0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh và các hội đoàn thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THUẬN THÀNH BẮC NINH (Trang 95 -102 )

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh và các hội đoàn thể

Thực tiễn cho thấy, nơi nào được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo sát sao thì nơi đó chất lượng tín dụng chính sách được nâng cao và đạt kết quả tốt, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, nhân dân phấn khởi tin tưởng và đồng tình ủng hộ; ngược lại nơi nào có chính quyền địa phương đặc biệt là cấp xã thiếu quan tâm, chỉ đạo, có biểu hiện phó thác việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho NHCSXH các tổ chức hội, đoàn thể và tổ tiết kiệm và vay vốn, nơi đó chất lượng tín dụng chính sách trở nêu yếu kém, nợ quá hạn cao, đời sống hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác gặp khó khăn, an sinh xã hội chưa được bảo đảm, nhân dân bất bình. Để thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước trong thời gian tới, chính quyền địa phương các cấp cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện hơn nữa cho hoạt động NHCSXH.

Một là, đưa việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước vào các chương trình nghị sự có liên quan ở địa phương, ra nghị quyết và gắn với thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ.

Hai là, phát huy quyền dân chủ, tính công khai minh bạch trong thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Ba là, huy động nguồn lực chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến tín dụng dành cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội ở địa phương; hàng năm, trích nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương để bổ sung vốn cho vay trên địa bàn theo cơ chế, chính sách ưu đãi của địa phương.

Bốn là, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý, thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội và hoạt động của NHCSXH.

Năm là, tích cực chỉ đạo xử lý các khoản nợ quá hạn, bị chiếm dụng. Đối với địa bàn có tỷ lệ nợ quá hạn từ 2% trở lên thì thành lập Ban chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách và triển khai thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo (tại các cấp xã, thành lập tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi).

Sáu là, tổ chức điều tra quản lý chặt chẽ danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; chủ động, điều chỉnh bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, hộ cần nghèo và các đối tượng chính sách khác để có căn cứ xác định đối tượng cho vay vốn NHCSXH; liên đới trách nhiệm trong việc cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn, bảo đảm vốn vay đến đúng đối tượng, phát huy hiệu quả, người vay trả nợ ngân hàng; nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

KẾT LUẬN

Công cuộc xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, được đặt lên hàng đầu trong mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. NHCSXH là tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu XĐGN, phát triển kinh tế xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận. Muốn XĐGN nhanh và bền vững thì một vấn đề quan trọng là nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH. Những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo Việt Nam nói chung, tỉnh Bắc Ninh nói riêng trong đó có huyện Thuận Thành đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc xoá đói giảm nghèo.

Tuy đã đạt được những kết quả như vậy, hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng CSXH vẫn còn một số hạn chế có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thay đổi thu nhập của hộ nghèo như: thu nhập của hộ còn khá thấp, khả năng tái nghèo lớn; cho vay không đúng đối tượng; việc bình xét hộ vay vốn chưa thật công bằng; thẩm định hộ vay chưa sát sao; mức vốn vay/hộ thấp, hộ còn phải vay bổ sung; kiểm tra giám sát không thường xuyên; số hộ sử dụng vốn sai mục đích khá cao; sự hỗ trợ đối với hộ sau khi vay vốn chưa được quan tâm; cơ chế điều hành chưa đồng bộ, công tác phối hợp, tuyên truyền chưa sâu, rộng; chưa có phần mềm quản lý vốn vay tại các xã, thị trấn, các tổ chức hội và tổ vay vốn…

Qua phân tích đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng CSXH trên địa bàn huyện Thuận Thành, một số giải pháp đã được tác giả nêu ra nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn. Khi thực hiện các giải pháp đó một số vấn đề hạn chế trong công tác tín dụng sẽ được loại bỏ đồng thời tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người vay vốn, qua đó vấn đề an sinh xã hội được bảo đảm.

Tôi tin tưởng rằng, thực hiện các giải pháp đã đề cập thì số hộ nghèo của huyện Thuận Thành sẽ giảm nhanh. Kinh tế - xã hội của huyện Thuận

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả rà soát, bình xét, xác định hộ nghèo, cận nghèo năm 2015 của Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện Thuận Thành.

2. Chỉ thị số 40-CT/TW Ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. 3. Dương Mạnh Hùng (2017), Quản lý vốn cho vay hộ nghèo của Ngân

hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. 4. Ngân hàng chính sách (2013), Báo cáo tổng kết hoạt động thường niên

năm 2013, Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

5. Ngân hàng chính sách Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2015-2017 của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh.

6. Ngân hàng chính sách (2017), Báo cáo tổng kết hoạt động thường niên năm 2017, Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.

7. Ngân hàng chính sách xã hội - Chuyên đề đào tạo: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội.

8. Nguyễn Bích Thêm, “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho hộ nông dân ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” luận văn thạc sỹ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh.

9. Nguyễn Thành An, “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nghệ An” luận văn thạc sỹ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

10. Nguyễn Thị Mai Sao, “ Nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hộ tỉnh Lạng Sơn” luận văn thạc sỹ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh.

11. Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách (Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2015-2017 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thuận Thành.

12. Quan điểm của Đảng, nhà nước về xóa đói, giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay của Đại tá, ThS. Đặng Văn Thi .Nguồn: Viện Khoa học xã hội nhân văn Quân sự - Bộ quốc phòng.

PHỤ LỤC

PHIẾU CÂU HỎI ĐIỀU TRA NGƯỜI NGHÈO

Ngày phỏng vấn: ……… Nơi phỏng vấn: ……… Người phỏng vấn: ………

A. Thông tin chung về người được phỏng vấn:

1, Họ và tên: ………..tuổi: …, giới tính: Nam: Nữ:

2, Địa chỉ thường trú: ……… 3, Trình độ văn hoá: ………..

B. Thông tin chung về hộ gia đình.

1. Khu vực định cư: Xã: ………huyện …………

2. Nguồn thu nhập chính: Chăn nuôi: . Trồng trọt: . Kinh doanh: Khác: 3. Tổng số nhân khẩu của hộ: ………người.

4. Số lao động của hộ: ……… người. 5. Diện tích đất đai của hộ năm 2014

Chỉ tiêu Tổng số m2 Trong đó Giao khoán Đấu thầu Thuê mướn a. Nhà ở và tạp vườn b. Đất trồng cây hàng năm c. Đất trồng cây lâu năm, ăn qủa d. Đất mặt nước, ao hồ

e. Đất khác Tổng diện tích

6. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất.

TT Tên tài sản Đánh dấu X Số lượng

(cái) Giá trị (1000 đ) 1 Trâu bò 2 Lợn 3 Cày bừa 4 Xe bò

5 Bình bơm thuốc sâu 6 Máy tuốt

7 Khác

Tổng giá trị

7. Tình hình trang bị tư liệu tiêu dùng

TT Tên tài sản Đánh dấu X Số lượng

(cái) Giá trị (1000 đ) 1 Ti vi màu 2 Ti vi đen trắng 3 Đầu vi deo 4 Radio 5 Điện thoại 6 Xe máy 7 Xe đạp 8 Bàn tiếp khách 9 Quạt điện 10 Giường tủ 11 Nồi cơm điện 12 Tài sản khác

C. Tình hình đầu tư và vay vốn của hộ.

1. Gia đình ông bà có phải là thành viên của các nhóm tín dụng không? Có: Không:

2. Nếu có ông (bà) tham gia những nhóm tín dụng nào? Quỹ tín dụng nhân dân: Hội cựu chiến binh: Hội nông dân: Đoàn thanh niên: Hội phụ nữ: Khác (ghi rõ): 3. Ông (bà) có vay vốn tín dụng không?

Có: Không:

4. Nếu có, ông (bà) vay vốn từ những nguồn nào sau đây?

Tổ chức tín dụng Có/không Nếu có (không) thì tại sao? Ghi chú

Ngân hàng NN&PTNT Ngân hàng Chính sách Quỹ tín dụng nhân dân Bạn bè, người thân Khác

Ghi chú: Nếu hộ có (không) vay vốn thì ghi rõ lý do, có thể: (1) Nhu cầu vay (5) Thủ tục vay

(2) Thời hạn vay (6) Thông tin về nguồn vốn này (3) Đáp ứng điều kiện vay (7) Lý do khác (ghi rõ)

(4) Lãi suất

5, Thông tin cụ thể về tình hình vay vốn của hộ nghèo.

Nguồn vay

Số tiền yêu cầu được vay

(1000 đồng) Số tiền thực tế được vay (1000 đồng) Thời hạn vay (tháng)

Lãi suất vay (%/tháng)

Ngân hàng NN&PTNT Ngân hàng CSXH Quỹ tín dụng nhân dân Bạn bè, người thân Khác

Dưới 1 năm: Từ 1 - 3 năm: Trên 3 năm:

7. Mục đích sử dụng vốn của ông (bà)?

Trồng trọt: Tiêu dùng: Chăn nuôi: Trản nợ:

Phát triển ngành nghề TTCN: Mục đích khác (ghi rõ): Kinh doanh buôn bán:

8. Ai là người quản lý (quyết định sử dụng) vốn vay trong gia đình?

Chồng: Vợ: Con cái:

9. Hiện tại tổng số tiền còn nợ của gia đình: ……….. (1000 đồng)

Trong đó: Nợ quá hạn: ………. (1000 đồng) Lý do nợ quá hạn: ………...

D. Ý kiến của hộ điều tra

Nếu ông (bà) vay vốn của ngân hàng Chính sách Xã hội, xin ông bà cho ý kiến của mình về các vấn đề tiếp cận tín dụng hiện nay tại ngân hàng này:

1. Mức cho vay?

Rất thấp: Thấp: Bình thường: Cao: Rất cao:

2. Lãi suất vay?

Rất thấp: Thấp: Bình thường: Cao: Rất cao:

3. Thời hạn cho vay?

Rất ngắn: Ngắn: Bình thường: Dài: Rất dài: H. Nguyện vọng của các hộ điều tra

1. Ông (bà) có nhu cầu vay vốn trong thời gian tới không? Có: Không:

2. Nhu cầu vay vốn trong thời gian tới: ……….……. (1000 đồng)

3. Xin ông bà cho biết những khó khăn hiện nay của gia đình, đặc biệt trong việc vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh và những đề xuất (nếu có)

……… ………

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THUẬN THÀNH BẮC NINH (Trang 95 -102 )

×