Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng và phương án vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (maritime bank) chi nhánh thái nguyên (Trang 70 - 73)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.1. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng và phương án vay vốn

4.3.1.1. Thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh

Đây là bước đầu tiên trong quy trình tín dụng cũng là bước quan trọng nhất, quyết định chất lượng của hoạt động tín dụng. Theo đó các ngân hàng

phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời khi quyết định tài trợ. Đó là một trong những nhiệm vụ của công tác thẩm định trước khi tài trợ. Nội dung của thẩm định nhằm xác định uy tín, tư cách pháp lý, sức mạnh tài chính và khả năng thanh toán của người vay trong quá khứ, hiện tại, tương lai và hiệu quả của dự án.

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa ngân hàng, khách hàng đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện quy trình thẩm định nhanh, gọn, tiết kiệm chi phí. Mặt khác toàn bộ quy trình phải đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc tín dụng ngân hàng và thực hiện theo đúng chiến lược tín dụng được đề ra, cũng như phải linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể.

Để nâng cao chất lượng thẩm định, Phòng Tín Dụng doanh nghiệp cần quan tâm đúng mức đến công tác thẩm định cụ thể:

- Bố trí những cán bộ thẩm định có trình độ, kinh nghiệm, năng lực về nghiệp vụ tín dụng.

- Cung cấp, hỗ trợ các trang thiết bị, phương tiện để cán bộ thẩm định có thể truy cập, tìm kiếm và sàng lọc thông tin có liên quan đến dự án một cách dễ dàng, thuận lợi và tổ chức những buổi học, khóa học về thẩm định phương án, dự án.

- Trong điều kiện có thể, cần tách chi tiết bộ phận thẩm định theo các lĩnh vực lớn mà ngân hàng thường cho vay thực tế không phải cán bộ thẩm định nào cũng có thể am hiểu mọi lĩnh vực kinh doanh. Do vậy, việc chia tách như trên sẽ giúp cán bộ thẩm định có điều kiện chuyên sâu hơn nghiệp vụ thẩm định của mình.

- Thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình, hướng dẫn thẩm định phương án càng chi tiết càng tốt, để chất lượng thẩm định được đồng bộ, nâng cao, tránh sự chênh lệch, khập khiễng về trình độ giữa các cán bộ thẩm định sẽ ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả thẩm định.

- Ngoài ra, ngân hàng cần áp dụng công nghệ phần mềm về thẩm định dự án nhanh chóng xử lý các thông số liên quan đề ra các kết quả chính xác, nâng cao khả năng thẩm định tài sản đảm bảo của cán bộ thẩm định.

4.3.1.2. Tư vấn hỗ trợ DNVVN hoàn thiện phương án vay vốn đầu tư

Hiện nay, rất ít DNVVN có dự án đầu tư trung và dài hạn hoàn chỉnh được tài trợ bởi NHTM mà các DN này mới chỉ vay vốn ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu tài trợ vốn lưu động ngắn hạn. Có thể thấy điều đó qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.1: Kết quả đầu tư tín dụng đối với DNVVN giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016

1. Tổng số DNVVN còn dư nợ 126.245 126.030 124.996

2. Tổng số dư nợ tín dụng DNVVN 615.514.202 643.382.299 637.114.448

2.1. Phân loại theo thời hạn cho vay 615.514.202 643.382.299 637.114.448

- Ngắn hạn 401.627.514 425.643.779 428.081.243

- Trung hạn 213.886.688 217.738.520 209.033.205

2.2. Phân loại theo tiền 615.514.202 643.382.299 637.114.448

- VNĐ 511.554.755 552.589.648 562.774.437

- Bằng ngoại tệ (quy VNĐ) 103.959.447 90.792.651 74.340.011

Nguồn: Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

Từ tình hình thực tiễn thấy rằng, để nâng cao chất lượng đầu tư vào các DNVVN, đối với các dự án xin vay vốn trung và dài hạn nếu cán bộ ngân hàng nhận thấy dự án của doanh nghiệp có triển vọng thì nên tư vấn giúp đỡ doanh nghiệp hoàn chỉnh lại phương án đầu tư để đáp ứng đủ yêu cầu cấp vốn của ngân hàng.

Công việc này không chỉ yêu cầu cán bộ thẩm định thông thạo về nghiệp vụ mà còn phải hiểu biết sâu rộng nhiều lĩnh vực khác nhau, những ngành kinh doanh của khách hàng cũng như các quy định của pháp luật về lĩnh vực đầu tư đó.

4.3.1.3. Linh hoạt, hoàn thiện kỹ năng phân tích dự án vay vốn hiệu quả

Trong quá trình đánh giá tính khả thi của dự án, cán bộ thẩm định cần linh hoạt lựa chọn các chỉ tiêu tài chính đồng thời phải có sự so sánh đối chiếu ngành nghề tương ứng. Khi đánh giá rủi ro của dự án, cán bộ thẩm định cũng cần có kỹ năng phân tích, dự báo những biến động môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, để có thể đo lường một cách tốt nhất các yếu tố bên ngoài có thể tác động đến hiệu quả của dự án. Như vậy để nâng cao chất lượng tín dụng thì công tác thẩm định dự án của khách hàng đòi hỏi phải có quy trình chặt chẽ, thống nhất, khách quan và linh hoạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (maritime bank) chi nhánh thái nguyên (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)