0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỒI QUI TUYẾN TÍNH ĐA BIẾN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC PHƯỜNG THUỘC QUẬN 10 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 64 -64 )

4.4.1. Phân tích mô hình

4.4.1.1. Mô hình

Phương trình hồi quy tuyến tính biểu diễn mối quan hệ giữa 8 nhân tố (biến độc lập) tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh (biến phụ thuộc) có dạng như sau:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7+ β8X8

Động lực làm việc của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh = β0 + β1*( Chính sách khen thưởng và công nhận) + β2*( Thu nhập) + β3*(Phúc lợi) + β4*( Đánh giá thực hiện công việc) + β5*( Lãnh đạo trực tiếp) + β6*( Môi trường và điều kiện làm việc) + β7*( Cơ hội thăng tiến) + β8*( Niềm tự hào)

4.4.1.2. Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

Tác giả thực hiện chạy hồi quy tuyến tính đa biến với phương pháp đưa vào một lượt (phương pháp Enter), trong đó:

 Y là biến phụ thuộc, thang đo của nhân tố này từ 1 đến 5 (1: Hoàn toàn không đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý). Biến Y gồm 3 biến quan sát là: DL1, DL2, DL3.

β: hằng số

 X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8 là các biến độc lập theo thứ tự sau: Chính sách khen thưởng và công nhận, Thu nhập, Phúc lợi, Đánh giá thực hiện công việc, Lãnh đạo trực tiếp, Môi trường và điều kiện làm việc, Cơ hội thăng tiến, Niềm tự hào.

Bảng 4.21: Thống kê trong mô hình hồi qui bằng phương pháp Enter

Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Hệ số Tolerance Hệ số VIF (Constant) -1.242 0.294 -4.231 0.000 CSKT 0.213 0.057 0.204 3.755 0.000 0.654 1.530 TN 0.148 0.047 0.160 3.163 0.002 0.752 1.329 PL 0.133 0.067 0.108 2.000 0.047 0.661 1.513 DGTH 0.138 0.056 0.125 2.470 0.014 0.754 1.326 LD 0.177 0.070 0.136 2.535 0.012 0.669 1.496 MT 0.175 0.059 0.175 2.951 0.004 0.548 1.824 CH 0.159 0.061 0.146 2.589 0.010 0.601 1.664 TH 0.178 0.056 0.170 3.181 0.002 0.673 01.486 Biến phụ thuộc: Y(DL)

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3)

Bảng 4.21 cho thấy hệ số VIF < 2 < 0,5 < 1 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

4.4.1.3. Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy

Tác giả tiến hành kiểm tra các giả định sau:

 Phương sai của sai số (phần dư) không đổi.

Nếu các giả định này bị vi phạm thì các ước lượng không đáng tin cậy nữa (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi

Để kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi, ta sử dụng đồ thị phân tán của phần dư đã được chuẩn hóa (Standardized Residual) và giá trị dự báo đã được chuẩn hóa (Standardized predicted value). Hình 4.2 cho thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên đối xứng quanh trục O (là quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi không đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của phần dư không đổi.

Hình 4.2: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi qui

Kiểm tra giả định các phần dư c phân phối chuẩn

Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như sử dụng sai mô hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Biểu đồ tần số (Histogram, P-P plot) của các phần dư (đã được chuẩn hóa) được sử dụng để kiểm tra giả định này.

Hình 4.3: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa

Hình 4.4: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa

Kết quả từ biểu đồ tần số Histogram của phần dư cho thấy, phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình Mean lệch với 0 vì số quan sát khá lớn, độ lệch chuẩn

Std. Dev = 0,983). Điều này có nghĩa là giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Kết quả từ biểu đồ tần số P-P plot cho thấy các điểm phân tán xung quanh đường chéo những giá trị kỳ vọng và cũng cho thấy giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

4.4.1.4. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

Bảng 4.22: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến

THÔNG SỐ MÔ HÌNH hình (model) Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2 - hiệu chỉnh (Adjusted R Square) Sai số chuẩn của ước lượng (Std. Error of the Estimate)

Thống kê thay đổi(Change Statistics) Hệ số DurbinW

atson (Durbin- Watson)

Hệ số R2 sau khi đổi

(R Square Change) Hệ số F khi đổi (F Change) Bậc tự do 1 (df1) Bậc tự do 2 (df2) Hệ số Sig. F sau khi đổi (Sig. F Change)

1 0,751a

0,563 0,548 0,53372 0,563 36.611 8 227 0,000 2,174

a. Biến độc lập: TH, LD, TN, DGTH, PL, CSKT, CH, MT b. Biến phụ thuộc: Y(DL)

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3)

Kiểm định Durbin Watson = 2,174 (bảng 4.17) trong khoảng [1 < D < 3] nên không có hiện tượng tương quan của các phần dư (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Ngoài ra trong bảng 4.22 cho thấy, giá trị hệ số R là 0,751 > 0,5, do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.

Ngoài ra, giá trị hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,563, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 54,8%. Nói cách khác, 54,8% động lực làm việc của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh là do mô hình hồi quy giải thích, các phần còn lại là do sai số và các nhân tố khác.

Giá trị hệ số R và hệ số R2 hiệu chỉnh có sự khác nhau, điểm khác biệt này cũng có thể được giải thích do mô hình nghiên cứu không xét đến những giá trị và đặc điểm cá nhân của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh như tâm lý, tính cách... Vì vậy, các giá trị biến

quan sát trong nghiên cứu chỉ có thể giải thích cho 54,8% động lực làm việc của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh.

4.4.1.5. Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến

Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Điều này cho chúng ta biết biến phụ thuộc có tương quan tuyến tính với toàn bộ biến độc lập hay không. Đặt giả thuyết H0 là: β0 β1 β2 β3 β4 β5 β6 β7 = β8 = 0.

Kiểm định giá trị của sig. ANOVAa

Bảng 4.23 : Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

Mô hình Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương F Sig. Hồi qui (Regression) 83.431 8 10.429 36.611 0.000b Phần dư (Residua) 64.663 227 0.285 Tổng (Total) 148.094 235 a. Biến phụ thuộc: Y b. Biến độc lập: TH, LD, TN, DGTH, PL, CSKT, CH, MT (Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3)

Nhận thấy giá trị Sig. rất nhỏ (< 0,05) nên bác bỏ giả thuyết H0. Điều này có ý nghĩa là các biến độc lập trong mô hình có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc, tức là sự kết hợp của các biến độc lập có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc.

4.4.2. Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận làm việc của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh

4.4.2.1 Đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố

Căn cứ vào bảng 4.14, từ thông số thống kê trong mô hình hồi qui, phương trình hồi qui tuyến tính đa biến của các nhân tố quyết định động lực làm việc của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Y = 0,204*X1 + 0,160*X2 + 0,108*X3 + 0,125*X4 + 0,136*X5 + 0,175*X + 0,146*X + 0,170*X

Động lực làm việc của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh = 0,204* CSKT + 0,160* TN + 0,108* PL + 0,125* DGTH + 0,136* LD+ 0,175* MT+ 0,146* CH+ 0,170* TH

Như vậy, cả 8 nhân tố: CSKT, TN, PL, DGTH, LD, MT, CH, TH đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh. Tức là khi CSKT, TN, PL, DGTH, LD, MT, CH, TH càng cao thì động lực làm việc của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh càng cao.

Trong 8 nhân tố này thì có nhân tố CSKT(0,204), MT(0,175), TH(0,17), TN(0,16), CH(0,146), LD(0,136), DGTH(0.125), PL(108) là nhân tố có sự ảnh hưởng đáng kể đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh. Nhân tố CSKT (20,4%) là quan trọng nhất trong mô hình hồi quy, thứ tự tiếp theo là MT(17,5%), TH(17%), TN(16%), CH(14,6%), LD(13,6%), DGTH(12,5%), PL(10,8%).

Như vậy, giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6,H7 và H8 cho mô hình nghiên cứu lý thuyết chính thức được chấp nhận.

Tóm lại, thông qua kết quả kiểm định mô hình lý thuyết chính thức mà cụ thể là kết quả hồi quy tuyến tính đa biến, ta có mô hình lý thuyết chính thức điều chỉnh như sau:

Hình 4.5: Mô hình lý thuyết chính thức về tạo động lực làm việc của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các Phường - Quận 10

4.4.2.2 Kết quả đánh giá mức độ cảm nhận của cán bộ, công chức trong từng nhân tố nhân tố

Nhân tố chính sách khen thưởng và công nhận

Bảng 4.24: Mức độ cảm nhận của cán bộ, công chức về nhân tố chính sách khen thưởng và công nhận

Biến quan sát Điểm trung

bình

Mức độ

(CSKT1) Chính sách khen thưởng công khai, rõ ràng 3.4464 Trung bình (CSKT2) Khen thưởng trước tập thể khi có thành tích tốt 3,5890 Khá CSKT3) Kết quả đánh giá khen thưởng để xét đề bạt chức vụ 3,4492 Trung bình (CSKT4) Được giao quyền tương ứng với trách nhiệm 3,7338 Khá (CSKT5) Nhất quán thực thi chính sách khen thưởng & công

nhận 3,6737

Khá

Điểm trung bình của nhân tố 3,5763 Khá

(Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3) động lực làm việc của CBCC tại UBND các Phường thuộc Q10 0,170 0,125 0 ,1 7 5 0 ,1 6 0 Phúc lợi hội thăng tiến Môi trường và ĐK làm việc tiến Lãnh đạo trực tiếp Đánh giá thực hiện Niềm tự hào Thu nhập

Qua phân tích hồi quy cho thấy nhân tố Chính sách khen thưởng và công nhận được đánh giá mức độ tác động (0.204) mạnh thứ nhất đến động lực làm việc của cán bộ, công chức.

Nhân tố này có giá trị trung bình (Mean) = 3,5763 và 5 biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận dao động từ 3,4464 đến 3,7338. Có nghĩa: cán bộ, công chức khá quan tâm và đồng tình về chính sách khen thưởng và công nhận của UBND phường.

Phân tích của bảng 4.24 cho thấy. có 2 biến quan sát đều có mức độ cảm nhận ở mức trung bình (CSKT1 &CSKT3) trong thời gian tới UBND Phường cần quan tâm hơn nữa việc công khai minh bạch và xét đề bạt chức vụ nhằm kích thích, động viên hơn nữa tạo thành động lực mạnh mẽ cho cán bộ, công chức phấn đấu và cống hiến hơn nữa.

Nhân tố thu nhập

Bảng 4.25: Mức độ cảm nhận của cán bộ, công chức về nhân tố thu nhập

Biến quan sát Điểm trung

bình

Mức độ

(TN1) Thu nhập phù hợp với năng lực làm việc

3.4915

Trung bình

(TN2) Thu nhập đảm bảo cuộc sống

3.4661

Trung bình

(TN3) Thu nhập phụ thuộc chức vụ, đơn vị công tác

3.4153

Trung bình

(TN4) Thu nhập ổn định

3.5551

khá

(TN5) Chính sách lương thưởng công khai

3.3771

Trung bình

Điểm trung bình của nhân tố

3.4610

Trung bình

(Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3)

Qua phân tích hồi quy cho thấy nhân tố Thu Nhập xếp vị trí thứ hai có tác động mạnh đến động lực làm việc của cán bộ, công chức.

Nhân tố Thu Nhập đứng vị trí thứ tư cùng trong bảng đánh giá với. Trong khi đó bảng. Thứ hạng ở đây không được xem xét nhiều vì cơ bản nhóm này thể hiện

cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 có cảm nhận chưa hài lòng về vấn đề thu nhập.

Theo kết quả phân tích của bảng 4.25 cho thấy 5 biến quan sát của nhóm này có giá trị trung bình (Mean) = 3,4610, mức độ cảm nhận dao động từ 3,3771 đến 3,5551. Cho thấy nhân tố Thu nhập chưa thu hút và tạo sự hấp dẫn cho cán bộ công chức. Đây là nhân tố có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo cuộc sống, tái tạo sức lao động do vậy phường phải tìm nhiều cách để nâng thu nhập của cán bộ, công chức.

.

Nhân tố phúc lợi

Bảng 4.26: Mức độ cảm nhận của cán bộ, công chức về nhân tố phúc lợi

Biến quan sát Điểm trung

bình

Mức độ

(PL1) Bảo hiểm xã hội theo hệ số lương 3.7542 khá (PL2) Công đoàn quan tam khi gặp khó khăn 3.7246 khá (PL3) Lãnh đạo quan tâm đời sống, sức khỏe 3.7458 khá (PL4) Tham quan nghỉ mát hàng năm rất thú vị 3.8220 khá (PL5) Chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm 3.6144 khá

Điểm trung bình của nhân tố 3.7322 khá

(Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3)

Nhân tố Phúc lợi đứng vị trí thứ ba trong bảng đánh giá với giá trị trung bình (Mean) = 3,7322, có 5 biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận dao động từ 3,6144 đến 3,3822.

Trong khi đó bảng phân tích hồi quy cho thấy nhân tố này cũng có tác động

thứ tám (0,108) đến động lực làm việc của cán bộ, công chức luôn được cán bộ, công chức hài lòng.

Trong thời gian tới Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 cần tiếp tục duy trì và có nhiều Phúc lợi tạo động lực, giữ chân cán bộ, công chức phục vụ lâu dài hơn.

Nhân tố đánh giá thực hiện công việc

Bảng 4.27 Mức độ cảm nhận của cán bộ, công chức về nhân tố đánh giá thực hiện công việc

Biến quan sát Điểm

trung bình Mức độ

DGTH1) Đánh giá rõ ràng, cụ thể đối với từng công việc 3.6483 Khá (DGTH2) Thực hiện công băng và không thiên vị 3.6356 Khá (DGTH3) Kết quả đánh giá phân biệt được người hoàn thành tốt

và chưa tốt 3.4661 Trung bình

(DGTH4) Kết quả đánh giá công khai minh bạch 3.5127 khá (DGTH5) Hài lòng với việc đánh giá cán bộ, công chức 3.6314 Khá

Điểm trung bình của nhân tố 3.5788 Khá

(Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3)

Nhân tố đánh giá thực hiện công việc đứng vị trí thứ bảy trong bảng đánh giá với giá trị trung bình (Mean) 3,5788. Trong khi đó bảng phân tích hồi quy cho thấy nhân tố này cũng có tác động mạnh thứ bảy đến động lực làm việc của cán bộ, công chức.

Ngoài ra theo kết quả phân tích số liệu tại bảng 4.27 cho thấy 5 biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận dao động từ 3,4661 đến 3,6483. Trong đó cả 5 biến quan sát đều có mức độ cảm nhận ở mức khá. Biến quan sát (DGTH3) có mức độ nhạy cảm trung bình. Do đó, trong thời gian tới UBND phường xây dựng tốt các tiêu chí xếp loại cán bộ công chức theo mục tiêu, nhiệm vụ.

Nhân tố lãnh đạo trực tiếp

Bảng 4.238: Mức độ cảm nhận của cán bộ, công chức về nhân tố lãnh đạo trực tiếp

Biến quan sát Điểm trung

bình

Mức độ

(LD1) Thảo luận với lãnh đạo trực tiếp 3.5212 Khá (LD2) Hướng dẫn của lãnh đạo trực tiếp 3.3305 Trung bình (LD3) Lãnh đạo có phương pháp hợp lý khi khen

thưởng và phê binh 3.5720 khá

(LD4) Lãnh đạo ghi nhận sự đóng góp 3.6398 khá

(LD5) Lãnh đạo tôn trọng và tin cậy 3.7712 Khá

Điểm trung bình của nhân tố 3.5669 Khá

Nhân tố lãnh đạo trực tiếp đứng vị trí thứ sáu trong bảng đánh giá với giá trị trung bình (Mean) = 3,5669. Trong khi đó bảng phân tích hồi quy cho thấy nhân tố này cũng có tác động tương đối mạnh đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh. Sự khác biệt trong thứ hạng này chỉ ra được thực tế cán bộ, công chức khá quan tâm đến việc được lãnh đạo tôn trọng và tin cậy cũng như việc được thảo luận trực tiếp với

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC PHƯỜNG THUỘC QUẬN 10 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 64 -64 )

×