Định hướng phát triển hoạt động tín dụng đối với DNVVN của Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (maritime bank) chi nhánh thái nguyên (Trang 69 - 70)

5. Kết cấu của đề tài

4.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng đối với DNVVN của Ngân

Năm 2018, ngân hàng VP chi nhánh Thái Nguyên cùng toàn bộ các chi nhánh trong hệ thống Maritime bank toàn quốc bước qua năm thứ 5 triển khai chiến lược 5 năm 2012 -2017, sau 43 năm (2013-2016) tập trung xây dựng và củng cố hệ thống nền tảng để chuẩn bị cho phát triển quy mô lớn, năm 2018 là năm thứ tư của chương trình chuyển đổi toàn diện, với nhiệm vụ là thúc đẩy tăng trưởng quyết liệt để đạt được các mục tiêu về quy mô và các mục tiêu tham vọng trở thành một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu trong năm 2018. Trước áp lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng gia tăng, đồng thời kiên định với định hướng chiến lược dài hạn, trong năm 2018, ngân hàng Maritime bank - Chi nhánh Thái Nguyên tập trung vào mục tiêu cơ bản sau:

- Thúc đẩy tăng trưởng quyết liệt, tập trung vào phân khúc khách hàng trọng tâm của chiến lược và các khu vực thị trường chọn lọc. Nhận thấy khách hàng DNVVN là đối tượng khách hàng tiềm năng Maritime Bank - Chi nhánh Thái Nguyên đã hướng trọng tâm vào phát triển đối với phân khúc khách hàng này. Cụ thể:

Đẩy mạnh chú trọng cho vay đối với các DNVVN, tăng trưởng tín dụng ổn định, an toàn, hiệu quả, kiểm soát chất lượng và đảm bảo tỷ trọng cho vay hợp lý sử dụng nhiều loại dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank mang lại hiệu quả cao cho Chi nhánh. Đồng thời, Chi nhánh cần bám sát chính sách ưu đãi về lãi suất của Maritime Bank trong từng thời kỳ để áp dụng đối với các khách hàng tiềm năng, có tình hình tài chính lành mạnh, lĩnh vực kinh doanh ổn định. Cùng với đó, Chi nhánh cần xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng, đẩy mạnh công tác tiếp cận với khách hàng mới. Tiếp tục củng cố nền tảng theo hướng tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động ở mọi khâu mấu chốt. Cụ thể, ngân hàng Maritime bank chi nhánh Thái Nguyên tiếp tục đặt trọng tâm vào hệ thống quản trị rủi ro, củng cố hệ thống phê duyệt,

củng cố hệ thống quản lý, xử lý và thu hồi nợ có vấn đề, triển khai và hoàn thiện hệ thống mô hình tổ chức hệ thống bán hàng và dịch vụ; phát triển nhân sự và tăng cường hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến đảm bảo phục vụ tốt quá trình phát triển nhanh của hoạt động kinh doanh cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Ngoài ra, đối với các khối khách hàng tổ chức lớn, tập trung vào việc tái cấu trúc danh mục cho vay, đẩy mạnh bán chéo và cung cấp các sản phẩm chuyên sâu. Các khối kinh doanh còn lại sẽ đẩy mạnh phát triển và tối ưu hóa bảng cân đối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (maritime bank) chi nhánh thái nguyên (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)