0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

CÁC HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC PHƯỜNG THUỘC QUẬN 10 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 85 -110 )

Đề tài nghiên cứu này đóng góp tích cực cho Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 trong công tác tạo động lực làm việc của cán bộ, công chức. Căn cứ trên kết quả nghiên cứu này, tác giả đề xuất với Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao công tác tạo động lực làm việc của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh ở mục 5.2. Tuy nhiên đề tài còn một số điểm hạn chế như sau:

Thứ nhất là do điều kiện về kinh phí và thời gian nghiên cứu không đủ để dàn trải khảo sát toàn bộ cán bộ, công chức và nhân viên hợp đồng của Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian dài. Đây có thể là một hướng cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo khi đủ điều kiện nghiên cứu cho toàn Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ hai, tác giả chỉ nghiên cứu các nhân tố thuộc về công tác tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh chứ chưa nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng khác như nhân tố tâm lý, sở thích, nhân tố xã hội của bản thân cán bộ, công chức như gia đình, điều kiện sinh hoạt… Điều này làm cho các nhân tố khám phá trong đề tài chưa tác động hoàn toàn đến công tác tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 – Thành phố Hồ Chí (giá trị R2 hiệu chỉnh là 0,563 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 56,3%). Vấn đề này đặt ra một câu hỏi phát sinh cho hướng nghiên cứu tiếp theo. Nếu có điều kiện cho nghiên cứu tiếp theo thì tác giả sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu thêm các nhân tố thuộc về nhóm yếu tố tâm lý và yếu tố xã hội của bản thân cán bộ, công chức ảnh hưởng đến công tác tạo động lực làm việc của họ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Anh Tuấn và Phạm Thúy Hương (2009). Giáo trình hành vi tổ chức. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2. Chính phủ (2010). Nghị định qui định những người là cán bộ, công chức, Chính phủ, 06/2010/NĐ-CP. Hà Nội.

3. Dave Lavinsky, lược dịch từ Fast Company (2014). Các cách tạo động lực thúc đẩy nhân viên hiệu quả [online], ngày truy cập: 5/9/2014, từ <http://best.edu.vn/news/cac-cach-tao-dong-luc-thuc-day-nhan-vien-hieu-qua.d- 553.aspx>

4. Đại học Kinh tế quốc dân (2014). Các khái niệm cơ bản về tạo động lực lao động [online], ngày truy cập: 5/9/2014, từ <http://voer.edu.vn/m/cac-khai-niem- co-ban-ve-tao-dong-luc-lao-dong/9f71502b>

5. Đỗ Thị Phi Hoài (2009). Văn hóa doanh nghiệp. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

6. Hoàng Ngọc Nhậm (2006). Kinh Tế Lượng. Nhà xuất bản Trường ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

7. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân Tích Dữ Liệu với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức.

8. Lê Quang Hùng và cộng sự (2014). Nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên văn phòng và thư ký khoa tại trường Đại học Công

nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Khoa

Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2010). Giáo trình quản trị nhân lực.

Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Sơn (2013). Những vấn đề chung về tạo động lực lao động [online], ngày truy cập: 5/9/2014, từ <http://voer.edu.vn/m/nhung-van-de- chung-ve-tao-dong-luc-lao-dong/23b9b0c3>

11. Trương Ngọc Hùng (2012). Giải pháp tạo động lực cho cán bộ cán bộ, công chức Xã, Phường Thành phố Đà Nẵng. Luận văn (thạc sĩ kinh tế), chuyên ngành kinh tế phát triển, Trường Đại học Đà Nẵng.

12. Trần Thị Kim Dung. (2009). Quản trị nguồn nhân lực. Nhà xuất bản Thống Kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC 1:

NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG VÀ THƯ KÝ KHOA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH

I. Thiết kế nghiên cứu

1 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo về “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các phường thuộc quận 10 - TP. Hồ Chí Minh”.

1 Phương pháp thực hiện

Chia thành 3 tổ thảo luận, mỗi tổ gồm 5 UBND Phường, sau đó tổng hợp thành văn bản chung:

Tổ 1: từ UBND Phường 1 đến UBND Phường 5, phân công Bà Nguyễn Thị Xuân Anh làm tổ trưởng.

Tổ 2 : từ UBND Phường 6 đến UBND Phường 10, phân công Ông Nguyễn Châu Tuấn làm tổ trưởng.

Tổ 3 : từ UBND Phường 11 đến UBND Phường 15, phân công Bà Trương Hồng Ngọc làm tổ trưởng.

3 Đối tượng tham gia thảo luận nhóm

Một nhóm chuyên gia gồm 15 người là Chủ tịch công đoàn cơ sở UBND của 15 Phường là cán bộ, công chức đang công tác tại UBND của 15 Phường thuộc Quận 10 – Tp. Hồ Chí Minh và cán bộ, công chức của Liên đoàn Lao động quận 10.

4 Dàn bài thảo luận nhóm Phần I: Giới thiệu

Xin chào các anh/chị lãnh đạo và cán bộ công chức, nhân viên chuyên môn của Ủy ban nhân dân 15 Phường trực thuộc UBND Quận 10 - Tp Hồ Chí Minh.

Tôi tên là Phạm Hồng Hải, công tác tại Liên đoàn lao động quận 10, chức vụ Phó Chủ tịch. Tôi đang theo học Cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh của trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, tôi đang nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh” để làm luận văn tốt nghiệp.

Xin các anh/chị vui lòng dành chút ít thời gian hỗ trợ, giúp tôi cho biết chính kiến của mình thông qua một số câu hỏi được nêu trong phiếu khảo sát. Tất cả các ý kiến của các anh/chị đều có giá trị đối với đề tài nghiên cứu và tôi cam kết bảo mật thông tin có liên quan đến anh/chị.

Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của anh/chị và trân trọng kính chào./.

Phần II: Khám phá nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc

1. Anh/chị cho biết điều gì tạo cho anh/chị động lực làm việc tại cơ quan? 2. Anh/chị cho biết điều gì khiến anh/chị có động lực làm việc?

3. Gợi ý 9 nhân tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: (1) Lãnh đạo trực tiếp, (2) Cơ hội thăng tiến, (3) Môi trường và điều kiện làm việc, (4) Chính sách khen thưởng và công nhận, (5) Thu nhập, (6) Phúc lợi, (7) Đánh giá thực hiện công việc, (8) Niềm Tự Hào, (9) Tạo Động lực chung.

4. Anh/chị vui lòng cho biết ý kiến của mình về mức độ quan trọng của 9 nhân tố nêu trên (1: quan trọng nhất; 2: quan trọng thứ 2; …. ; 7: ít quan trọng nhất?

5. Ngoài các nhân tố nêu trên theo Anh/chị còn nhân tố nào cần đưa vào nghiên cứu hay không? Tại sao?

Phần III: Khẳng định lại các nhân tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh

1. Với 9 nhóm nhân tố nêu trên tôi đã đưa ra 44 câu hỏi khảo sát, xin anh/chị xem xét tính hợp lý của việc chia nhóm (tác giả gợi ý các câu hỏi trong nhóm

phải có đặc điểm gần nhau). Nếu không đồng ý hãy cho biết ý kiến của mình và giải thích tại sao anh/chị lại phân chúng theo cách khác.

2. Bây giờ xin các anh/chị xem xét những câu hỏi trong cùng một nhóm và xếp chúng theo thứ tự tầm quan trọng của câu hỏi đó trong từng nhóm: 1 - rất quan trọng; 2 - quan trọng; 3 - ít quan trọng hơn v.v… vì sao?

2. Kết quả nghiên cứu

Dựa trên các ý kiến đóng góp của lãnh đạo và chuyên viên các phòng chuyên môn cho là quan trọng, nghĩa là các nhân tố mà các thành viên trong nhóm quan tâm khi đánh giá đến các nhân tố tác động đến động lực làm việc của công chức tại Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh; Kết quả buổi thảo luận như sau:

- Có 16/18 người cho rằng khi làm việc tại Ủy ban nhân dân các Phường thuộc Quận 10:

+ Họ luôn nhận được sự tôn trọng, tin cậy và hướng dẫn tận tình của lãnh đạo trực tiếp.

+ Thu nhập của họ phụ thuộc vào chức vụ và vị trí công việc. + Thu nhập ở cơ quan UBND các Phường thuộc Quận 10 ổn định + Họ hài lòng với việc đóng bảo hiểm xã hội của UBND các Phường. + Họ luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ khi gặp hoàn cảnh khó khăn. + Điều kiện nơi làm việc sạch sẽ, thoáng mát.

+ Môi trường làm việc vui vẻ, thoải mái, thân thiện.

+ Họ luôn được khen thưởng trước tập thể khi đạt được thành tích tốt. + Tuổi đời có ảnh hưởng đến việc thăng tiến của họ.

+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ảnh hưởng đến việc thăng tiến của họ. + Họ hài lòng với việc đánh giá giữa các công chức trong cùng phòng chuyên môn.

- Có 18/18 người thống nhất về mức độ quan trọng của các nhóm nhân tố như sau: (1) Lãnh đạo trực tiếp, (2) Cơ hội thăng tiến, (3) Môi trường và điều kiện làm việc, (4) Chính sách khen thưởng và công nhận, (5) Thu nhập, (6) Phúc lợi, (7) Đánh giá thực hiện công việc, (8) Niềm Tự Hào, (9) Tạo Động lực chung.

- Có 08 ý kiến cho rằng nhân tố thu nhập - lương của công chức theo hệ số được Chính phủ quy định do đó người làm tốt và người chưa làm tốt đều hưởng

lương như nhau. Do vậy, đây là nhân tố không tác động nhiều đến động lực làm việc của công chức bởi vì hiện nay thu nhập của đội ngũ công chức còn thấp chưa thu hút được người tài;

Thu nhập của cán bộ, công chức là vấn đề nhạy cảm có tác động mư sinh và tâm tư, tư tưởng của họ, là nhân tố cơ bản để khuyến khích và tạo động lực làm việc.

Tóm lại cuối buổi thảo luận, tác giả quyết định chọn phiếu khảo sát (phụ lục 2) để bước vào quá trình nghiên cứu chính thức.

Theo đó, Thang đo lường động lực làm việc của can bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các Phường thược Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 9 nhân tố sau đây:

(1) Lãnh đạo trực tiếp:

1. Anh/chị có thể thảo luận với lãnh đạo trực tiếp của mình về các vấn đề liên quan đến công việc.

2. Anh/chị nhận được sự hướng dẫn của lãnh đạo trực tiếp khi cần thiết.

3. Lãnh đạo trực tiếp có phương pháp hợp lý khi khen thưởng & phê bình nhân viên.

4. Lãnh đạo trực tiếp luôn ghi nhận sự đóng góp của anh/chị với cơ quan. 5. Anh/chị được lãnh đạo tôn trọng và tin cậy.

6. Lãnh đạo truyền được cảm hứng cho anh/chị trong công việc.

(2) Cơ hội thăng tiến

1. UBND Phường thực hiện chính sách thăng tiến một cách nhất quán & công bằng.

2. Điều kiện và yêu cầu đối với các vị trí thăng tiến luôn được công khai. 3. Tuổi đời có ảnh hưởng đến việc thăng tiến của anh/chị.

4. UBND Phường luôn tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực.

5. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có ảnh hưởng đến việc thăng tiến của anh/chị.

(3) Môi trường và điều kiện làm việc

1. Đồng nghiệp của anh/chị thường giúp đỡ lẫn nhau và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm.

3. Anh/chị được cung cấp đầy đủ phương tiện, máy móc và thiết bị phục vụ cho công việc.

4. Điều kiện nơi làm việc sạch sẽ, thoáng mát. 5. Môi trường làm việc vui vẻ, thoải mái, thân thiện.

(4) Chính sách khen thưởng và công nhận

1. Chính sách khen thưởng được công khai, rõ ràng.

2. Anh/chị được khen thưởng trước tập thể khi đạt được thành tích tốt.

3. Kết quả đánh giá, khen thưởng được sử dụng để xét, đề bạt chức vụ cao hơn. 4. Anh/chị được giao quyền hạn tương ứng với trách nhiệm trong công việc. 5. UBND Phường luôn nhất quán thực thi các chính sách khen thưởng và công

nhận.

(5) Thu nhập

1. Thu nhập hiện tại từ công việc ở UBND Phường là phù hợp với năng lực làm việc của anh/chị.

2. Với thu nhập hiện tại anh/chị có thể đảm bảo cho cuộc sống bản thân/gia đình.

3. Thu nhập của anh/chị phụ thuộc vào chức vụ và vị trí công việc. 4. Thu nhập ở cơ quan UBND Phường ổn định.

5. Chính sách lương thưởng của cơ quan UBND Phường luôn được công khai minh bạch.

(6) Phúc lợi

1. Anh/chị hài lòng với việc đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng theo hệ số lương hiện nay.

2. Công đoàn cơ sở và Công đoàn cơ quan UBND Phường luôn quan tâm, hỗ trợ khi anh/chị gặp hoàn cảnh khó khăn.

3. Lãnh đạo thường xuyên chăm lo đến đời sống, sức khỏe của người lao động. 4. UBND Phường tổ chức thăm quan nghỉ mát hàng năm vào dịp hè rất thú vị. 5. Các chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm của UBND Phường đến đội ngũ

công chức.

(7) Đánh giá thực hiện công việc

1. Có xây dựng tiêu chí đánh giá rõ ràng, cụ thể đối với từng loại công việc. 2. Việc đánh giá được thực hiện công bằng và không thiên vị.

3. Kết quả đánh giá phân biệt được những người hoàn thành tốt và không hoàn thành tốt công việc.

4. Thông tin về kết quả đánh giá được công khai, minh bạch.

5. Anh/chị hài lòng với việc đánh giá giữa các công chức trong cơ quan.

(8) Niềm tự hào

1. Anh.chị cảm thấy là vinh dự khi được công tác tại UBND Phường. 2. Gia đình cảm thấy vinh dự khi bạn công tác tại UBND Phường.

3. Công tác tại UBND Phường anh/chị được người thân, bạn bè kính trọng. 4. Công tác tại UBND Phường anh/chị giúp đỡ, hỗ trợ nhiều người từ công việc

của mình.

5. Là gương sáng cho con cháu khi phục vụ tận tâm, tận lực cho Nhân dân và Đất nước.

Biến Y: Tạo động lực chung

1. Anh/chị có tâm huyết và lý tưởng được làm việc chi Nhà nước. 2. Anh/chị luôn cảm thấy hứng thú với công việc hiện tại.

3. Danh sách tham gia cuộc thảo luận nhóm ST

T HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ NƠI CÔNG TÁC

1 Đỗ Thị Thanh Hậu Chủ tịch Công đoàn UBND Phường 1 2 Lê Huỳnh Hậu Chủ tịch Công đoàn UBND Phường 2 3 Phạm Thị Sành Chủ tịch Công đoàn UBND Phường 3 4 Vương Huệ An Chủ tịch Công đoàn UBND Phường 4 5 Lưu Quốc Dũng Chủ tịch Công đoàn UBND Phường 5 6 Nguyễn Hùng Dũng Chủ tịch Công đoàn UBND Phường 6 7 Lâm Văn Quốc Trọng Chủ tịch Công đoàn UBND Phường 7 8 Hàng Thị Huyền Chủ tịch Công đoàn UBND Phường 8 9 Giang Thị Yến Minh Chủ tịch Công đoàn UBND Phường 9 10 Lưu Thanh Tùng Chủ tịch Công đoàn UBND Phường 10 11 Nguyễn Minh Kiệt Chủ tịch Công đoàn UBND Phường 11 12 Ngô Thị Quế Băng Chủ tịch Công đoàn UBND Phường 12 13 Mai Nhật Chương Chủ tịch Công đoàn UBND Phường 13 14 Lê Thanh Tùng Chủ tịch Công đoàn UBND Phường 14

16 Nguyễn Xuân Anh NV văn phòng Liên đoàn lao động Q10 17 Nguyễn Châu Tuấn NV Chính sách & pháp luật Liên đoàn lao động Q10 18 Trương Hồng Ngọc NV kế toán Liên đoàn lao động Q10

Ghi chú: Cuộc thảo luận nhóm được thực hiện theo phương pháp trao đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC PHƯỜNG THUỘC QUẬN 10 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 85 -110 )

×