Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (maritime bank) chi nhánh thái nguyên (Trang 41)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt

Thứ nhất, cần coi đối tượng khách hàng là DNVVN là một trong những khách hàng đầy tiềm năng hiện nay để có chiến lược thu hút đối với đối tượng khách hàng này.

Thứ hai, phải mở rộng và đa dạng hóa các phương thức cho vay, linh hoạt đối với tài sản đảm bảo, phát triển thêm các dịch vụ mới phù hợp với từng đối tượng khách hàng trong đó có khách hàng là DNVVN.

Thứ ba, đơn giản hóa các thủ tục cho vay nhưng vẫn phải đảm bảo sự chặt chẽ cần thiết. Luôn sẵn sàng hỗ trợ giải quyết các thắc mắc liên quan đến các thủ tục cho vay một cách kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Thứ tư, đổi mới và hoàn thiện các chính sách tín dụng linh hoạt, thuận tiện, phù hợp với từng đối tượng, từng khoản vay.

Thứ năm, xây dựng cơ cấu tỷ trọng cho vay hợp lý để nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng.

Thứ sáu, thường xuyên đào tạo, tập huấn kỹ năng chăm sóc khách hàng, nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên. Đồng thời tổ chức các sự kiện khách hàng thường quý, thường niên.

Thứ bảy, nâng cao công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng một cách thường xuyên, liên tục tránh rủi ro.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

+ Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên hiện nay ra sao?

+ Nguyên nhân của những khiếm khuyết, tồn tại trong chất lượng tín dụng của đơn vị nghiên cứu?

+ Giải pháp nào để nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên trong thời gian tới

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

2.2.1.1. Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài, có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên.

Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài, có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên. Các yếu tố bên ngoài bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô, khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố bên trong gồm các chính sách marketing dịch vụ, năng lực quản trị, năng lực tài chính. Các yếu tố có mối quan hệ khăng khít với nhau trong một hế thống động.

2.2.1.2. Tiếp cận thị trường mở

Luận văn tiếp cận kinh tế mở để phân tích một cách toàn diện bối cảnh của hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trên địa bàn, sự cạnh tranh không chỉ với các ngân hàng trong nước mà với cả ngân hàng nước ngoài, những đòi hỏi về tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ ngân hàng.

2.2.2. Thu thập thông tin

Đề tài nghiên cứu dựa trên các thông tin thứ cấp bao gồm Lịch sử hình thành, phát triển, đặc điểm, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng

TMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên; các báo cáo của ngân hàng như báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…; các văn bản của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên; các nghiên cứu trong nước và trên thế giới về hoạt động kinh doanh; các tạp chí ngành và sách, báo, mạng internet có liên quan.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi được thu thập sẽ được tổng hợp, phân loại, chọn lọc và được hệ thống hóa để phục vụ cho việc phân tích của đề tài. Sau đó các số liệu cần tính toán được xử lý trên phần mềm Excel. Công cụ phần mềm Excel được sử dụng kết hợp cùng với phương pháp phân tích chính là thông kê mô tả để phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên thông qua các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, bảng biểu, sơ đồ số liệu.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế xã hội. Trong đề tài này tác giả sử dụng phương pháp:

- So sánh tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

- So sánh tương đối: + Tỷ trọng

+ Tốc độ thay đổi

+ Tốc độ thay đổi bình quân

2.2.4.3. Phương pháp liên hệ, đối chiếu

Liên hệ, đối chiếu là phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứu, xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình hoạt động. Sử dụng phương pháp này cần chú ý đến các mối liên hệ mang tính nội tại, ổn định, chung nhất và được lặp đi lặp lại, các liên hệ ngược, liên hệ xuôi, tính cân đối tổng thể, cân đối từng phần… Vì vậy, cần thu thập được thông tin đầy đủ và thích hợp về các khía cạnh liên quan đến các luồng chuyển dịch giá trị và sự vận động của các nguồn lực trong doanh nghiệp.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ

Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

- Tỷ lệ nợ quá hạn

-Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn - Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu

- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn - Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

- Chỉ tiêu thu thập từ hoạt động tín dụng - Chỉ tiêu mức sinh lời từ hoạt động tín dụng.

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK) CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN 3.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) Chi nhánh Thái Nguyên

Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) - Chi nhánh Thái Nguyên có địa chỉ tại số 51 đường Hoàng Văn Thụ, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên.

Ngân hàng Maritime Bank Thái Nguyên bắt đầu hoạt động kinh doanh từ ngày 16/11/2010 và thực hiện tất cả các sản phẩm, dịch vụ hiện của của một ngân hàng hiện đại trên các lĩnh vực sau:

- Nhận các loại tiền gửi, tiền tiết kiệm, kỳ phiếu bằng VND và ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và cá nhân với lãi suất sinh hoạt, hấp dẫn. Tiền gửi giữa các thành phần kinh tế được bảo hiểm theo qui định của Nhà nước.

- Thực hiện đồng tài trợ bằng VND, USD các dự án, chương trình kinh tế lớn với tư cách là ngân hàng đầu mối hoặc ngân hàng thành viên với thủ tục thuận lợi nhất, hoàn thành nhanh nhất.

- Cho vay các thành phần kinh tế theo lãi suất thỏa thuận với các loại hình cho vay đa dạng: ngắn hạn, trung, dài hạn bằng VND và ngoại tệ mạnh.

- Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, chuyển tiền bằng hệ thống SWIFT với các ngân hàng lớn trên thế giới, đảm bảo nhanh chóng, an toàn, chi phí thấp.

- Chuyển tiền nhanh chóng trong và ngoài nước, với dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, chuyển tiền du học, kiều hối.

- Mua bán trao ngay và có kỳ hạn các loại ngoại tệ; hoán đổi ngoại tệ. - Cung cấp dịch vụ kiểm ngân tại chỗ, dịch vụ thu hộ, chi hộ theo cầu của khách hàng, dịch vụ rút tiền tự động 24/24 (ATM).

- Thực hiện các dịch vụ khác về tài chính, ngân hàng.

3.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2014 -2016 Nam - Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2014 -2016

Trong bối cảnh kinh tế, xã hội giai đoạn 2014 -2016 có nhiều diễn biến phức tạp từ chính sách kinh tế vĩ mô đến chính sách lãi suất, chính sách tín dụng nhưng với sự tin tưởng của khách hàng, nỗ lực của ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, hoàn thành suất sắc các chỉ tiêu đề ra. Hiệu quả hoạt động tài chính Maritime bank - chi nhánh Thái Nguyên năm 2015 có sự tăng trưởng mạnh nhờ cải thiện liên tục chất lượng tài sản, nâng cao năng suất bán hàng, quản trị rủi ro và kiếm soát chi phí. Lợi nhuận trước thuế năm 2015 đạt 2.925 triệu đồng, tăng 461 triệu đồng tăng trưởng 18,71% so với năm 2014, hoàn thành 85 % so với kế hoạch. Điểm nổi bật trong tình hình kinh doanh của Maritime bank Chi nhánh Thái Nguyên là năm 2016 lợi nhuận trước thuế đạt 5.629 triệu đồng, tăng 2.704 triệu đồng (tương đương 92,44%) so với năm 2015, đạt 121% kế hoạch đề ra.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Maritime Bank - Chi nhánh Thái Nguyên năm 2014 - 2016

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 ± ∆ ± % ± ∆ ± % Tổng thu nhập hoạt động thuần 9.035 11.402 21.938 2.367 26,20 10.536 92,40 Tổng chi phí hoạt động 4.916 6.696 10.349 1.780 36,21 3.653 54,55 Lợi nhuận trước thuế 2.464 2.925 5.629 461 18,71 2.704 92,44

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên năm 2014-2016

Tổng thu nhập hoạt động thuần

Nhờ sự tăng trưởng mạnh trong các hoạt động cốt lõi của chi nhánh, thu lãi kinh doanh chứng khoán thành công, đồng thời duy trì được bảng cân đối hiệu quả nên tổng thu nhập hoạt động thuần năm 2015 là khá cao, đạt 11.402 triệu đồng, tăng 2.367 triệu đồng (tương đương 26,20%) so với năm 2014. Đóng góp lớn nhất vào sự tăng trưởng này của thu nhập lãi thuần chủ yếu là nhờ tăng trưởng cho vay, huy động vượt bậc, cải thiện cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn hiệu quả, tiếp đến là hoạt động mua bán kinh doanh chứng khoán cũng tăng trưởng mạnh. Chỉ tiêu này năm 2016 đạt 21.938 triệu đồng, tăng trưởng 92,40% so với năm 2015, đó là nhờ đóng góp chủ yếu từ thu lãi và thu từ hoạt động dịch vụ. Năm 2016, nhờ cơ cấu và chuẩn hóa danh mục sản phẩm, danh mục đầu tư, tập trung tăng trưởng mạnh vào các sản phẩm mang lại thu nhập cao, nâng cao hiệu quả bảng cân đối, hiệu quả sử dụng vốn, chất lượng tài sản. Bên cạnh đó, các dự án cho việc tăng nguồn thu phí tiếp tục được thực hiện và đạt được kết quả tốt. Cơ cấu nguồn thu dịch vụ được chuyển biến tích cực khi tiếp tục gia tăng các dòng dịch vụ bán lẻ, sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tổng doanh thu phí dịch vụ của Maritime bank Chi nhánh Thái Nguyên đến cuối năm 2016 đạt 53.135 triệu đồng. Thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ đạt 1.609 triệu đồng, tăng 46% so với năm 2015, đóng góp tích cực vào hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Chi phí hoạt động

Tổng chi phí hoạt động năm 2015 có biến động tăng so với năm 2014 (tăng 36,21%), chủ yếu tăng cho chi phí nhân sự, chi phí quản lý nhằm đáp ứng cho các hoạt động tăng trưởng kinh doanh, các chương trình kinh doanh trọng điểm và hoàn thiện các hệ thống nền tảng, mô hình tổ chức trong quá trình chuyển đổi của Ngân hàng. Tăng trưởng chi phí luôn được kiểm soát ở mức hợp lý và phù hợp với mức tăng trưởng của quy mô và thu nhập.

Năm 2016, tổng chi phí hoạt động của Maritime bank Chi nhánh Thái Nguyên là 10.349 triệu đồng, tăng 3.653 triệu đồng (tương đương 54,55 %) so với năm 2015. Con số chi phí như vậy cũng không phải là nhỏ tuy nhiên nguyên nhân là do Chi nhánh tiếp tục trong giai đoạn đầu tư và củng cố về

con người, quy trình và hệ thống công nghệ để phục tốt cho tăng trưởng kinh doanh. Tăng trưởng chi phí thấp hơn nhiều so với tăng trưởng thu nhập (92,40%) và tăng trưởng lợi nhuận trước thuế (92,44%).

3.1.2. Kết quả huy động vốn và cho vay

3.1.2.1. Tình hình huy động vốn

Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ ngân hàng nào, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn luôn giữ vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định quy mô, phạm vi hoạt động. Ngân hàng Maritime - chi nhánh Thái Nguyên đã từng bước khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội từ các tổ chức kinh tế và mọi tầng lớp dân cư, đảm bảo nguồn vốn tăng trưởng ổn định, bền vững.

Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Maritime bank - Chi nhánhThái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 ± ∆ ± % ± ∆ ± % 1. Theo hình thức tiền gửi 171.459 243.413 293.510 71.954 41,97 50.097 20,58

Tiền gửi của

dân cư 140.248 187.157 227.382 46.909 33,45 40.225 21,49 Tiền gửi của

tổ chức kinh tế-xã hội

5.451 9.850 10.234 4.399 80,70 384 3,90 Tiền gửi của

các tổ chức tín dụng 11.940 23.843 16.149 11.903 99,69 -7.694 -32,27 Phát hành giấy tờ có giá 13.820 22.563 39.745 8.743 63,26 17.182 43,23 2. Theo loại tiền tệ 171.459 243.413 293.510 71.954 41,97 50.097 20,58 VND 157.824 225.157 278.463 67.333 38,98 53.306 23,67 Ngoại tệ 13.635 18.256 15.047 4.633 33,89 -3.209 -21,32 3. Theo kỳ hạn nợ 171.459 243.413 293.510 71.954 41,97 50.097 20,58 Huy động vốn ngắn hạn 74.585 76.066 111.093 1.481 1,99 35.027 46,05 Huy động vốn trung và dài hạn 96.874 167.347 182,417 70.473 72,75 15.070 9,00

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Maritime bank - Chi nhánh Thái Nguyên năm 2014-2016

Qua bảng số liệu trên, nhận thấy Maritime bank Thái Nguyên khá chú trọng đến công tác huy động vốn nên hàng năm đều có tốc độ tăng trưởng cao, ta thấy tổng nguồn vốn huy động đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2015 tổng số vốn huy động đạt 243.413 triệu đồng, tăng ròng 71.954 triệu đồng (tương đương 41,97%), năm 2016 là một năm kinh tế có nhiều biến động nhưng tình hình huy động vốn tại ngân hàng Maritime bank chi nhánh Thái Nguyên vẫn tương đối tốt khi mà tổng số vốn huy động đạt 293.510 triệu đồng tăng 50.097 triệu đồng (tương đương 20,58 %) so với năm 2015, cao hơn nhiều mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành ngân hàng và góp phần đưa Ngân hàng TMCP Maritime bank nằm trong nhóm các ngân hàng TMCP có tăng trưởng cao về huy động. Nếu như xét nguồn vốn huy động được theo hình thức tiền gửi, việc tiếp cận được nhiều chi nhánh của các tổ chức kinh tế lớn hoạt động trên địa bàn Thái Nguyên như Huyndai Thái Nguyên, Tập đoàn bưu chính Viễn thông Việt Nam, công ty cổ phần quốc tế Thái Việt… đã góp phần lớn cho việc tăng trưởng nguồn vốn mạnh mẽ vào năm 2015, cụ thể là năm 2015 chỉ tiêu này đạt 9.850 triệu đồng, tăng ròng 4.399 triệu đồng (tương đương 80,70%), năm 2016 chỉ tiêu này đạt 10.234 triệu đồng, tăng ròng 384 triệu đồng (tương đương 3,9%). Ngoài ra, tiền gửi dân cư là nguồn tiền có tính chất ổn định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động và có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Năm 2015, vốn huy động từ khu vực dân cư đạt 187.157 triệu đồng, tăng ròng 46.909 triệu đồng (tương đương 33.45%) so với năm 2014, năm 2016 chỉ tiêu này đạt 227.382 triệu đồng, tăng ròng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (maritime bank) chi nhánh thái nguyên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)