0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Mô hình tổ chức và bộ máy hoạt động của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THUẬN THÀNH BẮC NINH (Trang 43 -47 )

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Mô hình tổ chức và bộ máy hoạt động của Ngân hàng

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức NHCSXH huyện Thuận Thành

Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thuận Thành

Ban giám đốc: 02 người (giám đốc và phó giám đốc).

Tổ kế toán, ngân quỹ: 04 người (01 kế toán trưởng, 02 kế toán viên và 01 thủ quỹ).

Tổ kế hoạch tín dụng: 04 người (01 tổ trưởng và 03 cán bộ tín dụng). Ban giám đốc có nhiệm vụ tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm về mọi công việc của ngân hàng, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do Ngân hàng CSXH tỉnh giao, đồng thời trực tiếp điều hành các tổ; là bộ phận chịu trách nhiệm đưa ra các quyết sách trong toàn bộ hoạt động của đơn vị.

Tổ kế toán, ngân quỹ: Thực hiện kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, giao dịch trực tiếp với khách hàng, thường xuyên theo dõi, kiểm tra sự biến động

Ban giám đốc

Tổ kế hoạch tín dụng Tổ kế toán, ngân quỹ

Tổ tiết kiệm và vay vốn

Hộ vay Hộ vay Hộ vay

của tài khoản và tính chất của tài khoản mình phụ trách. Lập báo cáo nghiệp vụ kế toán định kỳ, chịu trách nhiệm về sự chính xác và trung thực của số liệu báo cáo, phân tích đánh giá quản lý chi tiêu của đơn vị, đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn hoặc kinh phí. Thực hiện kiểm tra tiền, thu - chi tiền mặt đúng chế độ trong phạm vi trách nhiệm của người thủ quỹ ngân hàng.

Tổ kế hoạch tín dụng: Xây dựng và tham mưu cho giám đốc trong xây dựng và điều hành kế hoạch tín dụng. Lập và triển khai các hoạt động mà ngân hàng cấp trên chỉ định, trực tiếp thực hiện toàn bộ tác nghiệp về hoạt động tín dụng. Hướng dẫn các đơn vị nhận ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, thành lập các Tổ Tiết kiệm vay vốn (Tổ TK&VV), lập danh sách và hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Chịu trách nhiệm hướng dẫn cho các Tổ TK&VV thực hiện các công việc mà ngân hàng chính sách xã hội đã ủy thác cho các tổ chức hội. Tập hợp hồ sơ vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách từ các xã gửi lên, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ trình cấp trên xem xét phê duyệt cho vay. Thực hiện các thủ tục hồ sơ vay vốn, giao ban trực tiếp những ngày giao dịch với Tổ TK & VV, phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội làm nhiệm vụ ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thực hiện kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay trước, trong và sau khi cho vay. Thực hiện công tác cho vay, đôn đốc thu nợ, thu lãi, lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ quá hạn và xử lý nợ rủi ro cho các đối tượng được phân công.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc vay vốn, trả nợ, thực hiện theo quy định, Ngân hàng CSXH huyện Thuận Thành cho đặt 18 điểm giao dịch ở 18 xã, thị trấn với lịch giao dịch được cố định hàng tháng vào các ngày.

Về mô hình và phương thức quản lý vốn tín dụng: Thực hiện Văn bản 1114A/NHCS-TD ngày 22/04/2007 của Ngân hàng CSXH Việt Nam về

việc hướng dẫn nội dung ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giữa Ngân hàng CSXH với các tổ chức chính trị xã hội, Ngân hàng CSXH huyện Thuận Thành đã thực hiện ký văn bản liên tịch và hợp đồng ủy thác với 4 tổ chức chính trị xã hội tại địa phương, đó là: Hội Nông dân; Hội Liên hiệp Phụ nữ; Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên. Các tổ chức chính trị xã hội làm dịch vụ ủy thác từng phần cho Ngân hàng CSXH, là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân.

Về Tổ Tiết kiệm và vay vốn: Tổ Tiết kiệm và vay vốn được thành lập trên cơ sở những hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn cùng sống trên một địa bàn dân cư, được chính quyền xã chấp thuận. Hoạt động của Tổ TK & VV theo nguyên tắc tự nguyện, tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh và đời sống, cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng thời hạn. Tổ TK & VV còn được giao nhiệm vụ tổ chức bình xét công khai, dân chủ những người có đủ điều kiện vay vốn tín dụng ưu đãi, có sự quản lý, hướng dẫn và giám sát của các tổ chức chính trị xã hội, trưởng khu dân cư, trình UBND cấp xã, thị trấn phê duyệt. Hiện nay, tại huyện Thuận Thành đã xây dựng, củng cố và kiện toàn được 275 tổ TK & VV, tạo màng lưới rộng khắp trên địa bàn các xã, thị trấn. Việc thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua Tổ TK & VV là đúng đắn, quyết định sự phát triển bền vững của Ngân hàng CSXH huyện.

Hoạt động giao dịch lưu động tại các xã, thị trấn: Cho vay hộ nghèo gồm những món vay nhỏ, lẻ; khách hàng là những người nghèo và ở tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện, việc đi lại giao dịch với ngân hàng cũng rất khó khăn. Thực hiện Văn bản số 2064, 2064A, 2362 về thành lập tổ giao dịch lưu động tại các xã, thị trấn để giúp người nghèo dễ tiếp cận vốn của Ngân hàng CSXH mà không tốn chi phí đi lại, đồng thời để thuận tiện trong việc tuyên truyền phổ biến chính sách của nhà nước và thủ tục của Ngân hàng CSXH về các chương trình tín dụng ưu đãi, công khai tình hình vay vốn, trả nợ của

khách hàng trong từng xã, thị trấn, Ngân hàng CSXH huyện Thuận Thành đã tổ chức các tổ giao dịch lưu động về làm việc tại các điểm giao dịch xã, thị trấn. Phương thức này thể hiện tính ưu việt riêng có của Ngân hàng CSXH. Hàng năm, tỷ lệ giải ngân tại các điểm giao dịch đạt trên 98%, tỷ lệ thu nợ đạt trên 70%; tỷ lệ thu lãi đạt trên 98%.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THUẬN THÀNH BẮC NINH (Trang 43 -47 )

×