0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Thu lãi từ hoạt động chovay hộ nghèo giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THUẬN THÀNH BẮC NINH (Trang 73 -102 )

Đơn vị: %, triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số

tiền Tỷ lệ

Số

tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Tổng số lãi phải thu 39.814 100,00 36.322 100,00 35.155 100 Số lãi đã thu 37.207 93,45 34.381 94,66 33.129 94,24 Số lãi còn phải thu 2.607 6,55 1.941 5,34 2.026 5,76

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Ngân hàng CSXH Thuận Thành

Tổng thu nhập chương trình cho vay hộ nghèo của Ngân hàng khá ổn định tỷ lệ thu lãi ổn định ở mức tỷ lệ trên 90% trên tổng số lãi phải thu. Có được kết quả trên là do Ngân hàng đã tăng cường hoạt động công tác cho vay trên địa bàn huyện Thuận Thành, giải ngân hết kế hoạch tín dụng đồng thời tận dụng tối ưu nguồn vốn của cấp trên chuyển về để cho vay hộ nghèo. Hơn nữa trong những năm qua phần lớn các các hộ nghèo vay vốn tại Ngân hàng đều sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu nhập cao bảo toàn được đồng vốn và trả lãi ngân hàng theo đúng thỏa thuận. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã chú trọng vào việc nâng cao chất lượng tín dụng. Song bên cạnh đó còn một số hộ nghèo vay vốn của Ngân hàng hoạt động không hiệu quả dẫn tới không trả đúng hạn đầy đủ gốc .

Kết quả xếp loại chất lượng hoạt động của Tổ tiết liệm và vay vốn

Qua bảng số liệu cho ta thấy NHCSXH tiến hành xếp loại tổ từ năm 2015, sau 3 năm triển khai xếp loại chất lượng hoạt động của tổ TK&VV thì tỷ lệ tổ TK&VV xếp loại tốt tăng từ 64,93% năm 2015 lên 67,64% năm 2017; tỷ lệ tổ TK&VV xếp loại khá giảm từ 19,78 % năm 2015 xuống 19,64% năm 2017; tỷ lệ tổ TK&VV xếp loại trung bình nằm trong khoảng từ 105 -12%; tỷ lệ tổ TK&VV xếp loại yếu, kém giảm từ 3,73% năm 2015 xuống 1,09 % năm 2017. Qua đó cho thấy tỷ lệ xếp loại tổ TK&VV tốt và khá

chiếm 85% còn lại 155% tổ TK&VV hoạt động trung bình, yếu kém. Vì vậy, chất lượng của hoạt động ủy thác và hoạt động ủy nhiệm của các đối tác này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của NHCSXH. Một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động Tổ TK&VV đó là thực hiện việc đánh giá, xếp loại Tổ TK&VV. Từ đó đánh giá chất lượng tín dụng tại NHCSXH tương đối tố.

Bảng 3.13 Tình hình xếp loại tổ tiết kiệm và vay vốn giai đoạn 2015-2017 TT Năm Tổng số Tổ TK&VV Xếp loại Tổ TK & VV Tốt Khá Trung bình Kém Số tổ Tỷ lệ Số tổ Tỷ lệ Số tổ Tỷ lệ Số tổ Tỷ lệ 1 2015 268 174 64,93 53 19,78 31 11,57 10 3,73 2 2016 272 178 65,44 55 20,22 30 11,03 9 3,31 3 2017 275 186 67,64 54 19,64 32 11,64 3 1,09

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Ngân hàng CSXH Thuận Thành

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cho vay đối với người nghèo của NHCSXH huyện Thuận Thành nghèo của NHCSXH huyện Thuận Thành

3.4.1. Các yếu tố khách quan

- Môi trường kinh tế:

NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng phải tự bù đắp chi phí, thực hiện bảo tồn và phát triển nguồn vốn. Trên thực tế, hoạt động của NHCSXH huyện Thuận Thành trong thời gian qua, xét về bản chất là vốn tín dụng nhưng đây là vốn do ngân sách cấp chủ yếu nên nguồn vốn tăng trưởng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng chưa đồng bộ với các giải pháp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, việc cung cấp vật tư kỹ thuật cho sản xuất, tổ chức thị trường, lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn nhiều vấn đề tồn tại… dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, khả năng trả nợ của người vay kém... Bên cạnh đó phương thức đầu tư chưa

phong phú dẫn đến việc sử dụng vốn vay sai mục đích, vốn vay không phát huy hiệu quả, ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư vốn…

- Môi trường tự nhiên:

Thiên tai, bão lụt, dịch bệnh cây trồng vật nuôi... thường xẩy ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn đối với các hộ gia đình sản xuất, nuôi trồng nhỏ lẻ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc xoá đói giảm nghèo cũng như thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi một cách có hiệu quả.

- Môi trường chính trị, pháp luật:

Nhìn chung, nhà nước ta đã có một số chính sách và chương trình vay ưu đãi nhất định đối với hộ nghèo. Tuy nhiên, việc thực hiện hỗ trợ tín dụng vẫn chưa đồng bộ với các giải pháp khuyến nông, lâm, ngư cũng như hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp vật tư đạt tiêu chuẩn cho người dân nghèo. Chính vì thế, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động tín dụng.

3.4.2. Các yếu tố chủ quan

- Năng lực quản trị điều hành:

Có thể khẳng định rằng chính sách tín dụng ưu đãi có nhanh chóng đi vào cuộc sống dân nghèo, vùng khó khăn và đạt được hiệu quả ở mức độ nào là nhờ ở cơ chế quản lý mới của Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, vai trò giám sát hoạt động của NHCSXH ở cơ sở, các thành viên Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp. Tuy nhiên, để có thể đạt hiệu quả cao hơn nữa thì cần phải tăng cường giám sát hoạt động của NHCSXH cơ sở, đồng thời tăng cường phối hợp với các chương trình hỗ trợ cơ sở vật chất, kỹ thuật khác.

- Xác định đối tượng hộ nghèo và các đối tượng hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của NHCSXH:

Theo cơ chế chính sách ưu đãi thì phải là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh nhưng việc bình xét cho vay từ tổ tiết kiệm và vay vốn và Ban xóa đói giảm nghèo cấp xã xác nhận đơn thuần chỉ là danh sách hộ nghèo, trong

diện cứu trợ xã hội hoặc có những hộ không thuộc hộ nghèo cũng trong danh sách được vay vốn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo. Điều này dẫn đến những đối tượng không nên vay thì lại dễ dàng tiếp cận nguồn vốn. Do đó, nếu ngân hàng có sự tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể, sát sao trong công tác bình xét thì việc xác định đối tượng cho vay ưu đãi mới đảm bảo tính chính xác, khách quan, do đó hiệu quả tín dụng ưu đãi mới được nâng cao.

- Phương thức cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay:

Phương thức cho vay hiện nay vẫn chủ yếu thông qua hộ gia đình nên có những hạn chế nhất định khi thực tiễn đã có những chuyển biến mới với sự xuất hiện của mô hình kinh tế hợp tác. Vì vậy, cần thiết phải kịp thời chuyển đổi phương thức cho vay theo hộ gia đình sang cho vay hợp tác, liên doanh liên kết, áp dụng hình thức cho vay góp vốn để nhanh chóng phát triển sản xuất hàng hóa ở những nơi, những đối tượng phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ưu đãi của NHCSXH. Ngoài ra, mức đầu tư và thời hạn vay cần linh hoạt và cần mở rộng giá trị cho vay cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác phù hợp với tình hình sản xuất, khả năng và năng lực sản xuất cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi.

- Quy trình, nhân lực, hệ thống thông tin, mạng lưới giao dịch:

Quy chế cho vay hiện nay khá đơn giản, hộ vay không phải thế chấp tài sản nhưng lại phải thực hiện theo những quy chế riêng chặt chẽ. Đối tượng phục vụ là người nghèo, các đối tượng chính sách, mục tiêu là nhằm xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia với sự tham gia phối hợp của nhiều cơ quan ban nganh, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và các tổ chức chính trị xã hội như: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên... NHCSXH có lợi thế về mạng lưới rộng khắp, đội ngũ cán bộ có nghề, tâm huyết. Hiện ngân hàng đã thực hiện xã hội hoá công tác cho vay vốn thông qua việc ủy thác cho

vay qua các tổ chức chính trị xã hội, thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn. Nhìn chung, tại địa bàn huyện, NHCSXH là tổ chức duy nhất trong thời gian qua thực hiện được tốt việc phân phối vốn và cho vay đều khắp tới các vùng. Tuy nhiên, mạng lưới giao dịch tại các vùng sâu, vùng xa vẫn còn rất ít. Đặt biệt số lượng cũng như trình độ của cán bộ ngân hàng còn nhiều hạn chế, quy trình vay vẫn còn rườm rà, phức tạp.

3.5. Đánh giá tình hình chất lượng dịch vụ cho vay đối với người nghèo của NHCSXH huyện Thuận Thành của NHCSXH huyện Thuận Thành

3.5.1. Những kết quả đạt

Trong những năm qua, hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thuận Thành đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, NHCSXH huyện Thuận Thành đã từng bước khẳng định vai trò của mình trong xã hội và đối với cộng đồng người nghèo. NHCSXH huyện Thuận Thành với phương châm cho vay “đúng địa chỉ, an toàn và hiệu quả”. Đã đạt được những thành công nhất định trong công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và an sinh xã hội tại huyện Thuận Thành.

- Số hộ nghèo hàng năm được vay vốn trên tổng số hộ nghèo theo tiêu chí toàn huyện ngày càng tăng lên

- Nguồn vốn tín dụng cho vay hộ nghèo trong giai đoạn 2015-2017 đã giúp cho 3.236 hộ nghèo thoát nghèo.

Qua điều tra, phần đông các hộ nghèo đều có cảm nhận sự thay đổi của công ăn việc làm sau khi được vay vốn. Hơn nữa, khi có thêm vốn sẽ tạo thêm công ăn việc làm và đặc biệt ở những mức vốn vay cao hơn thì cảm nhận về sự thay đổi công ăn việc làm là có sự khác biệt. Tức là ở những mức vốn vay nhiều hơn sẽ có xu hướng tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn so với những mức vốn vay thấp hơn.

- Thông qua chương trình chovay hộ nghèo đã động viên sự tham gia của toàn xã hội hướng tới giúp đỡ người nghèo, có trên 100 cán bộ cơ sở tham

nghèo làm ăn thoát nghèo; trên 4 ngàn tổ TK&VV với gần 70 người là thành viên ban quản lý tổ TK&VV là “cánh tay vươn dài”, đội ngũ không biên chế của NHCSXH huyện Thuận Thành.

- Hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo được thể hiện ở tác động giảm nghèo, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển về trồng trọt, chăn nuôi thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ. Mặt khác chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo đã giải quyết được các vấn đề bức xúc trong dân như: vấn đề nhà ở, vấn đề việc làm, vấn đề môi trường nước sạch, vấn đề học tập. Từ đó góp phần thu hẹp khoảng cách giữa vùng nông thôn và thành thị.

3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.5.2.1.Hạn chế

Quy mô đầu tư cho một hộ còn thấp: Do nguồn vốn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn vốn TW nên tuy dư nợ đối với hộ nghèo đã được nâng lên, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của hộ vay, điều này đã phần nào tác động làm hạn chế hiệu quả vốn vay.

- Thời gian cho vay chưa gắn với chu kỳ SXKD: Về nguyên tắc, việc xác định thời hạn cho vay đối với từng món vay căn cứ vào chu kỳ SXKD của đối tượng vay, khả năng trả nợ của hộ vay và nguồn vốn. Nhưng việc xác định kỳ hạn nợ đối với cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh trong thời gian vừa qua chưa gắn với chu kỳ SXKD của từng đối tượng vay, có những đối tượng vay chu kỳ SXKD ngắn hơn nhiều so với thời hạn vay nhưng cũng có đối tượng vay chưa thực hiện hết chu kỳ SXKD thì đã phải đến hạn trả nợ ngân hàng.

- Chưa đánh giá đúng số hộ thoát nghèo và tái nghèo hàng năm: Hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo qua các năm chưa đánh giá chính xác. Tình trạng số hộ nghèo trong danh sách hàng năm thường ít hơn số hộ nghèo thực tế. Số hộ thoát nghèo và tái nghèo hàng năm giữa sổ sách và thực tế còn khác nhau (Số hộ thoát nghèo trong danh sách lớn hơn thực tế, số hộ tái nghèo thực

tế lớn hơn danh sách).

- Nguồn vốn bị hạn chế: Nguồn vốn ngân sách hàng năm Chính phủ chuyển sang cho NHCSXH để cho vay còn hạn chế; trong khi đó nguồn vốn huy động ngân sách địa phương để cho vay hộ nghèo mới đáp ứng một phần rất nhỏ.

- Việc xác định đối tượng hộ nghèo vay vốn còn nhiều bất cập. Theo cơ chế phải là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh nhưng việc bình xét hộ vay vốn từ tổ tiết kiệm và vay vốn lập đưa lên đơn thuần chỉ là danh sách hộ nghèo, trong đó nhiều hộ không có điều kiện và năng lực tổ chức sản xuất, hộ nghèo thuộc diện cứu trợ xã hội, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo.

- Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo là hoạt đông có tính rủi ro cao. Ngoài những nguyên nhân khách quan như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh cây trồng vật nuôi... thường xẩy ra trên diện rộng, thiệt hại lớn còn là những nguyên nhân khác từ bản thân hộ nghèo như: Thiếu kiến thức làm ăn, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, sức cạnh tranh kém, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đầu tư.

- Chất lượng tín dụng còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, hoạt động dịch vụ ủy thác của các tổ chức hội, bình xét cho vay công khai xác nhận đối tượng cho vay của các cấp có thẩm quyền. Công tác kiểm tra giám sát chế độ còn hạn chế, còn hiện tượng xâm tiêu, chiếm dụng, thu nợ, thu lãi không nộp ngân hàng.

3.5.2.2.Nguyên nhân

Thứ nhất, do quá trình xác định hộ nghèo, các đối tượng chính sách được vay vốn:

Xác định hộ nghèo vay vốn ưu đãi là một bước quan trọng trong triển khai chính sách. Để bình xét hộ nghèo nào sẽ được vay vốn, tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ chức hội, ban xóa đói giảm nghèo xã dựa trên danh sách hộ nghèo

vốn tại các tổ vay vốn vẫn không tránh được tình trạng theo cảm tính chiếu cố của cán bộ xã, cán bộ hội, anh em dòng tộc. Kết quả, một số hộ không thực sự thuộc diện nghèo vẫn được ưu tiên đưa vào danh sách xét duyệt để tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước. Trong khi còn một số hộ nghèo nằm trong danh sách không được vay vốn.

Thứ hai, nguyên nhân từ phía chính quyền địa phương và ngân hàng

Về phía địa phương, chính quyền địa phương trước đây trực tiếp xác nhận đối tượng vay vốn, đây là nguồn tín dụng ưu đãi nên nhiều người có nhu cầu vay. Vì vậy, xảy ra tình trạng gia đình có quan hệ tốt với chính quyền được xếp vào diện vay vốn mà thực tế hộ đó là khá giả. Điều đáng tiếc này vẫn chưa giải quyết được ngay cả khi đã triển khai qui chế dân chủ cơ sở. Mặt khác, theo qui định của chính sách, chính quyền địa phương sẽ xác nhận cho các hộ nghèo vay. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ hộ nghèo vay vốn không có khả năng trả nợ cao sẽ tạo gánh nặng cho chính quyền. Nên khi xét duyệt, người quá nghèo thường là các hộ nghèo không biết cách làm ăn, hoặc thiếu lao động, cá biệt là hộ nghèo lười biếng hoặc mắc tệ nạn xã hội không có tên trong danh sách hộ nghèo được vay vốn. Cuối cùng, do chạy theo thành tích nhiều địa phương hàng năm bắt buộc phải giảm tỷ lệ hộ nghèo trong khi bản thân các


Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THUẬN THÀNH BẮC NINH (Trang 73 -102 )

×