7. Kết cấu của đề tài
2.3.1 Phân tích thực trạng và HQKD của Công ty cổ phần Tập đoàn Ma
Linh (từ 2010-2014)
Khái quát tình hình KD: Mai Linh là một tập đoàn kinh tế lớn và có uy tín trên nền kinh tế Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, là đàn anh trong các loại hình DV đặc biệt là mảng vận tải – taxi. Thế nhưng, trong những năm qua Tập đoàn này đã dần đánh mất chính mình bởi HQKD ngày trì trệ đi, nhìn chung doanh thu phát triển đều qua các giai đoạn, đây là sự tăng trưởng khá vững của Mai Linh trên bước đường chiến lược đang đặt ra là trở thành hãng taxi hàng đầu Việt Nam và khu vực. Thế nhưng, xét về mặt lợi nhuận thì Mai Linh đang sụt giảm một cách cách nhanh chóng và liên tục trong nhiều năm liền, năm 2009 lỗ (9,4) tỷ đồng cho đến năm 2010 thì mới có lãi trở lại nhưng ở mức thấp đạt 91,53 tỷ đồng, sang năm 2011 là năm mà Mai Linh chịu sự nhiều thất bại đau đớn bởi lợi nhuận âm (196,5) tỷ đồng và năm 2012 tiếp tục lỗ cao ở (33,3) tỷ đồng mặc dù có giảm, năm 2013 Mai Linh đã tái cơ cấu đã đem lại hiệu quả, vượt qua khó khăn và đạt lợi nhuận sau thuế là 1,866 tỷ đồng và năm 2014 lợi nhuận tăng lên 33,71 tỷ đồng.
Bảng 2.7: Tình hình doanh thu – Lợi nhuận của Mai Linh qua 5 năm
(ĐVT: Tỷ đồng)
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Doanh thu 2.978 3.099 2.918 2.758 2.740
Lợi nhuận ròng 91,53 (196,5) (33,3) 1,866 33,71
Biểu đồ 2.6: Tình hình doanh thu – Lợi nhuận của Mai Linh qua 5 năm
Địa bàn hoạt động: Hiện nay, Mai Linh đã mở rộng tại 51 tỉnh thành trong cả nước với trên 100 công ty thành viên, có khoảng 10,000 phương tiện, và đã thu hút được trên 25.000 cán bộ nhân viên làm việc tại 4 khu vực trong cả nước và nước ngoài.
Mức tăng trưởng đầu xe: Do HQKD trong năm 5 qua không đạt lợi nhuận cao mà còn thua lỗ nên Mai Linh đã không đầu tư thêm xe. Trong những năm qua Mai Linh đã thanh lý hơn 2000 xe để trả nợ do KD thua lỗ. Ngoài ra, số lượng đầu xe của Mai Linh đang hoạt động đa phần là thương quyền xe đã bán thu phí bộ đàm tổng đài. Mặt dù đang đứng đầu trên phạm vi cả nước về thị phần dịch vụ taxi với khoảng 12.000 xe ở khắp các tỉnh thành nhưng Mai Linh đang phải khất nợ với từng trường hợp nhà đầu tư. Thê thảm tới mức, DN nổi tiếng này không thể thanh toán được những khoản nợ vài trăm triệu đồng của người góp vốn mà phải tìm cách gia hạn, mời gọi những người cho vay nhiều trở thành cổ đông công ty.
Sản phẩm dịch vụ:
- Các dòng xe hiện tại: Toyota Inova j 2.0 (7 chỗ), Toyota Inova G (7 chỗ), Toyota vios limo (chỗ), Kia Morning (4 chỗ), Suzuki wazon (4 chỗ), Matriz (4 chỗ)
-Loại hình dịch vụ:Hiện nay Mai Linh có 2 loại hình dịch vụ để phục vụ nhu cầu của KH
+ Dịch vụ trả trước (Voucher): là cuốn phiếu dùng để bán cho KH hoặc làm quà biếu tặng cho đối tác. Mỗi cuốn gồm 10 liên, mỗi liên trị giá 20.000 đồng.
+ Dịch vụ trả sau: Gồm thẻ cà trên biên lại giấy và cuốn phiếu. Dịch vụ này KH phải ký hợp đồng trả sau để sử dụng dịch vụ và thanh toán một lần vào cuối tháng. Dịch vụ này đem lại lượng KH cố định cho công ty.
Ch :
n c
cao;
Nhận xét chung:
Nhìn chung, xét các chỉ tiêu phân tích trên, có thể kết luận rằng HQKD của Mai Linh ngày kém dần, bên cạnh đó các con số nói lên năng lực quản lý điều hành bất thường, kết quả mang lại luôn luôn khập khiển tăng giảm, giảm tăng luân phiên nhau. Điểm đặc biệt ở đây mà Mai Linh cần khắc phục nhanh đó là, sử dụng đòn cân nợ quá lớn so với vốn tự tài trợ, công ty lấy vốn huy động ngắn hạn đầu tư vào dài hạn, trong khi đó lãi suất phải trả cho chi phí này rất cao có lúc lên 22% vào năm 2013 và thời gian hoàn trả cho khoản huy động này ngắn, trong khi lúc này nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn việc ăn nên làm ra là gánh nặng rất lớn.
Về bộ máy điều hành - quản lý quá cồng kềnh, Mai Linh hiện đã là tập đoàn kinh tế đa lĩnh vực, thế nhưng sự cơ cấu trong tổ chức theo mô hình công ty mẹ - con, khu vực, vùng,… là rất sai lầm, với quy mô tổ chức quá cồng kềnh thì làm sao mà có thể quản lý tốt, chi phí quản lý cứ đè lên trên vai chì nặng trên từng đồng doanh thu thì lợi nhuận mang lại làm sao cao được, từ đó HQKD không có. Chiến lược của Mai Linh là đúng đắn và có tầm nhìn dài hạn. Tuy nhiên, chiến lược này không thành công là do cách thức thực hiện chiến lược, đặc biệt là vấn đề phân bổ nguồn lực. Ba hạn chế của Mai Linh đó là:
- Thứ nhất, vòng quay tổng tài sản đạt thấp cho thấy hiệu suất thấp của taxi Mai Linh. Điều này là do hiệu suất cao của những chiếc xe taxi ở các thành phố lớn
đã bị bù trừ bởi hiệu suất rất thấp của những chiếc xe taxi hoạt động ở các tỉnh có nhu cầu đi lại taxi thấp. Mai Linh đã đánh giá quá thấp và không tập trung đúng mức cho những thị trường lớn, có nhu cầu đi lại taxi cao, đặc biệt là Tp.HCM và Hà Nội (Biểu hiện rõ nhất là Vinasun trong khi chỉ tập trung hoạt động ở Tp.HCM đã có thể tăng trưởng doanh thu rất cao). Trong khi đó, Mai Linh lại tập trung đầu tư số đầu xe quá mức cần thiết cho các công ty thành viên tại các địa bàn nhỏ. Điều này dẫn đến sự phân bổ nguồn lực không tối ưu trên phạm vi toàn quốc.
- Thứ hai, cấu trúc tổ chức của Mai Linh không thực sự phù hợp. Chúng ta thấy rằng, cơ cấu tổ chức của Mai Linh gồm công ty mẹ, công ty con theo từng khu vực và các công ty cháu tại từng tỉnh, thành phố. Mai Linh thành lập ở mỗi tỉnh thường là một hoặc nhiều công ty con, thậm chí tại Tp.HCM, Mai Linh thành lập tới 20 công ty con. Điều này dẫn đến bộ máy hành chính cồng kềnh do bộ phận lao động gián tiếp phình to khi so với số lượng bộ phận lao động trực tiếp là các lái xe taxi dẫn đến chi phí quản lý hành chính rất cao vì công ty thành viên nào cũng cần một phòng nhân sự, một phòng kế toán và nhiều vị chí hành chính khác không trực tiếp tạo ra giá trị cho tổ chức. Trong khi đó, Vinasun chủ yếu thành lập ở các tỉnh dưới hình thức chi nhánh, giúp tinh giản bộ máy hành chính và tiết kiệm chi phí. Trong năm 2010, doanh thu của Vinasun là 1.644 tỷ đồng thì chỉ phải chi phí quản lý doanh nghiệp vỏn vẹn là 46 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ chi phí quản lý trên doanh thu thuần 2,8%. Trong khi đó, Mai Linh, để duy trì doanh thu năm 2010 là 2.798 tỷ đồng phải chi phí quản lý doanh nghiệp là 289 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ chi phí quản lý trên doanh thu thuần là 10,3%!
- Thứ ba, cấu trúc vốn hiện tại đang ảnh hưởng bất lợi cho khả năng cạnh tranh của Mai Linh. Để thực hiện chiến lược tham vọng trên, Mai Linh nên thực hiện một cấu trúc vốn cân đối bằng việc đều đặn huy động thêm nguồn vốn chủ sở hữu mới. Tuy nhiên, do không chú trọng đến vấn đề này và với cấu trúc vốn hiện nay đã có hệ số nợ quá cao, nếu vốn chủ sở hữu của Mai Linh không được bổ sung thì rất khó có thể huy động thêm vốn để tài trợ cho sự tăng trưởng. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng nhu cầu đi lại bằng taxi trong tương lai bùng nổ tại nhiều địa bàn,
nhưng do không thể tiếp cận nguồn vốn mới, Mai Linh sẽ không đầu tư đủ số lượng xe cần thiết dẫn đến tạo khoảng trống thị trường cho Vinasun khai thác và từ đó có thể lấy mất vị thế dẫn đầu của Mai Linh tại thị trường đó.