0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Kinh nghiệm một số chi nhánh NHCSXH về nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THUẬN THÀNH BẮC NINH (Trang 34 -34 )

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm một số chi nhánh NHCSXH về nâng cao chất lượng

đối với người nghèo tại NHCSXH

1.2.1. Kinh nghiệm một số chi nhánh NHCSXH về nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay đối với người nghèo dịch vụ cho vay đối với người nghèo

1.2.1.1. Kinh nghiệm của NHCSXH huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Tân Sơn được thành lập năm 2007, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính tách huyện Thanh Sơn thành hai huyện Thanh Sơn và Tân Sơn. Tách ra từ một huyện nghèo, Tân Sơn trở thành huyện miền núi vùng cao với số dân gần 77 nghìn người, trong đó 82,3 % là đồng bào dân tộc thiểu số (đông nhất là dân tộc Mường, Dao, Mông, Tày). Tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 62%. Đây là

huyện nghèo nhất tỉnh Phú Thọ và cũng là một trong 62 huyện nghèo của cả nước. Chính quyền và nhân dân địa phương đã có nhiều cố gắng trong xóa đói giảm nghèo. Với sự giúp đỡ của nhiều nguồn lực khác nhau, cuộc sống của người dân Tân Sơn đã được đổi thay rõ rêt. Tỷ lệ hộ nghèo từ 62% (năm 2007) xuống còn 40,34% cuối năm 2011[6].

NHCSXH huyện Tân Sơn đi vào hoạt động đã góp phần không nhỏ vào những thắng lợi trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Để làm tốt nhiệm vụ cho vay ưu đãi hộ nghèo của mình, NHCSXH huyện Tân Sơn đã thực hiện củng cố, rà soát và kiện toàn lại tổ tiết kiệm và vay vốn, phấn đấu thực hiện mỗi tổ tiết kiệm và vay vốn có số thành viên từ 25 đến 40, quản lý số dư nợ từ 350 triệu đồng đến 550 triệu đồng để BQL tổ có thêm kinh phí phục vụ cho hoạt động của tổ. Phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức hội nhận ủy thác cho vay trong khâu bình xét công khai dân chủ tại cơ sở, đúng đối tượng thụ hưởng, tăng cường công tác kiểm tra giám sát sử dụng vốn sau cho vay. Kết hợp chặt chẽ với Chính quyền các xã để tuyên truyền, phổ biến các chế độ chính sách đến người dân kịp thời, cùng phối hợp với NHCSXH để giải quyết những khó khăn tồn tại trong quá trình cho vay - thu nợ của NHCSXH.

1.1.2.2. Kinh nghiệm của NHCSXH huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

Cẩm Khê là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, Huyện có 1 thị trấn và 30 xã với số dân gần 13 vạn người. Trong phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, cây trồng, vật nuôi nhằm tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác. Quy hoạch và khuyến khích nông dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để khoanh vùng chăn nuôi thủy sản, đầu tư trồng chè, trồng rừng và chăn nuôi gia súc, gia cầm... Đến nay, diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao chiếm 50-70% diện tích gieo trồng của toàn huyện. Trong năm 2011, Cẩm Khê gieo trồng được gần 15.000ha

hơn 51.000 tấn, năng suất lúa đạt cao nhất từ trước tới nay, bình quân đạt 54,1 tạ/ha. Huyện đã nhân rộng được hàng trăm mô hình cánh đồng, khu đồi rừng có thu nhập cao. Điển hình như mô hình: Cá rô phi đơn tính, chép lai 3 máu, tôm càng xanh, trồng nấm, khoai tây, đậu tương, ngô lai, lúa lai... Những năm gần đây, Cẩm Khê đã đẩy mạnh phát triển thủy sản, một ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn của huyện với nhiều chính sách. Năm 2011, Cẩm Khê duy trì 5 lớp trung cấp nghề, mở 22 lớp sơ cấp nghề cho 842 lao động, góp phần tạo việc làm mới cho 2.203 người. Từ việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, đa dạng hóa các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, chú trọng các chương trình kinh tế trọng điểm, mũi nhọn, Cẩm Khê đã giảm tỷ trọng nông nghiệp xuống còn 44,9%, tăng mức thu nhập bình quân đạt gần 10,13 triệu đồng/ người/ năm.[7] Bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của huyện, NHCSXH huyện Cẩm Khê cố gắng, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong việc cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần vào thành tích XĐGN của huyện.

Để làm được điều đó, NHCSXH huyện Cẩm Khê đã bắt tay vào củng cố, kiện toàn tổ tiết kiệm và vay vốn tại cơ sở vì đây là cơ sở của sự thành công trong hoạt động cho vay ưu đãi của NHCSXH. Định kỳ yêu cầu tổ thực hiện họp 2 tháng/ lần, nội dung họp tổ đi sâu vào đánh giá kết quả của tổ trong công tác bình xét cho vay, đôn đốc trả gốc, trả lãi, phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi để các tổ viên có thêm kinh nghiệm làm kinh tế. Đề cao tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ. Đề nghị với UBND các xã, thị trấn miễn các loại phí cho những hộ làm hồ sơ vay vốn của NHCSXH. Yêu cầu cán bộ NHCSXH phải sâu sát tới cơ sở, thực hiện cho vay sát với nhu cầu vay vốn của hộ vay, sát với chu kỳ SXKD của từng đối tượng vay vốn và cho vay đúng thời điểm mà người vay có nhu cầu để nắm bắt cơ hội, lợi thế trong SXKD làm tăng hiệu quả cho vay của nguồn vốn.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng đối với chi nhánh NHCSXH huyện Thuận Thành

Với những kinh nghiệm của NHCSXH địa phương bạn, có thể rút ra một số kinh nghiệm quý báu cho NHCSXH huyện Thuận Thành trong thực hiện hoạt động cho vay tín dụng đối với hộ nghèo như sau:

Thứ nhất, về thành lập Tổ vay vốn: Quy mô Tổ nên từ 30- 40 thành viên, các thành viên cùng có điều kiện kinh tế như nhau, cùng làng xóm, các thành viên vào Tổ tự nguyện, hoạt động có quy chế rõ ràng. Các Tổ viên đóng góp tiền tiết kiệm hàng tháng theo quy định về số tiền và ngày nộp, số tiền này gửi vào NHCSXH tại địa bàn. Các dịch vụ cho vay và tiết kiệm nhanh chóng đơn giản, cho phép các tổ chức cho vay gia tăng lượng khách hàng.

Thứ hai, về hình thức giải ngân: Giải ngân trực tiếp cho hộ vay (đại diện là chủ hộ làm hồ sơ vay vốn), số tiền vay tùy theo nhu cầu của các thành viên đăng ký, sau đó tổ họp bình xét căn cứ vào nhu cầu vay vốn để SXKD, khả năng trả nợ của từng hộ, và có sự kiểm tra xác nhận của chính quyền thị trấn, xã.

Thứ ba, hỗ trợ vốn cho người nghèo, không phải thế chấp tài sản, thu tiền tiết kiệm, không thu bất cứ một khoản lệ phí nào ngoài lãi suất. Do vậy, cần phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ kênh tín dụng này, tránh tiêu cực và nâng cao hiệu quả đồng vốn.

Thứ tư, hoạt động của ngân hàng phải công khai, minh bạch, đúng tự nguyện của hộ nghèo. Thủ tục đơn giản, phục vụ ngân hàng “tại nhà” thành viên.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để làm rõ nội dung nghiên cứu, đề tài tập trung lý giải những câu hỏi nghiên cứu chính sau đây.

- Thực trạng của chất lượng dịch vụ cho vay đối với người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thuận Thành như thế nào?

- Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ cho vay đối với người nghèo?

- Giải pháp nào để nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay đối với người nghèo tại chi nhánh NHCSXH huyện Thuận Thành trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Những thông tin phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu được thu thập từ 2 nguồn tài liệu: tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp.

Đối với tài liệu thứ cấp:

- Về nội dung của các tài liệu: Các tài liệu thu thập có thông tin phù hợp với các nội dung đề tài và các vấn đề liên quan phục vụ nghiên cứu như:

+ Thông tin về lý luận (khái niệm, vai trò, xu hướng, nhân tố ảnh hưởng, chủ trương chính sách…)

+ Thông tin thực tiễn (trên thế giới, trong nước, các vùng, địa phương) + Thông tin về địa bàn nghiên cứu (tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả hoạt động kinh tế xã hội …)

- Về nguồn tài liệu: Các tài liệu thu thập thông qua một số nguồn sau: + Đường lối chủ trương chính sách của Nhà nước

+ Sách lý luận (Giáo trình, sách chuyên khảo, báo, tạp chí chuyên ngành). + Số liệu thống kê các cấp (Tổng cục thống kê, cục thống kê, phòng thống kê)

+ Mạng internet

+ Báo cáo của các địa phương, cơ quan ban, ngành, cơ sở

Các nguồn tài liệu này dùng để tham khảo và sử dụng mang tính kế thừa hợp lý trong luận văn tốt nghiệp.

Đối với tài liệu sơ cấp:

- Số liệu thu thập được phán ánh những nội dung chủ yếu sau: trình độ, nhân khẩu, lao động, đất đai, tài sản, tình hình vay vốn (vay hay không, nguồn nào, thông qua tổ chức chính trị xã hội, tại sao vay, vay bao nhiêu, được vay bao nhiêu, thời hạn vay, lãi suất vay, thời gian vay, mục đích vay, nợ..), thu nhập, nguyện vọng, các ý kiến đánh giá của hộ.

Phương pháp chọn mẫu

Do hạn chế về thời gian và điều kiện kinh tế, nên tác giả đã chọn mẫu theo công thức Slovin, cụ thể như sau:

Trong đó n = Số mẫu N = Tổng thể e = Sai số

Thường trong các nghiên cứu hay lấy độ tin cậy là 95%, nhưng vì điều kiện thời gian và tài chính có hạn, nên trong luận văn, tác giả sử dụng độ tin cậy là 92,35%. Như vậy, với tổng thể số hộ nghèo trong huyện 1326 hộ, số mẫu cần phải điều tra sẽ là:

N=1326/( 1 +1326*0.052 ) = 307,30 => Quy mô mẫu là 310 hộ - Nội dung điều tra:

+ Thông tin chung về người được phỏng vấn + Thông tin chung về hộ phỏng vấn

+ Kết quả của việc vay vốn

+ Nguyện vọng của các hộ điều tra. - Phương pháp phân tổ điều tra

Do khi tiến hành điều tra hộ tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn huyện Thuận Thành nên đề tài sẽ tiến hành phân tổ theo tiêu chí địa danh, theo mục đích vốn vay, theo đối tượng cho vay, ...

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

a. Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập lên các bảng biểu.

b. Đối với thông tin sơ cấp

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

2.2.3.1.Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình hoạt động tín dụng cho vay đối với người nghèo giai đoạn 2015-2017 của NHCSXH huyện Thuận Thành.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Thông qua việc thu thập các số liệu, thông tin báo cáo của các ngân hàng chi nhánh trong hệ thống ngân hàng để từ đó thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại của đơn vị. Nội dung cần so sánh là so sánh số liêu đạt được qua các năm từ năm 2015 đến năm 2017.

Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng vốn, dư nợ cho vay… của kỳ này so với kỳ trước, của NHCSXH huyện Thuận Thành với toàn hệ thống để nhằm đánh giá

thực trạng hoạt động cho vay tín dụng đối với người nghèo. Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đánh giá hoạt động cho vay vốn tín dụng và tác động của nó đến hộ nghèo yêu cầu cần phải làm rõ nhiều chỉ tiêu, nhiều vấn đề liên quan, kể cả các vấn đề chỉ mang tính định tính vì mỗi chỉ tiêu kinh tế hoặc một vấn đề định tính nêu ra chỉ đánh giá được một mặt hoặc một số khía cạnh của vấn đề nghiên cứu, do đó, sử dụng hệ thống chỉ tiêu đảm bảo khắc phục được sự phiến diện trong nghiên cứu, các chỉ tiêu sẽ bổ sung bổ trợ cho nhau, giúp cho việc đánh giá vấn đề nghiên cứu được đầy đủ, toàn diện hơn.

Để phục vụ mục đích nghiên cứu, trong quá trình phân tích tôi sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:

- Nhóm tiêu chí phản ánh khả năng tăng trưởng quy mô tín dụng cho vay hộ nghèo, bao gồm: tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cho vay; tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay; dư nợ cuối kỳ cho vay hộ nghèo.

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cho vay

Tổng nguồn vốn cho vay năm nay

= x 100% Tổng nguồn vốn cho vay năm trước

Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay

Tổng doanh số cho vay năm nay

= x 100% Tổng doanh số cho vay năm trước

Dư nợ cuối

kỳ =

Dư nợ đầu kỳ +

Doanh số cho vay trong kỳ -

Doanh số thu nợ trong kỳ

- Nhóm tiêu chí phản ánh khả năng tiết kiệm chi phí, bao gồm: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ thu lãi.

= x 100% Tổng dư nợ cuối kỳ Tỷ lệ nợ xấu Số dư nợ xấu = x 100% Tổng dư nợ Tỷ lệ thu lãi

Số lãi thu trong kỳ

= x 100% Tổng số lãi phải thu trong kỳ

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá về mức đáp ứng nhu cầu về vốn vay, lãi suất và thời hạn vay.

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

XÃ HỘI HUYỆN THUẬN THÀNH

3.1. Giới thiệu khái quát về chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội huyện Thuận Thành Thuận Thành

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Thành được thành lập theo Quyết định số 652/QĐ-HĐQT ngày 10/07/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH, đến ngày 16/9/2003 chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Thành là một trong những Phòng giao dịch của Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Ninh hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, không vì mục đích lợi nhuận, chịu sự giám sát quản lý của Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Ninh.

Tên giao dịch: Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Thành Trụ sở chính: Thị trấn Hồ - huyện Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh. Điện thoại: 0220.3828167

Tại Ngân hàng CSXH huyện Thuận Thành hiện đang thực hiện cho vay 9 chương trình, đó là: cho vay hộ nghèo; cho vay giải quyết việc làm; cho vay học sinh sinh viên; cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường; cho vay hộ nghèo về nhà ở; cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; cho vay hộ cận nghèo. Thông qua phương thức cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội và cho vay trực tiếp đến khách hàng để cho vay tới 18 xã, thị trấn trong huyện.

3.1.2. Mô hình tổ chức và bộ máy hoạt động của Ngân hàng

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức NHCSXH huyện Thuận Thành

Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thuận Thành

Ban giám đốc: 02 người (giám đốc và phó giám đốc).

Tổ kế toán, ngân quỹ: 04 người (01 kế toán trưởng, 02 kế toán viên và 01 thủ quỹ).

Tổ kế hoạch tín dụng: 04 người (01 tổ trưởng và 03 cán bộ tín dụng). Ban giám đốc có nhiệm vụ tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm về mọi công việc của ngân hàng, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do Ngân hàng CSXH tỉnh giao, đồng thời trực tiếp điều hành các tổ; là bộ phận chịu trách nhiệm đưa ra các quyết sách trong toàn bộ hoạt động của đơn vị.

Tổ kế toán, ngân quỹ: Thực hiện kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, giao dịch trực tiếp với khách hàng, thường xuyên theo dõi, kiểm tra sự biến động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THUẬN THÀNH BẮC NINH (Trang 34 -34 )

×