6. Kết cấu luận văn
4.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính và Bộ giáo dục và đào tạo
Kiến nghị với Bộ Tài chính: Về khuôn khổ pháp lý, trung ương cần bổ sung sửa đổi các quy định trong quản lý tài chính, ngân sách từ Luật NSNN đến các văn bản dưới luật đảm bảo phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của địa phương, các đơn vị sử dụng ngân sách trong quản lý tài chính, ngân sách.
Trong đó cần thiết phải quy định rõ và đơn giản hơn quy trình lập dự toán ngân sách, cải tiến quy trình chi ngân sách; quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan Kho bạc nhà nước trong lĩnh vực NSNN, bổ sung các quy định trách nhiệm của cơ quan phê chuẩn, cơ quan thẩm định quyết toán đồng thời quy định rõ về phân công, phân cấp cho địa phương trong việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và ngân sách cấp dưới. Về phía địa phương cũng cần phải rà soát lại tình hình thực hiện các chính sách tài chính đối với giáo dục và đào tạo trên địa bàn, trên cơ sở đó đề nghị trung ương sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách, chế độ chi tiêu ngân sách cho giáo dục và đào tạo cho phù hợp với thực tế, kiến nghị loại bỏ bớt các chính sách trùng lặp. Việc ban hành các chính sách của địa phương cũng cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở khả năng đáp ứng của ngân sách, tập trung nguồn lực để thực hiện các chính sách hiện hành của trung ương không nhất thiết phải ban hành thêm các chính sách để phủ kín hết các đối tượng mà chính sách của trung ương chưa với tới được.
Kiến nghị với Bộ Giáo dục và đào tạo: Về công tác kế hoạch, quy hoạch phát triển giáo dục. Nâng cao hiệu quả chất lượng công tác quản lý ngân sách giáo dục phải gắn liền với thực hiện tốt quản lý giáo dục theo quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và quy hoạch phát triển nhân lực của từng ngành, địa phương trong từng giai đoạn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh. Đây là khâu quan trọng để bảo đảm phát triển giáo dục một cách toàn diện, lâu dài và bền vững. Kinh nghiệm cho thấy trong suốt cả một thời kỳ dài trước đây do phát triển giáo dục chưa mang tính chiến lược lâu dài, nên chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của địa phương, quản lý giáo dục nói chung và quản lý tài chính đối với giáo dục nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, còn mang tính bao cấp, ôm đồm, sự vụ và chồng chéo, phân tán, mạng lưới trường lớp phân bố thiếu tính quy hoạch, không đồng
bộ, bất cập giữa các vùng, cơ sở vật chất nhiều nơi được đầu tư khá khang trang nhưng không sát với nhu cầu sử dụng thực tế, dẫn tới đầu tư thiếu hiệu quả, lãng phí, trong khi đó nhiều vùng cơ sở vật chất, điều kiện học tập của học sinh còn rất tạm bợ, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục toàn diện.