Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay đối với người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh huyện thuận thành bắc ninh (Trang 78 - 82)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.2.Những hạn chế và nguyên nhân

3.5.2.1.Hạn chế

Quy mô đầu tư cho một hộ còn thấp: Do nguồn vốn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn vốn TW nên tuy dư nợ đối với hộ nghèo đã được nâng lên, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của hộ vay, điều này đã phần nào tác động làm hạn chế hiệu quả vốn vay.

- Thời gian cho vay chưa gắn với chu kỳ SXKD: Về nguyên tắc, việc xác định thời hạn cho vay đối với từng món vay căn cứ vào chu kỳ SXKD của đối tượng vay, khả năng trả nợ của hộ vay và nguồn vốn. Nhưng việc xác định kỳ hạn nợ đối với cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh trong thời gian vừa qua chưa gắn với chu kỳ SXKD của từng đối tượng vay, có những đối tượng vay chu kỳ SXKD ngắn hơn nhiều so với thời hạn vay nhưng cũng có đối tượng vay chưa thực hiện hết chu kỳ SXKD thì đã phải đến hạn trả nợ ngân hàng.

- Chưa đánh giá đúng số hộ thoát nghèo và tái nghèo hàng năm: Hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo qua các năm chưa đánh giá chính xác. Tình trạng số hộ nghèo trong danh sách hàng năm thường ít hơn số hộ nghèo thực tế. Số hộ thoát nghèo và tái nghèo hàng năm giữa sổ sách và thực tế còn khác nhau (Số hộ thoát nghèo trong danh sách lớn hơn thực tế, số hộ tái nghèo thực

tế lớn hơn danh sách).

- Nguồn vốn bị hạn chế: Nguồn vốn ngân sách hàng năm Chính phủ chuyển sang cho NHCSXH để cho vay còn hạn chế; trong khi đó nguồn vốn huy động ngân sách địa phương để cho vay hộ nghèo mới đáp ứng một phần rất nhỏ.

- Việc xác định đối tượng hộ nghèo vay vốn còn nhiều bất cập. Theo cơ chế phải là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh nhưng việc bình xét hộ vay vốn từ tổ tiết kiệm và vay vốn lập đưa lên đơn thuần chỉ là danh sách hộ nghèo, trong đó nhiều hộ không có điều kiện và năng lực tổ chức sản xuất, hộ nghèo thuộc diện cứu trợ xã hội, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo.

- Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo là hoạt đông có tính rủi ro cao. Ngoài những nguyên nhân khách quan như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh cây trồng vật nuôi... thường xẩy ra trên diện rộng, thiệt hại lớn còn là những nguyên nhân khác từ bản thân hộ nghèo như: Thiếu kiến thức làm ăn, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, sức cạnh tranh kém, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đầu tư.

- Chất lượng tín dụng còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, hoạt động dịch vụ ủy thác của các tổ chức hội, bình xét cho vay công khai xác nhận đối tượng cho vay của các cấp có thẩm quyền. Công tác kiểm tra giám sát chế độ còn hạn chế, còn hiện tượng xâm tiêu, chiếm dụng, thu nợ, thu lãi không nộp ngân hàng.

3.5.2.2.Nguyên nhân

Thứ nhất, do quá trình xác định hộ nghèo, các đối tượng chính sách được vay vốn:

Xác định hộ nghèo vay vốn ưu đãi là một bước quan trọng trong triển khai chính sách. Để bình xét hộ nghèo nào sẽ được vay vốn, tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ chức hội, ban xóa đói giảm nghèo xã dựa trên danh sách hộ nghèo

vốn tại các tổ vay vốn vẫn không tránh được tình trạng theo cảm tính chiếu cố của cán bộ xã, cán bộ hội, anh em dòng tộc. Kết quả, một số hộ không thực sự thuộc diện nghèo vẫn được ưu tiên đưa vào danh sách xét duyệt để tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước. Trong khi còn một số hộ nghèo nằm trong danh sách không được vay vốn.

Thứ hai, nguyên nhân từ phía chính quyền địa phương và ngân hàng

Về phía địa phương, chính quyền địa phương trước đây trực tiếp xác nhận đối tượng vay vốn, đây là nguồn tín dụng ưu đãi nên nhiều người có nhu cầu vay. Vì vậy, xảy ra tình trạng gia đình có quan hệ tốt với chính quyền được xếp vào diện vay vốn mà thực tế hộ đó là khá giả. Điều đáng tiếc này vẫn chưa giải quyết được ngay cả khi đã triển khai qui chế dân chủ cơ sở. Mặt khác, theo qui định của chính sách, chính quyền địa phương sẽ xác nhận cho các hộ nghèo vay. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ hộ nghèo vay vốn không có khả năng trả nợ cao sẽ tạo gánh nặng cho chính quyền. Nên khi xét duyệt, người quá nghèo thường là các hộ nghèo không biết cách làm ăn, hoặc thiếu lao động, cá biệt là hộ nghèo lười biếng hoặc mắc tệ nạn xã hội không có tên trong danh sách hộ nghèo được vay vốn. Cuối cùng, do chạy theo thành tích nhiều địa phương hàng năm bắt buộc phải giảm tỷ lệ hộ nghèo trong khi bản thân các hộ này chưa thực sự thoát nghèo. Điều đó, cũng có nghĩa là họ không còn là đối tượng hưởng lợi của chính sách.

Về phía ngân hàng, không chỉ chính quyền địa phương mà cả Ngân hàng cũng tạo ra rào cản trong tiếp cận vốn của người nghèo. Quyết định này phụ thuộc hoàn toàn vào danh sách địa phương gửi lên. Trong khi, NHCSXH không thể kiểm tra được tính chính xác của đối tượng hưởng lợi mặc dù trong thực tế khi cho vay biết đó là hộ không nghèo nhưng chưa có biện pháp giải quyết. Bên cạnh đó, ở một chi nhánh nào đó do muốn bảo toàn vốn nên ngân hàng không có tâm lý cho các hộ nghèo vay vì lý do ngại khó thu hồi. Họ sẵn sàng cho các hộ không phải nghèo vay nên tình trạng cho các hộ đã thoát nghèo vay tiền khá phổ biến ở các địa phương. Thêm vào đó, nguồn vốn thực

hiện chính sách chưa chủ động vì phụ thuộc vào ngân sách cấp bù lãi suất khiến cho chi nhánh rơi vào thế bị động. Vì vậy, khi có vốn cần phải giải ngân trong thời gian ngắn, không có thời gian để thẩm định nên ngân hàng cho các hộ khá giả vay vừa hoàn thành chỉ tiêu vừa bảo toàn nguồn vốn.

Thứ ba, nguyên nhân từ phía hộ nghèo

Một số lớn người nghèo, hộ nghèo sợ làm ăn thua lỗ không trả được lãi và gốc cho ngân hàng. Chính điều này đã dẫn đến nghịch lý, ở một số địa phương hộ quá nghèo không được đưa vào danh sách thì một số nơi hộ nghèo được xếp vào đối tượng cho vay lại không vay. Điều này đặc biệt nghiêm trọng ở các xã miền núi, số đông là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nếu được vay vốn họ e ngại không biết sử dụng vốn thế nào cho hiệu quả nên đã từ chối không vay vì sợ mang nợ. Ngoài ra còn một số tỷ lệ đáng kể các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn nhưng không tiếp cận được vốn vì họ không chứng minh được hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này chính là sự hạn chế năng lực, trình độ của người nghèo.

Thứ tư, Bộ máy tổ chức từ trung ưng đến địa phương chưa được bố trí sắp xếp một cách khoa học, hợp lý, nhất là ở cấp huyện với số lượng cán bộ mỏng, công tác tại địa bàn rộng, vùng sâu, vùng xa. Khó khăn về mọi mặt, cơ chế chính sách lương, thưởng, điều kiện làm việc… còn có nhiều bất cập, nên rất khó khăn trong tuyển dụng cũng như đảm bảo về chất lượng cán bộ trong việc phát triển mạng lưới.

Thứ năm, phương thức cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay chưa thực sự linh hoạt, hiện NHCSXH cho vay chủ yếu đối tượng là hộ gia đình, mức cho vay, thời hạn cho vay từng đối tượng được ấn định một mức cụ thể; vậy nên dẫn đến tình trạng cào bằng khi vay vốn, khó tập trung vốn để phát triển, sử dụng vốn vay sai mục đich, xảy ra hiện tượng vay hộ, vay ké, hiệu quả sử dụng vốn vay thấp.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

XÃ HỘI HUYỆN THUẬN THÀNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay đối với người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh huyện thuận thành bắc ninh (Trang 78 - 82)