Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần ánh dƣơng vn đến 2020 tại việt nam (Trang 37 - 38)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.1 Ma trận SWOT

Phương pháp ma trận SWOT là một trong những phương pháp hiệu quả trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh và lựa chọn mục tiêu cho doanh nghiệp. Cơ sở đánh giá là những căn cứ điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và những cơ hội cũng như những thách thức từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Phương pháp SWOT sẽ cho phép phân tích các tình thế của doanh nghiệp dựa trên các yếu tố kết hợp với nhau. Với mỗi tình thế doanh nghiệp sẽ xác định được các mục tiêu mà doanh nghiệp quan tâm. Những mục tiêu nào có thể thực hiện được và những mục tiêu nào thì doanh nghiệp không thực hiện được. Điểm nổi bật của phương pháp này ở chỗ trong mỗi tình thế không chỉ toàn thuận lợi hoặc toàn khó khăn mà ngoài ra còn có những tình thế có sự thuận lợi, có sự khó khăn. Điều quan trong là doanh nghiệp biết sử dụng điểm mạnh để khắc phục khó khăn, dùng cơ hội để bù đắp cho những điểm yếu. Từ sự đánh giá đó mà doanh nghiệp xác định những lợi thế và bất lợi thế của các mục tiêu trong từng tình thế cụ thể. Sự lựa chọn cuối cùng các mục tiêu là căn cứ trên những lợi thế đó.

* Ma trận SWOT (Nguy cơ – Cơ Hội – Điểm yếu – Điểm mạnh), là một công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho nhà Quản trị phát triển bốn loại chiến lược sau:

- Chiến lược điểm mạnh - cơ hội (SO).

- Chiến lược điểm mạnh - điểm yếu (WO).

- Chiến lược điểm mạnh - nguy cơ (ST).

- Chiến lược điểm yếu nguy cơ (WT).

Ma trận SWOT được mô tả qua biểu đồ sau:

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

CƠ HỘI Cơ Hội - Điểm Mạnh Cơ Hội - Điểm Yếu

THÁCH THỨC Thách Thức - Điểm Mạnh Thách Thức - Điểm Yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần ánh dƣơng vn đến 2020 tại việt nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)