Một là, theo kết quả phân tích bảng 4.19 về nhân tố chương trình đào tạo – Giảng viên cho biết, sinh viên đánh giá nhân tố tỷ lệ giờ lý thuyết, thực hành chỉở mức trung bình đạt giá trị mean 3.33 thấp thứ 1 và độ lệch chuẩn là 1.064 so với các nhân tố
khác. Vì vậy, trong thời gian tới Hội đồng khoa học trường và Hội đồng khoa học khoa, nên điều chỉnh lại tỷ lệ giờ lý thuyết, giờ thực hành các môn học cho phù hợp với chương trình đào tạo. Đặc biệt, chú trọng đến thực hành cao phù hợp với sứ mạng và mục tiêu mà nhà trường đã đề ra.
Hai là, phương pháp giảng dạy của giảng viên cần phải thay đổi, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu học phần. Nhân tố này sinh viên đánh giá ở mức khá đạt giá trị mean 3.46 thấp thứ 2 so với các nhân tố khác và có độ lệch chuẩn là 1.031. Vì vậy, trong thời
gian tới nhà trường yêu cầu giảng viên nên cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với thực tế và có chính sách, cơ chế khuyến khích giảng viên. Đặc biệt, trong thời kỳ mới mà Việt Nam chính thức hội nhập vào cộng đồng ASEAN, tất cả các trường cần tạo điều kiện cho giảng viên cơ hữu, kể cả giảng viên thỉnh giảng phải điều chỉnh lại phương pháp dạy sinh động, cách tiếp cận bài giảng để đạt kết quả cao. Có như thế sinh viên mới yêu thích môn học hơn.
Bên cạnh đó, nhằm thu hút thêm đội ngũ tri thức trẻ tốt nghiệp từ nước ngoài, để
phát triển đa dạng đội ngũ giảng viên cơ hữu, vì đây là đội ngũ trẻ có tinh thần đổi mới, tiếp thu những tinh hoa của thế giới để truyền đạt cho người học tiếp cận được các phương pháp học tập với công nghệ mới.
Ba là, khuyến khích đội ngũ giảng viên cơ hữu trẻ bằng cách hỗ trợ học phí và chính sách tài chính thích hợp, để giảng viên lấy bằng tiến sĩ trong hoặc nước ngoài, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của nghề nghiệp. Ngoài ra, nhà trường có thêm chính sách thu hút những giảng viên đã được đào tạo sẵn và có kinh nghiệm nghề
nghiệp trong giáo dục hay trong thực tiễn.
Bốn là, mời thêm chuyên gia hiện đang công tác tại các doanh nghiệp, ngân hàng Vv… cùng tham gia giảng dạy ở một số môn học như mô phỏng mà khoa TCNH và khoa KTKT đang triển khai. Mục tiêu là ứng dụng từ cơ sở lý thuyết mà sinh viên
đã được học để đưa vào thực tiễn. Tạo cơ hội tốt cho sinh viên được trao đổi kinh nghiệm thực tế, mời các chuyên gia đang làm công tác quản lý (giám đốc, trưởng phòng, kể cả cựu sinh viên của khoa …), giúp cho sinh viên có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm và tạo sự tự tin cho sinh viên sau khi tốt nghiệp tại trường. Đây cũng chính là cơ hội nhà trường giới thiệu đến các doanh nghiệp, ngân hàng những sinh viên khá, giỏi có kỹ năng tốt và thái độứng xử thích nghi với môi trường làm việc.
Năm là, hoạt động nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ thường xuyên của giảng viên nhằm nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học và tìm hiểu những kiến thức mới để
phục vụ công tác giảng dạy. Do đó, nhà trường cần có quy định, chính sách rõ ràng, khuyến khích giảng viên tham gia công tác nghiên cứu khoa học như viết báo, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học hàng năm.
Sáu là, giảng viên cũng cần phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, các phương pháp giảng dạy hiệu quả thông qua các buổi báo chuyên đề của Bộ
môn và của Khoa. Giảng viên cần tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện, giúp đỡ sinh viên có những giờ học tinh thần thật sự thoải mái, trao đổi với giảng viên và thảo luận thẳng thắn những nội dung khoa học nhằm nâng cao chất lượng các buổi học cũng như đạt kết quả cao nhất trong quá trình học tập. Ngoài ra, giảng viên thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của sinh viên để hiểu được những vướng mắc, khó khăn trong quá trình học tập và giải quyết thấu đáo nguyện vọng của sinh viên, để có những điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.
5.2.2 Cơ sở vật chất
Một là, cơ sở vật chất có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập. Phòng học đảm bảo độ thông thoáng với số lượng bàn học cần thiết, hệ thống âm thanh, ánh sáng phục vụ chuyên nghiệp. Hiện nay, hệ thống wifi của trường còn rất yếu, chưa đủ mạnh nên việc tìm kiếm thông tin như tài liệu học tập của sinh viên còn hạn chế. Vì vậy, cần phải trang bị thêm nhiều hệ thống wifi phủ sóng khắp trường để sinh viên có thể truy cập vào hệ thống mạng một cách dễ dàng hơn. Do
đó, việc tìm kiếm tài liệu trên mạng sẽ kích thích khả năng học hỏi của sinh viên. Ngoài ra, nhà trường cũng cần đầu tư phòng học thực hành mô phỏng đạt tiêu chuẩn như: phòng mô phỏng chứng khoán, phòng mô phỏng thực hành, trang thiết bị văn phòng, máy đếm tiền, máy Scanner, máy Fax Vv... giúp cho sinh viên được thực hành trực tiếp tại các phòng mô phỏng.
Hai là, không gian thư viện của trường còn nhỏ, chưa thoáng mát, chưa đáp ứng
được nhu cầu đọc sách của sinh viên như: Phòng đọc sách nóng, chưa thoải mái khi
đến thư viện tìm tài liệu nghiên cứu. Trong thời gian tới nhà trường nên trang bị thêm máy lạnh, để phục vụ cho sinh viên thỏa mãn, hứng thú đọc sách và tìm kiếm tài liệu chuyên môn nhiều hơn.
Ba là, sân bãi thể dục thể thao còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, dẫn đến nhiều sinh viên phải học nhiều ca khác nhau, do số lượng sinh viên các khoa kinh tế đông, bãi giữ xe của trường quá nhỏ, không đủ chỗ cho sinh viên gửi xe. Vì
vậy, trong thời gian tới nhà trường cần mở rộng thêm bãi giữ xe, tạo điều kiện cho sinh viên được gửi xe tại trường, không phải đi xa và giá ưu đãi cho sinh viên.
Bốn là, ký túc xá của trường xa so với cơ sở 2 mà sinh viên đang theo học.
Đoạn đường di chuyển từ ký túc xá về cơ sở 2 bị kẹt xe, nên việc đi lại của sinh viên cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó tình trạng sinh viên hay đi học trễ là thường xuyên.
Trong tương lai, khi xây dựng cơ sở 3 tại phường 5 Quận Gò Vấp với diện tích
đất rộng 5.8 ha, chắc chắn nhà trường sẽ đáp ứng được nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên. Trường Đại học Văn Lang là một trường ngoài công lập nên nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào nguồn học phí của sinh viên, do đó kinh phí đầu tư xây dựng trường cũng có hạn. Tuy nhiên, Lãnh đạo trường cũng chủđộng tìm kiếm nguồn đầu tư
từ các ngân hàng, tổ chức phi chính phủ, để sớm hoàn thiện về cơ sở vật chất và đáp
ứng được những kỳ vọng mà lãnh đạo nhà trường đã đề ra.
5.2.3 Công tác quản lý
Theo kết quả phân tích từ bảng 4.21, nhân tố thời khóa biểu, thời gian học tập
được sinh viên đánh giá ở mức trung bình đạt giá trị mean là 3.07 thấp thứ nhất và độ
lệch chuẩn là 1.249 so với các nhân tố khác. Vì vậy, trong thời gian tới công tác quản lý cần khắc phục những vấn đề sau:
Một là, nhân viên phụ trách đào tạo tham mưu cho Ban chủ nhiệm khoa, sắp xếp, bố trí lại thời khóa biểu hợp lý và khoa học hơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên đến trường học tập hiệu quả hơn, tránh trường hợp sinh viên di chuyển từ nhà hay từ ký túc xá đến trường chỉ học hai tiết anh văn rồi về. Do vậy, việc học của sinh viên không hiệu quả về chi phí, thời gian và sức khỏe sinh viên.
Hai là, Ban chủ nhiệm Khoa, kết hợp với lãnh đạo nhà trường tăng cường định kỳ tiếp xúc với sinh viên để lắng nghe ý kiến từ phía sinh viên. Qua đó, hiểu được tâm tư nguyện vọng sinh viên và giải quyết thỏa đáng các thắc mắc của sinh viên.
Ba là, tổ chức cho nhân viên phụ trách đào tạo của khoa thường xuyên đi tập huấn các khóa đào tạo ngắn hạn về chuyên môn, định kỳ hàng năm, mở các lớp về
nghiệp vụ chuyên môn, mời chuyên gia nói chuyện chuyên đề về giao tiếp, văn hóa