5. Kết cấu của luận văn
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượngdịch vụ chovay đối vớ
người nghèo
1.1.5.1. Yếu tố chủ quan
Là nhân tố nội tại bên trong ngân hàng, thuộc khả năng kiểm soát của ngân hàng. So với nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới tất cả mọi hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng ưu đãi:
- Năng lực quản trị điều hành: Hoạt động của NHCSXH nói chung và hoạt động tín dụng ưu đãi nói riêng có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị ở 3 cấp (Trung ương, tỉnh, thành phố, quận, huyện và thị xã). Thực sự tín dụng ưu đãi là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, được quản lý thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, được phổ cập rộng rãi trong tầng lớp dân cư và các vùng, nhất là vùng khó khăn.
- Xác định đối tượng hộ nghèo và các đối tượng hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của NHCSXH: Việc xác định đúng chính xác đối tượng hộ nghèo và đối tượng hưởng chính sách tín dụng là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động tín dụng.
- Phương thức cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay: Một vấn đề ít được đề cập trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đó là phương thức cho vay. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng vì nếu phương thức cho vay tiện lợi, kịp thời, hiện đại sẽ dễ dàng kích thích sản xuất phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ưu đãi và xoá đói giảm nghèo.
- Quy trình, nhân lực, hệ thống thông tin, mạng lưới giao dịch: Hoạt động tín dụng ưu đãi của NHCSXH phải bám sát chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế và XĐGN địa phương, việc xây dựng cơ chế chính sách, ban hành các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ của Ngân hàng Trung ương cần sát với
thực tiễn cơ sở. Phương thức cấp vốn tín dụng thông qua hoạt động ủy thác và các tổ tiết kiệm và vay vốn là một đặc thù của NHCSXH nhằm tăng cường trách nhiệm trong những người vay vốn, thực hiện việc công khai và xã hội hoá công tác tín dụng, tăng cường sự kiểm tra giám sát của cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể... Tín dụng hộ nghèo khác hẳn với nghiệp vụ cho vay ưu đãi khác hẳn các nghiệp vụ cho vay thông thường. Đối tượng phục vụ là người nghèo, các đối tượng chính sách, mục tiêu là nhằm xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia. Chính vì vậy quy trình, nhân lực, hệ thống thông tin và mạng lưới giao dịch có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tín dụng, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa.
1.1.5.2. Yếu tố khách quan
- Môi trường kinh tế: Trong nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế không đồng đều đến tất cả các vùng, các nhóm dân cư. Ngân hàng CSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng phải tự bù đắp chi phí, thực hiện bảo tồn và phát triển nguồn vốn. Vì vậy, sự biến động môi trường kinh tế vĩ mô sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, kết hợp giữa hỗ trợ tín dụng và các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật khác là điều vô cùng quan trọng đối với hoạt động tín dụng cho hộ nghèo.
- Môi trường tự nhiên: Sự khắc nghiệt của thiên tai có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng. Ngược lại, những năm mưa thuận gió hoà, những vùng ít gặp bão lũ thiên tai, hạn hán, dịch bệnh… thì sẽ thuận lợi hơn cho việc thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi một cách có hiệu quả.
- Môi trường chính trị, pháp luật: Tại mỗi quốc gia trên thế giới, mọi hoạt động của Ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng ưu đãi đều phải chịu sự điều tiết của các chế tài của luật pháp và sự điều hành, giám sát và quản lý của Ngân hàng Nhà nước, của các Bộ, Ngành để phục vụ những mục tiêu mà
hộ nghèo chưa đồng bộ với các chính sách, giải pháp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, cung cấp vật tư kỹ thuật cho sản xuất và tổ chức thị trường, lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn nhiều vấn đề khó khăn thì điều kiện nâng cao hiệu quả còn nhiều tồn tại, vốn và hiệu quả đầu tư thấp.
- Năng lực và trình độ của hộ vay là một trong những nhân tố quan trong ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ. Hộ có trình độ học vấn cao thì sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn. Thông thường sự tính toán lựa chọn phương án đầu tư có hiệu quả ở những người có trình độ học vấn cao thường tốt hơn là ở trình độ thấp. Hầu hết mọi người đều hiểu nguyên tắc “tiền đẻ ra tiền” song những người có trình độ học vấn cao sẽ có biện pháp làm cho đồng tiền họ vay tạo ra thu nhập cao hơn lãi Ngân hàng. Khả năng quản lý tài chính và khả năng tổ chức của chủ hộ có tác động mạnh mẽ tới kết quả sử dụng vốn vay. Quản lý không tốt dẫn đến lãng phí, thất thoát, tổ chức sản xuất tốt sẽ giảm các chi phí không cần thiết từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.