tiêu thuộc địa bàn nghiên cứu

- GRDP bình quân đầu người là Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh chi cho tổng dân số. Chỉ tiêu này thể hiện mức độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Tổng thu ngân sách địa phương thể hiện tổng nguồn lực tài chính được huy động vào quỹ NSNN địa phương.

Chỉ tiêu này được tính bằng tổng thu từ tất cả các nguồn thuế, phí, lệ phí, thu từ hoạt động kinh tế, thu từ đóng góp của các tổ chức, cá nhân…

- Số lớp học, học sinh, giáo viên thuộc từng cấp học: thể hiện quy mô giáo dục đào tạo của địa phương.

- Số lớp học phân theo hình thức đào tạo: thể hiện định hướng phát triển hệ thống giáo dục đào tạo của địa phương.

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý chi

- Tổng chi thường xuyên ngân sách địa phương cho giáo dục: Là những con số thể hiện mức độ chi đầu tư NSNN cho chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Tổng chi TX cho giáo dục = Chi cho con người + chi chuyên môn + chi mua sắm SC + Chi khác

Là chỉ tiêu phản ánh tầm quan trọng của chi thường xuyên cho giáo dục trên tổng chi NSNN của tỉnh.

Tỷ trọng chi thường xuyên cho giáo dục =

Tổng chi thường xuyên cho giáo dục Tổng chi NSNN của tỉnh.

- Tỷ trọng chi thường xuyên NSNN cho giáo dục từng cấp trên tổng chi thường xuyên NSNN cho giáo dục: phản ánh mức độ chi đầu tư thường xuyên NSNN cho giáo dục từng cấp.

Tỷ trọng chi thường xuyên NSNN cho giáo dục từng cấp =

Chi thường xuyên cho giáo dục cho từng cấp Tổng chi thường xuyên NSNN cho giáo dục - Tỷ trọng chi thường xuyên NSNN theo nội dung kinh tế trên tổng chi thường xuyên NSNN cho giáo dục: phản ánh mức độ chi đầu tư thường xuyên NSNN cho giáo dục từng nội dung kinh tế.

Tỷ trọng chi thường xuyên NSNN cho giáo dục theo

nội dung kinh tế

=

Chi thường xuyên cho giáo dục theo từng nội dung kinh tế

Tổng chi thường xuyên NSNN cho giáo dục - Tỷ trọng thực hiện chi trên dự toán chi: phản ánh kết quả thực hiện dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục.

Tỷ trọng thực hiện chi trên dự toán chi =

Tổng chi thực tế Dự toán chi

- Số chứng từ chi sai, số chứng từ bị thu hồi: thể hiện kết quả của việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đồng thời cũng cho thấy mức độ sai phạm trong quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CÔNG LẬP

TẠI TỈNH BẮC KẠN

3.1. Khái quát về tỉnh Bắc Kạn và các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập tại tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn

3.1.1. Khái quát về tỉnh Bắc Kạn

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lí

Bắc Kạn nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam; có địa giới tiếp giáp với 4 tỉnh trong khu vực, cụ thể:

Phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; Phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn;

Phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; Phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Thành phố Bắc Kạn là trung tâm chính trị - kinh tế của tỉnh, cách Thủ đô Hà Nội 170km theo đường Quốc lộ 3. Khoảng cách từ tỉnh Bắc Kạn đến cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh - tỉnh Lạng Sơn khoảng 200km; từ Bắc Kạn đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) và cảng Hải Phòng chỉ trên 200km. Do đó việc giao thông, trao đổi hàng hóa từ Bắc Kạn đến các tỉnh lân cận là khá thuận tiện. Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) hiện đã được cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt, tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới chuẩn bị đưa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và thông thương hàng hóa.

* Đặc điểm địa hình

Địa hình Bắc Kạn bị chi phối bởi những dãy núi cánh cung lồi về phía Đông, bao gồm những “nếp lồi” và “nếp lõm” xen kẽ nhau.

Bắc Kạn có địa hình núi cao, cao hơn các tỉnh xung quanh và bị chi phối bởi các mạch núi cánh cung kéo dài từ Bắc đến Nam ở hai phía Tây và Đông của tỉnh.

Trong đó, cánh cung Ngân Sơn nối liền 1 dải chạy suốt từ Nặm Quét (Cao Bằng) dịch theo phía Đông tỉnh Bắc Kạn đến Lang Hít (phía Bắc tỉnh Thái Nguyên) uốn thành hình cánh cung rõ rệt. Đây là cánh cung đóng vai trò quan trọng trong địa hình của tỉnh, đồng thời là ranh giới khí hậu quan trọng. Dãy núi này có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Cốc Xô cao 1.131m, đỉnh Phia Khau cao 1.061m…

Cánh cung sông Gâm kéo dài dọc theo phía Tây của tỉnh. Cấu tạo chủ yếu là đá phiến thạch anh, đá vôi, có lớp dài là đá kết tinh rất cổ. Khu vực này có nhiều đỉnh núi cao thấp khác nhau, trong đó có đỉnh Phja Boóc cao 1.502m và nhiều đỉnh cao trên 1.000m

Xen giữa hai cánh cung là nếp lõm thuộc hệ thống thung lũng các con sông.

* Khí hậu

Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á. Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt.

Mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 - 25% tổng lượng mưa trong năm.

Do nằm giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên Bắc Kạn chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, đồng thời hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa hạ

* Sông ngòi

Mạng lưới sông ngòi Bắc Kạn tương đối phong phú nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thủy chế thất thường. Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn của vùng Đông Bắc là sông Lô, sông Gâm, sông Kỳ Cùng, sông Bằng, sông Cầu. Sông ngòi có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương.

Ngoài hệ thống sông ngòi, Bắc Kạn còn nổi tiếng với hồ Ba Bể. Đây là một trong những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất nước ta, được hình thành từ một

vùng đá vôi bị sụt xuống do nước chảy ngầm đã đục rỗng lòng khối núi. Diện tích mặt hồ khoảng 500ha, là nơi hợp lưu của ba con sông Ta Han, Nam Cương và Cho Leng. Hồ có ba nhánh thông nhau nên gọi là Ba Bể. Hồ Ba Bể đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia (năm 1996); xếp hạng là di tích danh thắng Quốc gia đặc biệt (năm 2012).

3.1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội những năm vừa qua

Bảng 3.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội tại tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ PTBQ (%) GRDP bình quân đầu người Triệu đồng/người 23,9 24,9 26,3 4,90 Tổng thu NSNN Triệu đồng 509.080 534.786 583.224 7,05 - Thu nội địa Triệu đồng 508.732 532.863 581.180 6,91 - Thu từ nước

ngoài Triệu đồng 1.348 1.923 2.044 24,47

(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng - an ninh các năm 2015 – 2017)

Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2017 và nhiệm vụ và giải pháp năm 2018 (cập nhật đến ngày 02/01/2018) của tỉnh Bắc Kạn, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 của tỉnh Bắc Kạn ước đạt 5,63% (Khu vực nông, lâm nghiệp tăng 2,52%; khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 3,59%; khu vực dịch vụ tăng 7,5%).

GRDP bình quân đầu người năm 2017 ước đạt 26,3 triệu đồng, tăng 1,4 triệu đồng so với năm 2016. Tổng tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 583.224 triệu đồng, trong đó thu nội địa 581.180 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch Bộ Tài chính giao, đạt 97,7% kế hoạch của tỉnh giao; Thu xuất nhập khẩu 2.044 triệu đồng, bằng 40,88 kế hoạch Bộ Tài chính giao.

Cụ thể: về chỉ tiêu sản xuất nông lâm nghiệp, tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2017 đạt 176.631 tấn, đạt 101% kế hoạch, bằng 96% so với cùng

kỳ 2016. Sản lượng các cây trồng cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra, tăng so với cùng kỳ năm 2016, nhất là các cây trồng có giá trị kinh tế cao, như: thuốc lá đạt 106,5% kế hoạch (tăng 20%); dong riềng đạt 112% kế hoạch (tăng 60%); khoai môn đạt 127% kế hoạch (tăng 16%); gừng đạt 134% kế hoạch (tăng 80%); cam quýt đạt 125% kế hoạch (tăng 27%); hồng không hạt đạt 102,8% kế hoạch (tăng 54%) so với cùng kỳ năm 2016. Cùng với đó, tổng diện tích rừng đã trồng đạt 7.228,87ha (đạt 113% kế hoạch), tăng gần 3% so với cùng kỳ năm 2016.

Về chỉ tiêu công nghiệp – xây dựng cơ bản, dù trong năm 2017 còn nhiều khó khăn, nhưng công nghiệp tăng trưởng mạnh trong quý IV/2017. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 1.015 tỷ đồng (tương đương tăng trưởng đạt khoảng 8,9% tại khu vực công nghiệp) đạt 96,2% so với kế hoạch và tăng 19% so với cùng kỳ năm 2016. Trong năm 2017, toàn tỉnh Bắc Kạn có thêm 65 doanh nghiệp thành lập mới và 750 doanh nghiệp đang hoạt động.

Cùng với đó, hoạt động thương mại, dịch vụ tại Tỉnh được duy trì và ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2017 ước đạt 4.555,169 tỷ đồng, đạt 94,12% kế hoạch, tăng 1,67% so cùng kỳ năm 2016. Tổng lượt khách du lịch đến Bắc Kạn đạt 450.100 lượt khách, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng doanh thu ước được 315 tỷ đồng.

Cũng trong năm 2017, hoạt động thu hút đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư đã được chính quyền Tỉnh đặc biệt quan tâm. Trong năm 2017 UBND tỉnh Bắc Kạn đã quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 20 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 1.167 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2016. Hiện tại, Tỉnh đang thẩm định, hoàn thiện hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư cho 04 dự án. Ngoài ra, Tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Kạn năm 2017. Tại Hội nghị đã trao quyết định chủ trương đầu tư và ký cam kết đầu tư cho các dự án với tổng mức đầu tư trên 8.000 tỷ đồng.

3.1.2. Khái quát về các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập tại tỉnh Bắc Kạn

Bảng 3.2. Quy mô đào tạo trong hệ thống giáo dục tại tỉnh Bắc Kạn

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ PTBQ (%)

Số lớp học Số học sinh Số giáo viên Số lớp học Số học sinh Số giáo viên Số lớp học Số học sinh Số giáo viên Số lớp học Số học sinh Số giáo viên

Quy mô đào

tạo 718 32.375 2.026 736 33.004 2.032 741 33.095 2.053 1,59 1,11 0,66 Phổ thông trung học 150 6904 503 149 6897 512 156 7.201 528 2,02 2,15 2,46 Trung học cơ sở 176 8038 698 184 8.214 695 182 8.197 697 1,73 0,99 - 0,07 Tiểu học 204 9162 702 211 9.262 698 213 9.167 700 2,19 0,03 -0,14 Mầm non 188 8.271 123 192 8.631 127 190 8.530 128 0,54 1,59 2,02

Theo số liệu do Sở giáo cụ và đào tạo tỉnh Bắc Kạn cung cấp cho thấy quy mô đào tạo trong hệ thống giáo dục công lập không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2015, tổng số lớp học thuộc các cấp của tỉnh là 718 lớp, trong đó có 150 lớp thuộc khối trung học phổ thông, 176 lớp thuộc khối trung học cơ sở, 204 lớp thuộc khối tiểu học và 188 lớp thuộc khối mầm non. Tương ứng với đó là 32. 375 học sinh và 2.016 giáo viên các cấp.

Năm 2017, tổng số lớp học tăng lên 741 lớp với 156 lớp thuộc khối phổ thông với 7.201 học sinh, 528 giáo viên. Khối trung học cơ sở có 182 lớp với 8.197 học sinh và 397 giáo viên. Khối tiểu học có 213 lớp với hơn 9.000 học sinh và 700 giáo viên. Khối mầm non có 190 lớp với 8.530 học sinh và 128 giáo viên.

* Kết quả triển khai nhiệm vụ

Là nền tảng quan trọng của sự nghiệp giáo dục, những năm qua, bậc học mầm non toàn tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, đảm bảo an toàn mọi mặt cho trẻ. Từ chỗ chỉ có 2 trường triển khai thí điểm chương trình giáo dục mầm non (năm học 2008 - 2009), đến nay 100% các trường mầm non đã triển khai đại trà chương trình giáo dục mầm non. Bắc Kạn được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá là một trong mười bốn tỉnh dẫn đầu về tiến độ triển khai đại trà chương trình Giáo dục mầm non trên toàn quốc. Nhờ đó, kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ được nâng cao qua từng năm. Trẻ 3 đến 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Tỷ lệ trẻ đạt chuẩn phát triển trên 93%. Tỷ lệ trẻ đến trường được ăn bán trú là trên 80%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 4,78%, thể thấp còi là 6,85%. Tính đến tháng 1/2017, số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I là 27 trường đạt, tỷ lệ 20,35%.

Chất lượng hai mặt giáo dục được nâng cao qua từng năm. Năm học 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập của tỉnh bắc kạn (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)