b. Năng lực quản lý của doanh nghiệp
2.2.1.6. Xu thế toàn cầu hóa
Trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế, sự mở cửa thị trường phần mềm trong nước, các tập đoàn phần mềm nổi tiếng sẽ đầu tư vào Việt Nam, với ưu thế cả về sản phẩm đóng gói hoàn thiện đến trình độ quản lý, thâm niên hoạt động trong ngành, khả năng tài chính,... sẽ là một thách thức rất lớn với các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam nói chung cũng như FPT- IS nói riêng.
Tuy nhiên, đây cũng sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam nếu các doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết: đội ngũ nhân lực chất lượng cao, môi trường doanh nghiệp tốt để giữ chân nhân lực giỏi,... khi có điều kiện tiếp cận, khai thác các điểm mạnh của họ, kết hợp với
sức mạnh của sự hiểu rõ về văn hóa, thói quen, phong tục tập quán tiêu dùng của Việt Nam để cạnh tranh.
- FPT- IS cũng tham gia vào các hiệp hội, liên kết nhóm các doanh nghiệp phần mềm theo từng lĩnh vực phần mềm để đạt quy mô năng lực sản xuất theo nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Việc tham gia các hiệp hội phần mềm giúp các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam có tiếng nói hơn trên thị trường quốc tế.
Theo đó các hiệp hội có nhiệm vụ liên kết các doanh nghiệp thành viên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cả khối, tổ chức giới thiệu với thế giới về công nghiệp phần mềm Việt Nam thông qua hội thảo, hội nghị và các mối liên hệ với các hiệp hội tương ứng ở các quốc gia khác. Bảo vệ quyền lợi cho các thành viên trên thị trường trong nước và trên thế giới.
Trong những năm qua, Chính phủ đã giao trách nhiệm cho Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) đảm nhiệm việc đưa các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam trở thành một trong những đối tác và nhà cung cấp chính của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Việc tham gia các hiệp hội phần mềm là một điều kiện hết sức thuận lợi cho FPT- IS mở rộng thị trường của mình. Thực tế trong những năm gần đây, công ty đang mở rộng triển khai dịch vụ sang một số nước như: Lào, Thổ Nhĩ Kỳ, Thai land, Malaysia...