Thiết kế nghiên cứu và quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo khối kinh tế trường đhvl (Trang 33)

3.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Như đã giới thiệu ở Chương 1, nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng cụ thể như sau:

Bước 1: nghiên cứu định tính

- Nghiên cứu định tính dựa vào cơ sở lý luận thông qua việc thảo luận nhóm và các chuyên gia đang làm công tác quản lý tại các khoa, phòng chức năng của trường nhằm điều chỉnh và bổ sung bảng câu hỏi khảo sát cho việc nghiên cứu.

- Gửi thư mời và thông báo nội dung thảo luận đến các chuyên gia đang làm công tác quản lý tại các khoa, phòng chức năng của trường. Nghiên cứu này được thực hiện trong tháng 09/2015 (tham khảo phụ lục 1). Mục tiêu của việc thảo luận nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát của thang đo và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo.

Bước 2: nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi khảo sát sinh viên hệ đại học chính quy từ năm thứ 2, thứ 3 và thứ 4 của các khoa kinh tế tại trường ĐHVL (Cơ sở 2). Thông qua bảng câu hỏi chi tiết được sử dụng

để thu thập dữ liệu. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp định mức kết hợp với thuận tiện. Lý do tác giả chọn phương pháp lấy mẫu phi xác suất này là nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời mẫu vẫn có thể đại diện cho đám đông nghiên cứu. Mẫu chọn ban đầu 560 mẫu sau đó tổng hợp số phiếu khảo sát như sau: số phiếu phát ra là 560 phiếu, số phiếu thu về là 560 phiếu, trong quá trình xử lý dữ liệu và làm

sạch số liệu có 08 phiếu trả lời không hợp lệ. Do đó, mẫu khảo sát chính thức còn 552 phiếu.

3.2.2. Quy trình nghiên cứu

- Kiểm tra hệ số Cronbach alpha - Loại các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ

- Kiểm tra hệ số Cronbach alpha nếu bị loại biến

- Kiểm tra phương sai trích - Kiểm tra các nhân tố rút trích - Loại các biến không đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt

- Kiểm tra sự khác biệt hay không về sự hài lòng giữa SV nam và nữ - Kiểm tra sự khác biệt hay không về sự hài lòng giữa SV năm 2,3,4 Đo lường độ tin cậy Cronbach Alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA Cơ sở lý luận Thang đo nháp Nghiên cứu định lượng (n =552 ) Phân tích mô hình hồi quy đa biến Kiểm định Levene Thảo luận nhóm (n=30) Thang đo chính thức nháp - Kiểm tra đa cộng tuyến - Kiểm tra tự tương quan - Kiểm tra sự phù hợp

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu các yếu tốảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về

chất lượng đào tạo khối kinh tế - Trường Đại học Văn Lang

3.3. Xây dựng và điều chỉnh thang đo

Quy trình xây dựng thang đo trong nghiên cứu dựa vào quy trình do Churchill (1979) đưa ra (dẫn theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang 2008). Thang đo các yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng của sinh viên được xây dựng trên cơ sở lý luận và tham khảo các thang đo nhân tố ảnh hưởng sự hài lòng của các nghiên cứu trước. Tuy nhiên, mỗi ngành đào tạo của trường có tính đặc thù riêng nên việc điều chỉnh thang đo cho phù hợp với điều kiện thực tế tại trường Đại học Văn Lang là cần thiết.

Toàn bộ nghiên cứu đo lường đánh giá sự hài lòng của sinh viên đều được sử

dụng thang đo Likert 5 mức độ; các câu hỏi đều ở dạng tích cực với việc phân chia hai cực mức 1- Hoàn toàn không đồng ý và mức 5 Hoàn toàn đồng ý.

Trên cơ sở lý luận cùng với các nghiên cứu trước đồng thời để thang đo mang tính xác thực hơn, tác giả đã tổ chức một cuộc thảo luận nhóm về phân tích sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo. Sau khi thực hiện thảo luận nhóm xong, tác giả đã

điều chỉnh, bổ sung bảng câu hỏi điều tra chính thức có 5 nhân tố đánh giá sự hài lòng với 26 biến quan sát được dùng để xây dựng thang đo sự hài lòng của sinh viên gồm: 1) Chương trình đào tạo; 2) Đội ngũ giảng viên; 3) Tài liệu học tập; 4) Công tác quản lý; 5) Cơ sở vật chất.

3.3.1. Thang đo về chương trình đào tạo

Thang đo về chương trình đào tạo được ký hiệu CTDT gồm 03 biến quan sát ký hiệu CTDT1 đến CTDT3 (xem bảng 3.1) và được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.

Bảng 3.1 Thang đo về chương trình đào tạo Ký hiệu biến Các biến đo lường

CTDT1

Đề cương chi tiết được giới thiệu ngay từ buổi đầu rõ ràng và đầy đủ

(đề cương chi tiết của từng học phần phải thể hiện rõ số tiết, điều kiện tiên quyết cách thức đánh giá học phần, giáo trình, tài liệu tham khảo

vv...)

CTDT2 Các học phần được cập nhật và đổi mới hàng năm CTDT3 Tỷ lệ giờ lý thuyết, thực hành hợp lý.

3.3.2. Thang đo vềđội ngũ giảng viên

Thang đo về đội ngũ giảng viên được ký hiệu DNGV gồm 06 biến quan sát ký hiệu DNGV1 đến DNGV6 (xem bảng 3.2) và được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.

Bảng 3.2 Thang đo về đội ngũ giảng viên Ký hiệu biến Các biến đo lường

DNGV1 Giảng viên lên lớp đúng giờ và được duy trì trong suốt quá trình giảng dạy tại trường.

DNGV2 Giảng viên giảng dạy đúng kế hoạch (đề cương chi tiết môn học và nội dung chương trình đào tạo).

DNGV3 Phương pháp giảng dạy tốt, dễ hiểu và phù hợp với yêu cầu của học phần.

DNGV4 Giảng viên có thực hiện nhiều phương pháp giảng dạy trên lớp. DNGV5 Giảng viên gần gũi, nhiệt tình giải đáp thắc mắc của sinh viên. DNGV6 Giảng viên đánh giá, chấm điểm công bằng và hợp lý.

3.3.3. Thang đo về tài liệu học tập

Thang đo về tài liệu học tập được ký hiệu TLHT gồm 06 biến quan sát ký hiệu TLHT1 đến TLHT6 (xem bảng 3.3) và được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.

Bảng 3.3 Thang đo về tài liệu học tập Ký hiệu biến Các biến đo lường

TLHT1 Thư viện đảm bảo không gian, đáp ứng đủ chỗ ngồi phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên.

TLHT2 Tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu phù hợp với chương trình đào tạo, phong phú, đa dạng và được cập nhật thường xuyên đầy đủ. TLHT3 Hỗ trợ sinh viên học trực tuyến trên website của thư viện & download

về máy tính.

TLHT4 Quy trình, thủ tục mượn trả sách, giáo trình tài liệu đơn giản và thuận lợi cho sinh viên.

TLHT5 Thời gian cho mượn sách, giáo trình, tài liệu về nhà phù hợp cho sinh viên.

TLHT6 Thời gian mở, đóng cửa thư viện phù hợp với nhu cầu của sinh viên khi đến đọc sách & nghiên cứu.

3.3.4. Thang đo về công tác quản lý

Thang đo về công tác quản lý được ký hiệu CTQL gồm 05 biến quan sát ký hiệu CTQL1 đến CTQL5 (xem bảng 3.4) và được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.

Bảng 3.4 Thang đo về công tác quản lý Ký hiệu biến Các biến đo lường

CTQL1 Lãnh đạo nhà trường đối thoại trực tiếp và giải quyết thỏa đáng các thắc mắc của sinh.

CTQL2 Ban chủ nhiệm Khoa hiểu rõ được nhu cầu của sinh viên và quan tâm

đến lợi ích chính đáng của người học.

CTQL3 Thời khóa biểu, thời gian học tập (lý thuyết và thực hành) được bố trí hợp lý cho sinh viên.

CTQL4

Nhân viên phụ trách đào tạo của Khoa đáp ứng kịp thời các thắc mắc, yêu cầu của sinh viên về kết quả học tập về công tác liên quan đến

đào tạo và hỗ trợ sinh viên nắm rõ chương trình đào tạo đại học nhằm mục tiêu đạt kết quả học tập tốt.

CTQL5

Nhân viên phụ trách công tác sinh viên hướng dẫn, giúp đỡ tận tình sinh viên hiểu được các nội quy, quy chế & chính sách của nhà trường.

3.3.5. Thang đo về cơ sở vật chất

Thang đo về cơ sở vật chất được ký hiệu CSVC gồm 06 biến quan sát ký hiệu CSVC1 đến CSVC6 (xem bảng 3.5) và được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.

Bảng 3.5 Thang đo về cơ sở vật chất Ký hiệu biến Các biến đo lường

CSVC1 Khuôn viên trường khang trang, rộng rãi, thoáng mát. CSVC2 Phòng học đảm bảo đủ chỗ ngồi, đủ ánh sáng và mát mẻ. CSVC3 Trang thiết bịđầy đủ phục vụ cho học tập và giảng dạy.

CSVC4 Sân bãi thể dục thể thao đáp ứng được nhu cầu rèn luyện thể thao của sinh viên.

CSVC5 Website của trường đa dạng, phong phú, được cập nhật thường xuyên. CSVC6 Nhà vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát và đảm bảo đầy đủ nước.

3.3.6. Thang đo về sự hài lòng

Thang đo về sự hài lòng được ký hiệu SHL gồm 06 biến quan sát ký hiệu SHL1

đến SHL6 (xem bảng 3.6) và được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.

Bảng 3.6 Thang đo về sự hài lòng Ký hiệu biến Các biến đo lường

SHL1 Anh/ Chị hài lòng với chất lượng đào tạo các học phần cũng như môi trường học tập của Trường Đại học Văn Lang.

SHL2 Anh/ Chị lĩnh hội được nhiều kỹ năng cần thiết trong cuộc sống khi

đang theo học tại Trường Đại học Văn Lang.

SHL3 Anh/ Chị hài lòng về năng lực, trình độ của cán bộ công nhân viên, giảng viên của trường.

SHL4 Anh/ Chị hài lòng về chính sách học phí của trường ổn định không thay đổi trong suốt thời gian học.

SHL5 Anh/ Chị cảm thấy yên tâm và tự tin khi theo học tại Trường Đại học Văn Lang.

SHL6 Anh/ Chị sẽ giới thiệu với người thân, bạn bè của mình về Trường

3.4. Phương pháp chọn mẫu

Căn cứ vào số liệu thống kê từ phòng Đào tạo của trường Đại học Văn Lang, tính đến tháng 11/2015 tổng số lượng sinh viên hệ chính quy bậc Đại học của khối kinh tế trường ĐHVL khoảng 4514 sinh viên.

Phương pháp chọn mẫu: nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu định mức kết hợp với thuận tiện (phi xác suất). Lý do tác giả chọn phương pháp này là nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng mẫu vẫn có thểđại diện cho đám đông nghiên cứu.

Dựa trên số lượng mẫu phân bổ cho từng Khoa, tác giả đã trực tiếp xuống các lớp học hướng dẫn chi tiết về cách trả lời bảng câu hỏi. Mỗi câu hỏi được đo lường dựa trên thang đo Likert gồm 5 điểm.

Kích thước mẫu: hiện nay kích thước mẫu bao nhiêu là lớn thì chưa xác định rõ ràng, theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu thị trường thì số quan sát thường từ 200 – 600, hoặc số mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần số biến quan sát được hỏi và cỡ mẫu không nên ít hơn 100 (Hair và cộng sự, 1988, dẫn theo Huỳnh Thị Ngọc Trầm, 2012). Nghiên cứu này có 32 biến quan sát nên số mẫu cần thu thập ít nhất là 160 mẫu, tuy nhiên do còn các biến phân loại nên tác giả chọn 552 mẫu để phân tích trong luận văn.

Do phương pháp lấy mẫu là lấy mẫu định mức kết hợp với thuận tiện (phi xác suất) nên số lượng mẫu phân bố theo từng Khoa cụ thể như sau:

Bảng 3.7 Phân bổ số lượng mẫu cho từng Khoa

STT Khoa Số lượng sinh viên Tỷ lệ (%) Số mẫu 1 Khoa Du lịch 110 19,92 110

2 Khoa Quản trị Kinh doanh 110 19,92 110

3 Khoa Kế toán Kiểm toán 110 19,92 110

4 Khoa Thương mại 110 19,92 110

5 Khoa Tài chính Ngân hàng 112 20,32 112

3.5 Tóm tắt chương 3

Chương 3 tác giả đã trình bày chi tiết các phương pháp nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm đồng thời tham khảo các ý kiến của một số giảng viên cơ hữu đang làm công tác quản lý và một số chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục tại trường. Nghiên cứu

định lượng nhằm thu thập các thông tin dựa trên bảng câu hỏi khảo sát dạng định lượng. Kích thước mẫu được sử dụng trong nghiên cứu chính thức là 552 phiếu.

Chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày phần kết quả nghiên cứu định lượng nhờ

các chỉ số thống kê được từ mẫu, kiểm định thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đa biến và kết quả khác của quá trình phân tích mẫu. Tác giả sẽ sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 22.0 để phân tích các kết quả

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KT QU NGHIÊN CU

4.1. Giới thiệu

Trên cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở các chương trước, chương này tác giả sẽ tập trung giải quyết mục tiêu chính của đề tài là đánh giá các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo khối kinh tế

tại trường Đại học Văn Lang. Chương này bao gồm các nội dung chính như sau: (1) mô tả mẫu nghiên cứu, (2) đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, (3) kết quả phân tích nhân tố EFA, (4) mô hình hồi quy đa biến, (5)

đánh giá các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên.

4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu 4.2.1. Mẫu dựa theo năm học 4.2.1. Mẫu dựa theo năm học

Kết cấu mẫu theo năm học: Đối tượng khảo sát sinh viên khối kinh tế trường

ĐHVL đang theo học năm thứ hai là 110 mẫu, chiếm tỉ lệ 19,93%; Năm thứ ba là 165 mẫu, chiếm 29,89%; Năm thứ tư là 227 mẫu, chiếm 51,18 %. Như vậy, tỷ lệ sinh viên

được khảo sát năm thứ hai thấp so với năm ba, năm ba thấp hơn năm tư. Bởi vì, sinh viên năm thứ 4 được học tại trường lâu hơn và thời gian dài hơn, nên việc đánh giá chất lượng đào tạo chính xác. Riêng đối với sinh viên năm thứ nhất không khảo sát, do

đây là đối tượng mới nhập học vào trường học. Vì vậy, việc đánh giá cảm nhận về chất lượng đào tạo của nhóm sinh viên này là không khả thi.

Bảng 4.1 Thống kê mẫu theo năm học

Năm học

Tổng cộng

Năm 2 Năm 3 Năm 4

Hình 4.1 Mẫu nghiên cứu theo năm học 4.2.2. Mẫu dựa trên đặc điểm giới tính

Kết cấu mẫu theo giới tính: Tổng số sinh viên nam được khảo sát là 168, chiếm tỉ lệ 30,43%; Tổng số sinh viên nữ được khảo sát là 384 mẫu, chiếm tỷ lệ

69,57%. Như vậy, tỷ lệ mẫu sinh viên nam và nữ có sự chênh lệch nhau tương đối lớn. Bởi vì, đây là ngành kinh tế nên số lượng sinh viên nam và nữ có sự khác biệt phản ánh

đúng với thực tế. Bảng 4.2 Thống kê mẫu vềđặc điểm giới tính Giới tính Tổng Cộng Nam Nữ 168 384 552 Hình 4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu vềđặc điểm giới tính

4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Trong nghiên cứu này, tác giả đo lường độ tin cậy thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm loại bỏ các biến không phù hợp.

Một thang đo có độ tin cậy tốt khi hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0.7 – 0.8]. Nếu Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 là thang đo có thể chấp nhận

được về mặt độ tin cậy. Bên cạnh đó, những biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation ) ≤ 0.3 sẽ bị boại (Nunnally & Bernstein, 1994, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011). Sau khi loại các biến không phù hợp, các biến còn lại sẽ tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố EFA ở bước tiếp theo.

4.3.1. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố chương trình đào tạo

Hệ số Cronbach’s alpha của các thành phần đạt yêu cầu về mặt độ tin cậy. Thành phần nhân tố chương trình đào tào có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.616 (xem phụ lục 3), các biến quan sát có hệ số tương quan biến đều lớn hơn 0.3 (>0.3). Tuy nhiên về mặt ý nghĩa thống kê có thể bị loại, xét về mặt nội dung của luận văn tác giả

không loại và giữ lại. Do đây là những biến cần thiết cho việc nghiên cứu sau này. Vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo khối kinh tế trường đhvl (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)