6. Kết cấu luận văn
3.1.1. Khái quát về tỉnh Bắc Kạn
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lí
Bắc Kạn nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam; có địa giới tiếp giáp với 4 tỉnh trong khu vực, cụ thể:
Phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; Phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn;
Phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; Phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Thành phố Bắc Kạn là trung tâm chính trị - kinh tế của tỉnh, cách Thủ đô Hà Nội 170km theo đường Quốc lộ 3. Khoảng cách từ tỉnh Bắc Kạn đến cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh - tỉnh Lạng Sơn khoảng 200km; từ Bắc Kạn đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) và cảng Hải Phòng chỉ trên 200km. Do đó việc giao thông, trao đổi hàng hóa từ Bắc Kạn đến các tỉnh lân cận là khá thuận tiện. Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) hiện đã được cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt, tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới chuẩn bị đưa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và thông thương hàng hóa.
* Đặc điểm địa hình
Địa hình Bắc Kạn bị chi phối bởi những dãy núi cánh cung lồi về phía Đông, bao gồm những “nếp lồi” và “nếp lõm” xen kẽ nhau.
Bắc Kạn có địa hình núi cao, cao hơn các tỉnh xung quanh và bị chi phối bởi các mạch núi cánh cung kéo dài từ Bắc đến Nam ở hai phía Tây và Đông của tỉnh.
Trong đó, cánh cung Ngân Sơn nối liền 1 dải chạy suốt từ Nặm Quét (Cao Bằng) dịch theo phía Đông tỉnh Bắc Kạn đến Lang Hít (phía Bắc tỉnh Thái Nguyên) uốn thành hình cánh cung rõ rệt. Đây là cánh cung đóng vai trò quan trọng trong địa hình của tỉnh, đồng thời là ranh giới khí hậu quan trọng. Dãy núi này có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Cốc Xô cao 1.131m, đỉnh Phia Khau cao 1.061m…
Cánh cung sông Gâm kéo dài dọc theo phía Tây của tỉnh. Cấu tạo chủ yếu là đá phiến thạch anh, đá vôi, có lớp dài là đá kết tinh rất cổ. Khu vực này có nhiều đỉnh núi cao thấp khác nhau, trong đó có đỉnh Phja Boóc cao 1.502m và nhiều đỉnh cao trên 1.000m
Xen giữa hai cánh cung là nếp lõm thuộc hệ thống thung lũng các con sông.
* Khí hậu
Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á. Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt.
Mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 - 25% tổng lượng mưa trong năm.
Do nằm giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên Bắc Kạn chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, đồng thời hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa hạ
* Sông ngòi
Mạng lưới sông ngòi Bắc Kạn tương đối phong phú nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thủy chế thất thường. Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn của vùng Đông Bắc là sông Lô, sông Gâm, sông Kỳ Cùng, sông Bằng, sông Cầu. Sông ngòi có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương.
Ngoài hệ thống sông ngòi, Bắc Kạn còn nổi tiếng với hồ Ba Bể. Đây là một trong những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất nước ta, được hình thành từ một
vùng đá vôi bị sụt xuống do nước chảy ngầm đã đục rỗng lòng khối núi. Diện tích mặt hồ khoảng 500ha, là nơi hợp lưu của ba con sông Ta Han, Nam Cương và Cho Leng. Hồ có ba nhánh thông nhau nên gọi là Ba Bể. Hồ Ba Bể đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia (năm 1996); xếp hạng là di tích danh thắng Quốc gia đặc biệt (năm 2012).
3.1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội những năm vừa qua
Bảng 3.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội tại tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2015 - 2017
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ PTBQ (%) GRDP bình quân đầu người Triệu đồng/người 23,9 24,9 26,3 4,90 Tổng thu NSNN Triệu đồng 509.080 534.786 583.224 7,05 - Thu nội địa Triệu đồng 508.732 532.863 581.180 6,91 - Thu từ nước
ngoài Triệu đồng 1.348 1.923 2.044 24,47
(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng - an ninh các năm 2015 – 2017)
Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2017 và nhiệm vụ và giải pháp năm 2018 (cập nhật đến ngày 02/01/2018) của tỉnh Bắc Kạn, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 của tỉnh Bắc Kạn ước đạt 5,63% (Khu vực nông, lâm nghiệp tăng 2,52%; khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 3,59%; khu vực dịch vụ tăng 7,5%).
GRDP bình quân đầu người năm 2017 ước đạt 26,3 triệu đồng, tăng 1,4 triệu đồng so với năm 2016. Tổng tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 583.224 triệu đồng, trong đó thu nội địa 581.180 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch Bộ Tài chính giao, đạt 97,7% kế hoạch của tỉnh giao; Thu xuất nhập khẩu 2.044 triệu đồng, bằng 40,88 kế hoạch Bộ Tài chính giao.
Cụ thể: về chỉ tiêu sản xuất nông lâm nghiệp, tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2017 đạt 176.631 tấn, đạt 101% kế hoạch, bằng 96% so với cùng
kỳ 2016. Sản lượng các cây trồng cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra, tăng so với cùng kỳ năm 2016, nhất là các cây trồng có giá trị kinh tế cao, như: thuốc lá đạt 106,5% kế hoạch (tăng 20%); dong riềng đạt 112% kế hoạch (tăng 60%); khoai môn đạt 127% kế hoạch (tăng 16%); gừng đạt 134% kế hoạch (tăng 80%); cam quýt đạt 125% kế hoạch (tăng 27%); hồng không hạt đạt 102,8% kế hoạch (tăng 54%) so với cùng kỳ năm 2016. Cùng với đó, tổng diện tích rừng đã trồng đạt 7.228,87ha (đạt 113% kế hoạch), tăng gần 3% so với cùng kỳ năm 2016.
Về chỉ tiêu công nghiệp – xây dựng cơ bản, dù trong năm 2017 còn nhiều khó khăn, nhưng công nghiệp tăng trưởng mạnh trong quý IV/2017. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 1.015 tỷ đồng (tương đương tăng trưởng đạt khoảng 8,9% tại khu vực công nghiệp) đạt 96,2% so với kế hoạch và tăng 19% so với cùng kỳ năm 2016. Trong năm 2017, toàn tỉnh Bắc Kạn có thêm 65 doanh nghiệp thành lập mới và 750 doanh nghiệp đang hoạt động.
Cùng với đó, hoạt động thương mại, dịch vụ tại Tỉnh được duy trì và ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2017 ước đạt 4.555,169 tỷ đồng, đạt 94,12% kế hoạch, tăng 1,67% so cùng kỳ năm 2016. Tổng lượt khách du lịch đến Bắc Kạn đạt 450.100 lượt khách, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng doanh thu ước được 315 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2017, hoạt động thu hút đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư đã được chính quyền Tỉnh đặc biệt quan tâm. Trong năm 2017 UBND tỉnh Bắc Kạn đã quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 20 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 1.167 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2016. Hiện tại, Tỉnh đang thẩm định, hoàn thiện hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư cho 04 dự án. Ngoài ra, Tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Kạn năm 2017. Tại Hội nghị đã trao quyết định chủ trương đầu tư và ký cam kết đầu tư cho các dự án với tổng mức đầu tư trên 8.000 tỷ đồng.