b. Năng lực quản lý của doanh nghiệp
2.2.1.2. Các yếu tố chính trị, luật pháp
Việt Nam đã xây dựng được hành lang pháp lý cho ngành phần mềm tuy nhiên cịn chưa hồn thiện, chưa đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi của thị trường phần mềm cả trong nước và thị trường xuất khẩu.
Ngành công nghiệp phần mềm vẫn luôn được Đảng, Nhà nước xem như một ngành cơng nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt, có giá trị gia tăng lớn, tạo ra giá trị xuất khẩu cao và góp phần quan trọng vào sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Chủ trương trên đã được thể hiện thông qua nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và Quyết định của Đảng và Chính phủ, cụ thể nhất là việc Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/04/2007 phê duyệt Chương trình phát triển cơng nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010 và Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg ngày 3/5/2007 phê duyệt Chương trình phát triển cơng nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010. Cả 2 quyết định này đều xác định quan điểm Nhà nước đặc biệt khuyến khích, ưu đãi đầu tư và phát triển ngành công nghiệp phần mềm và nội dung số thành ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế quốc dân.
Ngồi ra, về chính sách đào tạo nhân lực cho ngành cơng nghiệp phần mềm tính đến năm 2008, Việt Nam có 209 trường đại học và 160 trường cao đẳng có chuyên ngành CNTT, đào tạo khoảng 15.000 sinh viên đại học và
khoảng 10.000 sinh viên cao đẳng chuyên ngành này mỗi năm5. Số lượng trường đại học và cao đẳng đào tạo công nghệ thông tin tăng lên hàng năm, nhưng điều này khơng có nghĩa là các trường mới được mở ra cho các chuyên ngành này mà chính các trường đại học, cao đẳng hiện tại mở thêm chuyên ngành đào tạo. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp sau khi tuyển được kỹ sư, cử nhân hoặc học viên tốt nghiệp các trường trung cấp, dạy nghề… nhưng số nhân lực này vẫn phải tổ chức đào tạo lại. Phần lớn doanh nghiệp phần mềm đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ.
Hầu hết doanh nghiệp phần mềm đều đánh giá chất lượng nguồn nhân lực còn yếu, các sinh viên mới ra trường hoặc thực tập hầu như không thể đáp ứng công việc hiện tại mà doanh nghiệp đều phải đào tạo lại. Sự hạn chế hiện nay nằm ở chỗ là nội dung và chất lượng đào tạo sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin, đặc biệt sinh viên cao đẳng đang có vấn đề do việc phát triển một cách ồ ạt và khơng có sự rõ ràng giữa đào tạo cao đẳng dạy nghề và không phải dạy nghề. Điều này dẫn đến một thực tế khó khăn trong việc tuyển dụng những ứng viên đạt tiêu chuẩn mà các lãnh đạo nhiều công ty phần mềm đã phản ánh.Chính vì vậy, các cơng ty phần mềm trong nước và cả nước ngoài thường xuyên than phiền về chất lượng nhân lực lấy thẳng từ các trường đại học.
Việc này hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp phần mềm nói chung và FPT- IS nói riêng.