Các tiêu chí đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh của DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần ánh dƣơng vn đến 2020 tại việt nam (Trang 25)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh của DN

Hiện tại, có rất nhiều quan điểm trong việc đưa ra các tiêu chí để đánh giá NLCT của DN. Qua nghiên cứu và tham khảo thực tế, các tiêu chí đánh giá và xếp hạng NLCT của các doanh nghiệp dịch vụ Taxi của Hiệp hội Taxi ở Việt Nam và một số các tiêu chí khác để đánh giá NLCT của DN nhằm sát hơn với lĩnh lực dịch vụ taxi.

Nhóm yếu tố về kết quả kinh doanh: HQKD là yếu tố rất quan trọng để xem xét kết quả KD và qua đó đánh giá DN mạnh, yếu như thế nào. Các chỉ tiêu cụ thể thường được đưa ra phân tích trong tiêu chí này thường là: chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn, chỉ tiêu về năng suất hoạt động hay hiệu suất sử dụng vốn, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả hoạt động KD trong kỳ, là căn cứ để đưa ra các quyết định trong tương lai.

- Tổng doanh thu: là tổng số tiền thu được từ các hoạt động sản xuất KD phát sinh trong năm của DN. Tổng doanh thu bao gồm: doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác: Là các khoản thu nhập từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, như: thu về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; thu tiền bảo hiểm được bồi thường; thu các khoản nợ phải thu đã xoá sổ tính vào chi phí kỳ trước; khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập; thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại; và các khoản thu khác.

- Tổng chi phí:Chi phí là một yếu tố quan trọng trong DN đó là các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, KD của DN. Các DN dựa vào chi phí để tính lợi nhuận và đánh giá hiệu quả sản xuất, KD của DN đó.

- Tổng lợi nhuận: LN kinh tế định nghĩa như sau: Lợi nhuận kinh tế = tổng doanh thu - toàn bộ chi phí kinh tế. LN là thước đo, là chỉ tiêu để đánh giá sự làm ăn có hiệu quả hay không của DN. LN là nguồn tích luỹ quan trọng để DN bổ xung vốn vào mở rộng sản xuất KD.

- Nộp ngân sách Nhà nước (NSNN) bao gồm: Các khoản thuế: Là các loại thuế mà DN phải nộp và đã nộp vào NSNN trong năm. Gồm Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng bán nội địa, Thuế GTGT hàng nhập khẩu, Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế Xuất khẩu, Thuế hàng hoá nhập khẩu, Thuế Thu nhập DN… Các khoản phải nộp khác: Là các khoản phí, lệ phí và các khoản nộp khác ngoài thuế mà DN phải nộp trong năm theo qui định của Nhà nước.

- Mức tăng trưởng trung bình: là chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển của DN. Tốc độ tăng trưởng trung bình cao chứng tỏ DN đang hoạt động tốt.…

Nhóm về các tiêu chuẩn qui trình chất lượng: mà DN đang áp dụng gồm các chứng chỉ: ISO 9001: 2000; ISO 9001: 2008…. Hệ thống quản lý chất lượng đang là sự quan tâm hàng đầu của nhiều DN dịch vụ taxi cũng như khách hàng cần sử dụng dịch vụ taxi bởi đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá tên tuổi, uy tín cũng như kinh nghiệm của một DN dịch vụ taxi.

Nhóm yếu tố về nhân lực của doanh nghiệp:Nhóm yếu tố về nhân lực của doanh nghiệp bao gồm: tổng số nhân lực; mức tăng trưởng nhân lực; số lượng kỹ sư - cử nhân; số lượng kỹ thuật; số lượng lái xe. ……

- Con người là yếu tố quan trọng đối với tất cả các tổ chức, và đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức sản xuất KD lĩnh vực taxi. Trong lĩnh vực sản phẩm dịch vụ (SPDV) có giá trị gia tăng rất lớn; đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Nhân lực không chỉ đơn thuần là đội ngũ lái xe, kỹ thuật, mà quan trọng hơn là đội ngũ chuyên gia tư vấn giải pháp, tư vấn chuyên môn, các nhà quản lý chất lượng, quản lý dự án.

- Tổng số nhân lực và mức tăng trưởng nhân lực.

Các tiêu chí khác

- Thị trường của DN: Tiêu chí về thị trường của DN chiếm vai trò hết sức quan trọng trong nhóm yếu tố này. Thị trường của DN sẽ được xem xét trên ba góc độ là yếu tố địa lý, yếu tố về KH và yếu tố về SPDV. Thị trường càng lớn chứng tỏ sản phẩm của DN được KH, người tiêu dùng ưa chuộng, NLCT của sản phẩm cao. Để phát triển thị trường, ngoài chất lượng, giá cả, DN còn phải tiến hành công tác xúc tiến thương mại, tổ chức các dịch vụ đi kèm, cung cấp sản phẩm kịp thời, nâng cao thương hiệu và uy tín của DN nữa. Như vậy, chúng ta thấy rằng thị trường cũng là một tiêu chí quan trọng đánh giá NLCT của DN. Khi xem xét tiêu chí thị trường của DN, người ta không chỉ quan tâm đến thị trường hiện tại, mà còn quan tâm cả thị trường trong tương lai gần, được xét trên các yếu tố dự báo khả năng duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh của DN. Thông thường, người ta so sánh doanh số hay số lượng SPDV được bán trong một thời gian nào đó để thấy khả năng chiếm lĩnh thị trường.

- Năng lực quản lý của DN: Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các DN trong giai đoạn khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế, một trong những vấn đề cần quan tâm là nâng cao năng lực quản lý ở các DN. Ý thức được điều đó, những năm qua, nhiều DN đã chú trọng công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh.

Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô: Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài DN có những tác động qua lại nhất định tới khả năng tồn tại và phát triển của DN. Môi trường KD có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của DN. Vì vậy khi phân tích NLCT của DN cần phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng như thế nào tới NLCT của DN. Yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm:

- Các nhân tố kinh tế: Tình hình phát triển kinh tế của quốc gia có tác động lớn đến hoạt động sản xuất KD của DN. Nền kinh tế phát triển ổn định tạo lập nền tài chính quốc gia ổn định, ổn định tiền tệ, lạm phát ở mức kiểm soát được. Kinh tế phát triển thúc đẩy quá trình đầu tư, hiện đại hóa công nghệ ở tất cả các ngành trong nền kinh tế. Sự phát triển kinh tế xã hội sẽ kéo theo khả năng thanh toán và nhu cầu tiêu dùng tăng lên, đây là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của DN. Ngược lại một nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, nền tài chính quốc gia sẽ không ổn định, đồng tiền mất giá, tỷ lệ lạm phát cao, sức mua giảm sút. Trong điều kiện như vậy DN sẽ phải đối phó với nhiều khó khăn để đứng vững và vượt qua, cạnh tranh trên thị trường khốc liệt hơn. Với ngành vận tải hành khách công cộng, nhận thức của KH về vai trò của sử dụng dịch vụ trong KD phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế chung, khi điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi thì KH có xu hướng sử dụng nhiều, khi điều kiện kinh tế sụt giảm, lạm phát cao thì KH thường cắt giảm nhu cầu sử dụng dịch vụ taxi, chỉ ưu tiên các nhu cầu tối thiểu hoặc trực tiếp tạo ra doanh thu cho DN.

- Các yếu tố chính trị, luật pháp: Hệ thống pháp luật và chính sách là cơ sở pháp lý để các DN hoạt động sản xuất KD trên thị trường. Nó tạo ra khuôn khổ hoạt động cho DN, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, vì vậy tính ổn

định và chặt chẽ của nó tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của DN. Môi trường pháp lý sẽ tạo ra những thuận lợi cho một số DN này nhưng tạo ra những bất lợi cho DN khác. Việc nắm bắt kịp thời những thay đổi của các chính sách để có những điều chỉnh nhằm thích nghi với điều kiện mới là một yếu tố để DN thành công. Môi trường pháp lý ảnh hưởng rất lớn tới NLCT của DN vận tải hành khách công cộng.

- Các nhân tố về khoa học công nghệ: Đây là nhóm nhân tố có tác động một cách quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên NLCT của một sản phẩm trên thị trường, đó là chất lượng và giá cả. Sự phát triển của khoa học công nghệ có thể tạo ra nhiều ngành, nhiều lĩnh vực mới nhưng cũng có thể làm cho nhiều DN khó khăn, đi đến phá sản. Khoa học công nghệ hiện đại sẽ làm cho chi phí cá biệt của các DN giảm, chất lượng sản phẩm chứa hàm lượng khoa học công nghệ cao. DN phải luôn chủ động trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao mà giá cả hợp lý. Thực tế khách quan cho thấy các DN Việt Nam vấn đề khoa học công nghệ thực sự nan giải khi Quốc tế hoá nền kinh tế đang diễn ra một cách nhanh chóng, trình độ khoa học công nghệ nước ta có nguy cơ bị tụt hậu so với các nước trong khu vực.

- Các nhân tố về văn hoá - xã hội: Đây là một yếu tố được coi là khá lợi thế cho các DN Việt Nam để khai thác thị trường trong nước. Khi DN Việt Nam có thể hiểu rõ được phong tục, tập quán, thói quen của khách hàng và việc này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN dễ dàng tiếp cận KH, nắm bắt tâm lý, thói quen của người tiêu dùng để từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước, tránh được các rào cản ra nhập thị trường.

- Các yếu tố tự nhiên: Trong thực tế, các yếu tố tự nhiên có thể tạo ra các thuận lợi hoặc khó khăn ban đầu đối với hoạt động KD của DN. Các yếu tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên của đất nước, vị trí địa lý, môi trường, thời tiết khí hậu. Nếu tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí. Ngược lại tạo ra những khó khăn ban đầu làm giảm NLCT của DN.

- Xu thế toàn cầu hóa: Xu hướng toàn cầu hoá, tự do hoá thị trường, cũng như từng quốc gia có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường DN trong nước. Sự phát triển của khoa học công nghệ có thể tạo ra nhiều ngành, nhiều lĩnh vực mới nhưng cũng công nghệ hiện đại sẽ làm cho chi phí cá biệt của các doanh nghiệp giảm, chất lượng sản phẩm chứa hàm lượng khoa học công nghệ cao.

Các nhân tố thuộc môi trường ngành: Đây là môi trường gắn liền với hoạt động của DN. Các yếu tố thuộc môi trường ngành sẽ có tác động quyết định đến mức độ đầu tư, cường độ cạnh tranh và mức lợi nhuận trong ngành. Theo Giáo sư Michael Porter bối cảnh của môi trường tác nghiệp chịu ảnh hưởng của 5 lực cạnh tranh.

Hình 1.1 : Sơ đồ hình năm nhân tố cạnh tranh tác động đến HQKD của Giáo sƣ Michael Porter

- Khách hàng: Trong cơ chế thị trường, KH được xem là ân nhân. Họ có thể làm tăng hoặc giảm LN của DN bằng các yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn hoặc dịch vụ chất lượng hơn với giá rẻ hơn. Các nhà cung cấp đều mong muốn thoả mãn được tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng - điều đó gắn liền với tỷ lệ thị phần mà DN giành và duy trì được. KH là bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh, sức ép từ phía KH dựa trên giá cả, chất lượng, kênh phân phối, điều kiện thanh toán.

- Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Các đối thủ cạnh tranh là áp lực thường xuyên và đe doạ trực tiếp đến các công ty. Sự cạnh tranh của các công ty hiện có trong

Các đối thủ đang cạnh tranh trong ngành

Các đối thủ tiềm ẩn

(có thể gia nhập thị trường)

Người cung cấp Người mua

ngành càng tăng thì càng đe dọa đến khả năng thu lợi, sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì chính sự cạnh tranh này buộc công ty phải tăng cường chi phí đầu tư nhằm khác biệt hoá SPDV, tiếp cận thị trường hoặc giảm giá bán. Mỗi đối thủ đều mong muốn và tìm đủ mọi cách để đáp ứng đòi hỏi đa dạng của thị trường. Họ tận dụng triệt để những lợi thế của DN mình, khai thác những điểm yếu của đối thủ, tận dụng thời cơ chớp nhoáng để giành lợi thế trên thị trường. Cường độ cạnh tranh trong ngành phụ thuộc vào các yếu tố: - Số lượng và năng lực của các Công ty trong ngành. - Nhu cầu thị trường. - Rào cản rút lui. - Tính khác biệt hoá sản phẩm trong ngành. - Chi phí cố định. - Tốc độ tăng trưởng của ngành.

- Đối thủ tiềm ẩn: Là những DN hiện tại chưa có mặt ở trong ngành nhưng có khả năng sẽ tham gia. Khi có càng nhiều DN tham gia vào ngành, các DN càng khó nắm thị phần cho mình dẫn đến sự nguy hiểm của các đối thủ gia nhập ngành lớn. Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh sẽ làm tăng cường độ cạnh tranh, giảm LN trong ngành. Khả năng xâm nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập là: Sự trung thành của KH đối với sản phẩm của công ty, ưu thế chi phí (do DN thực hiện lâu năm có kinh nghiệm), lợi ích kinh tế theo qui mô. Nếu DN có giải pháp nâng cao các rào cản xâm nhập ngành thì sẽ hạn chế được nguy cơ do sự xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn.

- Nhà cung cấp: Nhà cung cấp phản ánh mối tương quan giữa nhà cung cấp với DN ở khía cạnh sinh lợi, tăng giá hoặc giảm giá, chất lượng hàng hoá khi tiến hành giao dịch DN. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến giá thành và chất lượng sản phẩm của công ty, do đó sẽ tác động đến phản ứng của KH. Nhà cung cấp có thể chi phối đến DN là do sự thống trị hoặc khả năng độc quyền của một số ít nhà cung cấp. Nhà cung cấp có thể đe doạ đến nhà sản xuất sự thay đổi chi phí của sản phẩm mà người mua phải chấp nhận và tiến hành, do sự đe doạ tiềm tàng, do liên kết của những người bán gây ra. Để giảm bớt các tác động của phía nhà cung ứng, DN phải xây dựng và lựa chọn cho mình một hay nhiều nguồn cung ứng, nghiên cứu tìm sản phẩm thay thế, có chính sách dự trữ nguyên vật liệu hợp lý. Các yếu tố tạo nên sức

ép từ nhà cung cấp: số lượng các nhà cung cấp, sự khác biệt hoá của sản phẩm, các sản phẩm thay thế, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp.

- Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế là những hàng hoá có thể phục vụ nhu cầu của KH cũng tương tự như của DN trong ngành. Nếu các sản phẩm thay thế càng giống với các sản phẩm của DN trong ngành, thì mối đe doạ sản phẩm thay thế càng lớn, làm hạn chế số lượng hàng bán và lợi nhuận của các DN trong ngành. Khả năng thay thế của luôn là mối nguy hiểm làm đảo lộn tương quan giữa giá trị và chất lượng so với giá trị sản phẩm hiện tại của ngành và sản phẩm thay thế có thể xuất hiện ngay trong nội bộ DN.

Các nhân tố thuộc môi trường doanh nghiệp

- Nguồn nhân lực và năng lực của các nhà quản lý: Lao động luôn là yếu tố đầu tiên cũng như là yếu tố cuối cùng tạo nên sự thành hay bại của một DN, phải có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần ánh dƣơng vn đến 2020 tại việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)