Kiến nghị với DNVVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (maritime bank) chi nhánh thái nguyên (Trang 94 - 97)

5. Kết cấu của đề tài

4.4.4. Kiến nghị với DNVVN

4.4.4.1. Đảm bảo báo cáo tài chính minh bạch, rõ ràng

Về phía các DNVVN, hạn chế của họ là thông tin báo cáo tài chính thiếu minh bạch, nên nhiều ngân hàng không duyệt cho vay vốn. Vì vậy, các DNVVN cần phải đầu tư cho công tác đào tạo đội ngũ chuyên gia có kiến thức về tài chính, kế toán, có khả năng làm các dự án vay, và phải minh bạch về thông tin tài chính khi trình sự án vay vốn.

4.4.4.2. Tăng cường mối quan hệ xã hội và mức độ tin cậy của tổ chức tín dụng

Quan hệ xã hội và mức tin cậy đối với cán bộ tín dụng của các DNVVN là còn hạn chế. Vì vậy, để có thể tiếp cận tốt hơn với cán bộ tín dụng thì các DNVVN cũng cần phát triển mạnh hơn mối quan hệ cộng đồng các doanh nghiệp qua các hiệp hội, các ngân hàng. Thông qua việc tham gia các buổi hội thảo hay trao đổi chuyên đề trong cộng đồng doanh nghiệp, các DNVVN có thể trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau, tìm hiểu rõ hơn về các hình thức tín dụng và khả năng thích ứng của mỗi DNVVN với từng hình thức. Để giải quyết vấn đề về thông tin, các DNVVN phải có kế hoạch tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau phục vụ cho sản xuất kinh doanh của mình. Tham gia hiệp hội ngành nghề cũng là một biện pháp tốt để thu thập, chia sẻ thông tin, qua đó có thể giúp giải quyết phần nào những khó khăn của doanh nghiệp.

4.4.4.3. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay

Bản thân các DNVVN cần phải nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay và trả nợ ngân hàng đúng hạn để tạo lòng tin và uy tín đối với ngân hàng. Các DNVVN cần chú trọng nâng cao trình độ quản lý, cải tiến công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng và sản lượng sản phẩm, có sức cạnh tranh cao và tiêu thụ tốt. Ngoài ra, các DNVVN phải kiểm soát rủi ro tài chính trên cơ sở cân đối hợp lý nguồn vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh và vốn vay ngân hàng. Coi vốn vay ngân hàng là nguồn vốn bổ sung, cần thiết thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh để đạt được hiệu quả tốt nhất.

KẾT LUẬN

Trong thời kì kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay đòi hỏi các ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng đổi mới, tìm kiếm các phương thức khác nhau để hoạt động hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh. Là một ngân hàng thương mại vì vậy tín dụng luôn được coi là một sản phẩm dịch vụ chính, đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên (Maritiem Bank - Chi nhánh Thái Nguyên). Nhưng cũng vì thế mà tín dụng cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động của ngân hàng. Do đó ngân hàng cũng luôn nỗ lực xây dựng các phương án kiểm soát nhằm hạn chế tối đa xảy ra các rủi ro.

Hoạt động tín dụng đối với các DNVVN đang là đối tượng khách hàng tiềm năng mà nhiều ngân hàng đang hướng tới trong đó có Maritime Bank - Chi nhánh Thái Nguyên. Mặc dù mới chú trọng vào phát triển thị trường cho đối tượng này nhưng Maritime Bank - Chi nhánh Thái Nguyên bước đầu cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, đây cũng là đối tượng khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì vậy đòi hỏi Maritime Bank - Chi nhánh Thái Nguyên phải xây dựng được các sản phẩm phù hợp cùng với đó là các phương án phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN cũng được coi là một biện pháp hữu hiệu góp phần giúp ngân hàng hạn chế rủi ro, đặc biệt sẽ giúp cho Maritime Bank - Chi nhánh Thái Nguyên nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh.

Luận văn đã hệ hống hóa và làm rõ các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chất lượng tín dụng đối với các DNVVN của các NHTM. Từ đó, vận dụng linh hoạt phù hợp các cơ sở lý luận và thực tiễn đó vào việc giải quyết những tồn tại tại Martitime Bank chi nhánh Thái Nguyên. Đồng thời phân tích thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Maritime Bank chi nhánh Thái Nguyên để tìm ra những hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt

động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng đối với các DNVVN nói riêng tại Ngân hàng Maritime Bank - Chi nhánh Thái Nguyên.

Tác giả hy vọng những kiến nghị này sẽ góp phần giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng, từ đó nâng cao chất lượng hoạt dộng tín dụng cũng như đáp ứng được các yêu cầu và các vấn đề quan tâm hiện nay của Ngân hàng Maritime Bank - Chi nhánh Thái Nguyên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Bảy (2012), Giáo trình Quản trị dịch vụ khác của Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.

2. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2015), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

3. Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Xuân Lộc (2012), Giáo trình Quản trị tín dụng Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.

4. PGS.TS Tô Ngọc Hưng (2016), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nxb Lao động, xã hội.

5. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

6. Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên (2014, 2015, 2016), Báo cáo tài chính năm.

7. Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên (2014, 2015, 2016), Báo cáo thường niên năm.

8. www.msb.com.vn 9. www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (maritime bank) chi nhánh thái nguyên (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)