Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (maritime bank) chi nhánh thái nguyên (Trang 81 - 82)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ

Trong quá trình phát triển bất kỳ tổ chức kinh tế xã hội nào, bên cạnh mục tiêu chiến lược thì “An toàn, hiệu quả, bền vững” luôn là mục tiêu xuyên suốt quá trình vận động phát triển. Để đạt được mục tiêu này các cấp lãnh đạo quản lý sử dụng nhiều giải pháp khoa học và thực tiễn trong đó kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ là một trong những giải pháp không thể thiếu để quản trị điều hành tổ chức phát triển đúng định hướng.

Cần thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ vì hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhất là hoạt động cho vay đối với DNVVN. Nhiều tác động từ phía khách quan cũng như chủ quan, dẫn đến việc không tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước, các ngành và các quy trình của ngân hàng đề ra, làm thiệt hại rất lớn đến tài sản cũng như uy tín của NHTM. Vì vậy, việc thực hiện quản lý và theo đó là thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ giúp các nhà lãnh đạo điều hành hoạt động của NHTM theo đúng hành lang pháp lý, tôn chỉ, mục đích, chiến lược phát triển, góp phần cho hoạt động của NHTM an toàn hơn, hiệu quả hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Thông qua kiểm tra giám sát, ban lãnh đạo đánh giá khách quan kết quả đạt được của hệ thống, chấn chỉnh xử lý những tồn tại hạn chế và nắm bắt khó khăn vướng mắc từ thực tế phát sinh ở cơ sở để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, tạo điều kiện tốt hơn cho DNVVN tiếp cận vốn vay ngân hàng, phát huy hiệu quả sử dụng vốn vay theo đúng mục tiêu chương trình tín dụng đặt ra đồng thời chất lượng tín dụng đối với DNVVN nâng cao, giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với ngân hàng ở mức thấp nhất.

Đối với công tác kiểm soát nội bộ: Ngân hàng Maritime bank - chi nhánh Thái Nguyên cần nâng cao nhận thức về mục đích, vai trò, nguyên tắc kiểm soát nội bộ, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, thường xuyên rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tiền tệ và ngân hàng để bổ sung. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cần nghiên cứu và tổ chức xây dựng đầy đủ các quy trình, nhiệm vụ để thực hiện tốt nghiệp vụ được giao, chủ động nghiên cứu đề xuất về mô hình cán bộ kiểm soát chuyên trách; tổ chức phân tích; đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh đặc thù đối với các DNVVN; rủi ro trong từng quy trình nghiệp vụ cho vay đối với DNVVN để có biện pháp kiểm soát, hạn chế thấp nhất rủi ro, đảm bảo an toàn cho hệ thống và uy tín của NHTM.

Đối với công tác kiểm toán nội bộ: Ngân hàng Maritime bank chi nhánh Thái Nguyên cần rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ để bổ sung, chỉnh sửa kịp thời, đảm bảo phù hợp, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Bên cạnh đó cần nghiên cứu, áp dụng các chuẩn mực quốc tế về kiểm toán nội bộ, chuẩn hóa các quy trình, báo cáo kiểm toán, đổi mới phương án tiếp cận hồ sơ, thu thập thông tin, bằng chứng kiểm toán, đẩy nhanh tiến độ áp dụng công nghệ vào hoạt động kiểm toán nội bộ đề nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (maritime bank) chi nhánh thái nguyên (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)