Nội dung quảnlý chi thường xuyênNSNN cho giáo dục đào tạo công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập của tỉnh bắc kạn (Trang 64 - 100)

6. Kết cấu luận văn

3.2.2. Nội dung quảnlý chi thường xuyênNSNN cho giáo dục đào tạo công

3.2.2.1. Thực trạng xây dựng định mức chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo công lập tại tỉnh Bắc Kạn

Định mức là một trong những căn cứ quan trọng để tổ chức tốt công tác quản lý chi ngân sách nhà nước, tuy nhiên đối với giáo dục và đào tạo, trong quy trình lập ngân sách, ngoài những định mức chi tiết thường được áp dụng theo hệ thống các định mức chi ngân sách Nhà nước áp dụng chung cho lĩnh vực hành chính sự nghiệp, các định mức đóng vai trò tham khảo chính trong quá trình thảo luận ngân sách như tỷ lệ giáo viên/học sinh, quy mô lớp học… còn lại các định mức như chi tiêu trên một đầu dân, chi tiêu trên một đầu học sinh chủ yếu mang tính hướng dẫn quá trình phân bổ kinh phí.

Tại tỉnh Bắc Kạn trong thời kỳ ổn định ngân sách từ 2011-2016, để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Nghị quyết số 30/2010/NQ-HĐND ngày 12/11/2010 về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho thời kỳ ổn định ngân sách mới bắt đầu từ năm 2011 của tỉnh Bắc Kạn. Bước sang thời kỳ ổn định ngân sách mới từ 2017 – 2020, Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp tục ban hành Nghị quyết số 49/2016/NQ-HĐND ngày 06/11/2016 ban hành quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho thời kỳ ổn định ngân sách mới bắt đầu từ năm 2017 của tỉnh Bắc Kạn. Nghị quyết đã quy định cụ thể định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho từng cơ quan, đơn vị dự toán các cấp cũng như phân bổ cho chính quyền địa phương cấp dưới, trong đó có định mức phân bổ đối với sự nghiệp đào tạo và dạy nghề như sau:

- Đảm bảo tính đủ tiền lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp) theo biên chế có mặt của mỗi cấp học, bao gồm cả kinh phí nâng bậc lương thường xuyên. Trường hợp số biên chế có mặt thấp hơn so với biên chế theo định mức được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương của số biên chế thiếu được xác định bằng mức lương bậc 1 của ngạch cán bộ, công chức theo trình độ được đào tạo.

- Định mức chi phục vụ hoạt động (không kể tiền lương, phụ cấp lương và các khoản có tính chất lương) tỉnh cho 01 biên chế được cấp có thẩm quyền giao như bảng 3.4 sau:

Bảng 3.4. Định mức chi hoạt động phục vụ đối với sự nghiệp giáo dục

Đơn vị: Triệu đồng/biên chế/năm

Nội dung Định mức phân bổ

Cấp tỉnh Cấp huyện

a) Sự nghiệp giáo dục 23 21

b) Các sự nghiệp văn hóa thông tin, phát thanh - truyền hình, thể dục - thể thao, sự nghiệp khác 19 Từ 31 biên chế trở lên 19 Từ 21 đến 30 biên chế 19,5 Từ 11 đến 20 biên chế 20,5 Từ 10 biên chế trở xuống 22,5 (Nguồn: Nghị quyết số 49/2016/NQ-HĐND) - Bổ sung ngoài định mức các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và các chế độ chính sách khác của ngành giáo dục như: Học bổng học sinh, tiền sách giáo khoa, giấy vở học sinh, trang thiết bị dạy và học... được bố trí theo chế độ quy định và khả năng thực tế của ngân sách hàng năm.

Đối với sự nghiệp đào tạo: Bảo đảm xác định được đầy đủ tiền lương, các khoản có tính chất lương cho cán bộ, giáo viên là nhiệm vụ chi quan trọng và chiếm tỷ trọng rất lớn và chủ yếu trong tổng chi sự nghiệp giáo dục và đào

tạo, mặt khác việc phân bổ kinh phí theo biên chế định mức cũng đã tạo chủ động cho các cơ sở giáo dục trong việc bảo đảm nguồn kinh phí để chi trả tiền lương cho số giáo viên mới được tuyển dụng, hợp đồng thêm trong năm. Chi khác sự nghiệp giáo dục được xác định theo tỷ lệ tối thiểu so với tổng mức chi của sự nghiệp giáo dục, đã có tác dụng khuyến khích các cấp ngân sách sử dụng biên chế thấp hơn so với định mức để giành nguồn kinh phí chi tăng cường cơ sở vật chất, hỗ trợ hoạt động giảng dạy và học tập.

Thực tế triển khai định mức phân bổ tính trên số biên chế nảy sinh những bất cập đó là đối với các tỉnh gặp khó khăn về nguồn tuyển dụng, số biên chế có mặt thực tế thấp hơn nhiều so với định biên, thì quỹ lương thực tế của số biên chế có mặt để làm căn cứ phân bổ chi cũng không thể bảo đảm được đủ nhu cầu thực tế chi cho giáo dục và đào tạo cho địa phương, vì vậy tỉnh Bắc Kạn vẫn phải giành ra một phần kinh phí chi khác được phân bổ để chi trả tiền lương cho giáo viên hợp đồng, trả lương dạy thêm giờ, dạy lớp ghép để bảo đảm duy trì quy mô trường lớp học, từ đó làm giảm tỷ lệ chi khác so với tổng chi đã được trung ương phân bổ đầu năm, thực tế tỷ lệ này về tỉnh chỉ đảm bảo đảm khoảng từ 8-10% so với tổng chi.

Đánh giá chung về hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Bắc Kạn cũng đã tồn tại những vướng mắc nhất định như:

- Thiếu phương pháp tính toán cụ thể đối với tiền lương của số giáo viên còn thiếu so với định mức. Định mức phân bổ chi khác mặc dù đã đưa ra được tỷ lệ phần trăm tối đa so với tỷ lệ chi tiền lương, tuy nhiên lại chưa tính đến được yếu tố biến động tiền lương do nhà nước liên tục điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu trong thời kỳ ổn định ngân sách.

- Hệ thống tiêu chuẩn, định mức về chi NSNN nói chung và chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói riêng vẫn còn một số bất cập, chưa được hoàn thiện đầy đủ, chưa phù hợp với tình hình thực tế, nhưng lại chậm được sửa đổi bổ sung.

- Quy chế chi tiêu nội bộ ở các đơn vị đã xây dựng nhưng còn nhiều khoản chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng các nội dung chi, mức chi, hồ sơ chứng từ chi và quy định cụ thể biện pháp quản lý chi tiêu đối với từng nội dung, nhất là các định mức chi về nghiệp vụ chuyên môn như: chi công tác phổ cập, chi hội giảng, hội thi giáo viên dạy giỏi, chi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, chi đào tạo liên kết… đã gây rất nhiều khó khăn cho các cơ sở giáo dục đào tạo trong quá trình tổ chức thực hiện

3.2.2.2. Lập dự toán chi thường xuyên

Khi lập và phân bổ dự toán chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo phải dựa vào những căn cứ khoa học và tiến hành theo một trình tự nhất định. Quy trình lập dự toán chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo ở Bắc Kạn được thực hiện như sau:

Hàng năm, căn cứ vào chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách năm kế hoạch, các hướng dẫn của các Bộ ngành có liên quan về trình tự, thời gian xây dựng dự toán thu, chi ngân sách và chỉ thị của UBND tỉnh về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước ở địa phương, Sở Tài chính hướng dẫn Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực phụ trách và gửi về Sở Tài chính để làm cơ sở cho việc lập dự toán.

Căn cứ vào số kiểm tra dự toán ngân sách Trung ương giao và số đã thảo luận vòng I với Bộ Tài chính, Sở Tài chính tỉnh Bắc Kạn lên phương án số kiểm tra dự toán chi ngân sách sự nghiệp giáo dục và đào tạo, tổng hợp trình UBND tỉnh ra quyết định giao số kiểm tra và UBND tỉnh uỷ quyền cho Sở Tài chính thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách cho các đơn vị, huyện, ngành.

Dựa vào kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo và số kiểm tra Sở Tài chính đã thông báo, các cơ quan, đơn vị, huyện, ngành lập dự toán gửi Sở Tài chính để thẩm định, đồng thời Sở Tài chính tổ chức thảo luận với ngành và các huyện để tổng hợp trình UBND tỉnh trước khi làm việc vòng II với Bộ Tài chính.

Sau khi tỉnh nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Thủ tướng Chính phủ; Sở Tài chính tỉnh Bắc Kạn có trách nhiệm giúp UBND tỉnh Bắc Kạn trình HĐND tỉnh Bắc Kạn xem xét và quyết định dự toán chi ngân sách và phương án phân bổ ngân sách cho sự nghiệp Giáo dục - đào tạo. Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh Bắc Kạn quyết định giao dự toán chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo.

Căn cứ vào dự toán ngân sách đã được HĐND tỉnh Bắc Kạn thông qua và quyết định phân bổ của UBND tỉnh, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thống nhất về nguyên tắc, phương pháp phân bổ dự toán chi tiết cho các đơn vị thuộc ngành và các huyện theo Mục lục ngân sách Nhà nước, đồng thời Sở Tài chính tỉnh Bắc Kạn thông báo dự toán chi ngân sách cho các đơn vị, huyện, ngành để các đơn vị tiến hành lập dự toán chi tiết theo nhiệm vụ chi và mục lục ngân sách nhà nước gửi cơ quan tài chính thẩm định (Sở Tài chính đối với các đơn vị thuộc ngành, cấp tỉnh, phòng tài chính đối với các đơn vị cấp huyện) và thông báo dự toán chi tiết theo mục lục ngân sách đến từng cơ quan, đơn vị thụ hưởng. Riêng đối với các trường Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên đóng trên địa bàn huyện căn cứ vào dự toán của đơn vị đã được tỉnh thông báo, các đơn vị lập dự toán chi tiết theo mục lục ngân sách Nhà nước, Phòng Tài chính huyện thẩm định trình UBND huyện quyết định và thông báo cho các đơn vị.

Đối với dự toán chi các chương trình mục tiêu, hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu vốn chương trình mục tiêu của Trung ương giao, Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và Sở Giáo dục - đào tạo tiến hành phân bổ vốn chi tiết đến từng đơn vị trình UBND Tỉnh xem xét, quyết định. Sở Giáo dục và đào tạo phải thông báo kết quả xét duyệt của UBND tỉnh cho các huyện và các cơ sở được biết. Việc phân bổ vốn dựa trên nguyên tắc dựa vào phân bổ chi tiết của trung ương, phần còn lại được bố trí cho những đơn vị có nhu cầu thiết yếu.

Bảng 3.5. Dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục công lập tỉnh Bắc Kạn

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Tổng số 821.685 860.218 915.060 38.533 4,69 54.842 6,38 - Phân theo cấp học Mầm non 194.678 200.764 218.643 6.086 3,13 17.879 8,91 Tiểu học 240.589 250.647 258.437 10.058 4,18 7.790 3,11 THCS 140.568 155.875 160.532 15.307 10,89 4.657 2,99 THPT 136.276 142.564 143.228 6.288 4,61 664 0,47 TT GDTX 109.574 110.368 134.220 794 0,72 23.852 21,61

- Phân theo nội dung kinh tế

Chi cho con người 718.826 726.976 743.976 8.150 1,13 17.000 2,34

Chi chuyên môn 62.463 74.645 70.876 12.182 19,50 -3.769 -5,05

Chi mua sắm SC 29.754 35.854 70.452 6.100 20,50 34.598 96,50

Chi khác 10.642 22.743 29.756 12.101 113,71 7.013 30,84

Dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo phân bổ và giao cho từng cơ sở giáo dục và đào tạo được phân bổ chi tiết đến Loại, Khoản của mục lục NSNN, trong đó phải giao cụ thể nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất như lương) để thực hiện cải cách tiền lương. Riêng đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính. Theo đó, tất cả các trường được giao tự chủ tài chính đều được bố trí người làm kế toán, tổ chức bộ máy kế toán riêng theo quy định của pháp luật, đây là bước đổi mới có tính chất đột phá trong quản lý tài chính đối với giáo dục ở Bắc Kạn và qua quá trình thực hiện đã mang lại những kết quả hết sức tích cực trong quản lý,

Từ năm 2015-2017 tại tỉnh Bắc Kạn cho thấy mô hình và tổ chức bộ máy quản lý và phân cấp quản lý chi NSNN cho giáo dục đào tạo đã được phân cấp khá triệt để cho từng cấp, cấp tỉnh quản lý đối với các trường cao đẳng, trường chuyên nghiệp, các nhiệm vụ chi giáo dục đào tạo tại tỉnh, cấp huyện quản lý đối với các trường mầm non, trường phổ thông đóng trên địa bàn huyện, qua đó đã phát huy được vai trò trách nhiệm của cấp huyện trong việc thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn được giao quản lý. Công tác lập dự toán đã đảm bảo đi từ cơ sở.

Việc quản lý việc lập và phân bổ dự toán chi NSNN cho giáo dục đào tạo của tỉnh Bắc Kạn về cơ bản đã bảo đảm theo đúng quy định của Luật NSNN, kinh phí được phân bổ đã đáp ứng được hoạt động thường xuyên của các cơ sở giáo dục đào tạo, bảo đảm đầy đủ chế độ tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương cho cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục; bước đầu đã phát huy được vai trò của chính quyền địa phương các cấp trong việc quản lý kinh phí sự nghiệp giáo dục và đào tạo; gắn được quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo trong việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được giao, được phân bổ.

Việc lập dự toán phân bổ ngân sách sự nghiệp giáo dục, đào tạo qua quá trình thực hiện cũng đã bộc lộ những khó khăn, vướng mắc nhất định đó là:

- Các tiêu chí quy định làm căn cứ tính toán, phân bổ dự toán chi sự nghiệp giáo dục còn chưa được rõ ràng, cụ thể, chưa bao quát được hết được các lĩnh vực, chưa tính đến được đầy đủ các yếu tố đặc thù của công tác giáo dục, đào tạo dẫn đến rất khó áp dụng trong quá trình thực hiện.

- Chất lượng xây dựng dự toán của các cơ sở giáo dục đào tạo nhìn chung chưa cao, chưa đồng đều, chưa bảo đảm theo đúng mẫu biểu quy định, thuyết minh dự toán nhiều đơn vị còn quá sơ sài, chưa nêu được ưu nhược điểm trong quá trình chấp hành dự toán năm trước, kiến nghị và biện pháp khắc phục năm kế hoạch.

- Chất lượng công tác lập và giao dự toán đối với các cơ sở giáo dục thực hiện chế độ tự chủ tài chính tại cấp huyện chưa cao, chưa bảo đảm theo đúng quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ, có nơi khi giao dự toán chưa phân định được chi thường xuyên và chi không thường xuyên, dẫn đến khó khăn cho quá trình thực hiện, nhất là việc xử lý kinh phí thường xuyên và không thường xuyên cuối năm.

- Kinh phí phân bổ cho số biên chế thiếu cũng còn thấp, trong khi đó thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế đã giúp các trường đề cao hơn được quyền chủ động trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tuy nhiên trên thực tế cũng có những đơn vị đã quá lạm dụng việc tự chủ về biên chế nên đã tuyển dụng, sử dụng hợp đồng vượt quá khả năng nguồn kinh phí, dẫn đến tình trạng chi trả lương cho giáo viên không đủ chế độ quy định, hoặc nợ lương giáo viên.

- Việc lập và phân bổ dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong những năm qua còn chưa bảo đảm gắn kết được chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo địa bàn lãnh thổ. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn

chế nêu trên chủ yếu là do phân cấp quản lý ngân sách với quản lý giáo dục còn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập của tỉnh bắc kạn (Trang 64 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)