6. Kết cấu luận văn
3.1.3. Phân cấp chi thường xuyênNSNN cho giáo dục đào tạo công lậptạ
tỉnh Bắc Kạn
Từ năm 2006 trở lại nay, để phù hợp với phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo, phân cấp nhiệm vụ về quản lý NSNN đối với sự nghiệp giáo dục của tỉnh Bắc Kạn được thực hiện như sau:
Sơ đồ 3.1: Mô hình quản lý ngân sách giáo dục tỉnh Bắc Kạn
(Nguồn: Sở Tài chính Bắc Kạn )
- Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn thống nhất quản lý ngân sách sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong phạm vi toàn tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ Quản lý nhà nước đối với các loại hình trường, lớp được giao trên địa bàn tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp cụ thể, dự toán ngân sách hàng năm và các chế độ chính sách theo thẩm quyền để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo địa phương; quyết định giao dự toán và ban hành các quy định về tổ chức triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước đối với giáo dục, đào tạo. Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng ngân sách giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, tham UBND tỉnh
Sở tài chính Sở giáo dục và đào tạo
Khối trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, THPT trên địa bàn thành phố Bắc Kạn Phòng Tài chính kế hoạch Trường THPT, TT giáo dục thường xuyên, trường phổ thông dân tộc
nội trú
UBND cấp huyện
Phòng giáo dục và đào tạo
Trường mầm non, tiểu học, THCS
mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về NSNN. Trong lĩnh vực quản lý chi ngân sách sự nghiệp giáo dục đào tạo, Sở Tài chính có nhiệm vụ hướng dẫn các đơn vị thuộc cấp tỉnh và cơ quan tài chính cấp dưới xây dựng dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo hàng năm theo quy định; thực hiện kiểm tra, thẩm tra dự toán, quyết toán ngân sách chi sự nghiệp giáo dục đào tạo của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và dự toán ngân sách của cấp dưới, tổng hợp vào dự toán, quyết toán chi ngân sách địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, phê chuẩn. Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng ngân sách sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách.
- Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh. Sở Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cụ thể hóa các tiêu chuẩn, định mức kinh phí giáo dục địa phương; hướng dẫn xây dựng và lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; quyết định giao dự toán chi ngân sách giáo dục đối với các cơ sở giáo dục đào tạo trực thuộc Sở sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; xác định, cân đối NSNN chi cho giáo dục hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra việc sử dụng NSNN và các nguồn thu hợp pháp khác của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp là đơn vị dự toán cấp I đối với các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, một số trường THPT đóng trên địa bàn thành phố Bắc Kạn.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý ngân sách sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
dân cấp huyện, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý tài chính NSNN trên địa bàn. Phòng Tài chính Kế hoạch có nhiệm vụ hướng dẫn các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc huyện quản lý xây dựng dự toán ngân sách sự nghiệp giáo dục và đào tạo hàng năm, tổng hợp vào dự toán ngân sách huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, trình Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng, kế toán quyết toán kinh phí NSNN đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc cấp huyện quản lý. Phòng Tài chính Kế hoạch trực tiếp quản lý ngân sách của các trung tâm giáo dục thường xuyên và các trường trung học phổ thông (trừ các trường trung học phổ thông đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn), phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý ngân sách của các trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Phòng Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ hướng dẫn các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc huyện quản lý xây dựng, lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm; tổng hợp ngân sách giáo dục hàng năm để cơ quan tài chính cùng cấp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; quyết định giao dự toán cho các cơ sở giáo dục khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng NSNN và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Phòng Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý ngân sách và là đơn vị dự toán cấp I của các trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở thuộc huyện quản lý.
- Các cơ sở giáo dục và đào tạo: là đơn vị trực tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí NSNN được giao, có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm và hiệu quả. Từ năm 2006, thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 24/5/2006 của Chính phủ
và từ ngày 06 tháng 4 năm 2015, thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/ 02/ 2015của Chính phủ, tỉnh Bắc Kạn đã có chủ trương và thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính một cách toàn diện, triệt để đối với tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn toàn tỉnh.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, thống nhất vượt qua mọi khó khăn thách thức, bảo đảm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn, từng bước đưa Bắc Kạn vươn lên trở thành một tỉnh phát triển trong khu vực miền núi bắc bộ. Để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong điều kiện của một tỉnh miền núi nghèo và thiếu thốn về mọi mặt, trong những năm qua Tỉnh Bắc Kạn đã tập trung phát triển rộng khắp hệ thống mạng lưới trường lớp trong toàn tỉnh; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, quan tâm phát triển giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, coi trọng chất lượng giáo dục mũi nhọn ở các trường chuyên, trường năng khiếu, đẩy mạnh phát triển giáo dục ngoài công lập; tích cực chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đẩy mạnh phân cấp quản lý giáo dục; đổi mới cơ chế tài chính đi đôi với tăng cường đầu tư cho giáo dục từng bước cải thiện cơsở vật chất, trang thiết bị dạy học trong các nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, bảo đảm đầy đủ, kịp thời mọi chế độ chính sách đối với giáo viên học sinh; thường xuyên quan tâm đổi mới sắp xếp lại hệ thống trường lớp, thực hiện tốt chính sách thu hút nhân tài, bảo đảm nâng cao chất lượng giáo dục về mọi mặt, nhờ vậy đến nay giáo dục đào tạo Bắc Kạn đã có bước phát triển quan trọng và đã đạt được nhiều kết quả đáng kể và khá toàn diện, ngang bằng với các tỉnh trong khu vực.
3.2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập tại tỉnh Bắc Kạn