Kiến nghị với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các sở ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập của tỉnh bắc kạn (Trang 123 - 124)

6. Kết cấu luận văn

4.3.2. Kiến nghị với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các sở ban

Cần tiếp tục có sự quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, nhất là chính quyền các huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý chi ngân sách cho giáo dục đào tạo. Chỉ có trên cơ sở nhận thức rõ vai trò của giáo dục đào tạo và tầm quan trọng của công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục đào tạo thì các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương mới chỉ đạo các cơ quan chức năng tích cực quan tâm đến đầu tư ngân sách, quản lý ngân sách chi cho giáo dục đào tạo một cách tíchc ực và có hiệu quả. Thực tế cho thấy ở nơi nào có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự vào cuộc đồng bộ, thống nhất,quyết liệt có hiệu quả của các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội thì ở đó chất lượng giáo dục toàn diện mới được nâng cao, kỷ luật kỷ cương và nền nếp trong giảng dạy và học tập, cũng như công tác quản lý tài chính ngân sách mới được bảo đảm duy trì và giữ vững.

Về nguồn lực đầu tư phải đảm bảo cân đối được nguồn ngân sách đầu tư ngân cho giáo dục đào tạo một cách thỏa đáng. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách của Bắc Kạn còn hạn hẹp, chi ngân sách cho giáo dục đào tạo chủ yếu từ dựa vào bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương, khả năng chi trả từ nguồn thu vượt dự toán trung ương giao của địa phương hàng năm không đáng kể. Muốn đạt được một cơ cấu chi ngân sách cho giáo dục đào tạo hợp lý, phải có một lượng ngân sách tăng lên nhất định.Vì vậy, ngoài việc tích cực tranh thủ sự quan tâm của trung ương, thì cần phải kết hợp lồng ghép sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có; đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức; tổ chức sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân

viên trường học cho phù hợp với quy mô trường lớp, học sinh; soát xét lại các chính sách đặc thù của địa phương đã ban hành trên cơ sở đó loại bỏ bớt các chính sách không mang lại hiệu quả, chỉ giữ lại các chính sách thực sự có hiệu quả để tập trung nguồn lực thực hiện, khắc phục tình trạng một số chính sách địa phương ban hành nhưng thực hiện quá dàn trải hoặc không có đủ nguồn để bố trí.

Về phát triển đội ngũ nhà giáo phải có các chính sách hợp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, giải quyết được dứt điểm tình trạng thừa thiếu giáo viên ở các cấp học và các vùng miền như hiện nay, nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đây chính là vấn đề vô cùng phức tạp nhưng cũng chính là “chiếc chìa khóa vàng” để tháo gỡ những bất cập, hạn chế trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách tài chính đối với giáo dục đào tạo của tỉnh Bắc Kạn hiện nay. Giải quyết được vấn đề thừa thiếu giáo viên, sẽ có tác dụng ngay và tích cực đến chất lượng công tác quản lý tài chính ngân sách trong các cơ sở giáo dục đào tạo,tiết kiệm được nguồn lực khá lớn từ giải quyết giáo viên dôi dư cho phát triển giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập của tỉnh bắc kạn (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)