Tăng cường công tác tư vấn cho DNVVN vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (maritime bank) chi nhánh thái nguyên (Trang 79 - 81)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.5. Tăng cường công tác tư vấn cho DNVVN vay vốn

Để tăng dư nợ cho vay, các ngân hàng đều muốn hợp tác với DNVVN và ngược lại các DN này cũng muốn tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng nhưng hai bên chưa gặp nhau. Nghĩa là về phía các doanh nghiệp, họ rất cần vốn nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của ngân hàng. Đôi khi, thông tin của doanh nghiệp này chưa phù hợp với những điều kiện, những tiêu chí mà ngân hàng đặt ra.

Trên thực tế, con đường tiếp cận sự hỗ trợ tài chính này không kém phần gian nan mà lý do muôn thuở thuộc về DNVVN: Chiến lược kinh doanh không ổn định, dự án thiếu tính khả thi, hệ thống báo cáo tài chính không rõ ràng…vừa là thực tế vừa là lý do đề ngân hàng và các tổ chức tài chính khác từ chối cung ứng vốn cho đối tượng DNVVN. Duy trì hoạt động kinh doanh trong điều kiện thị trường nhiều biến động, nhất là trong thời điểm NHNN đang thực hiện chính sách và các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2017 dưới 20%; tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16% như đã nêu trong nghị quyết 11/NQ - CP của Chính phủ, đồng thời lãi suất cho vay đang tăng

khá cao thì lời giải cho bài toán khát vốn của nhiều doanh nghiệp dường như còn ở phía trước.

4.3.5.1. Thực hiện hoạt động phi tài chính hỗ trợ DNVVN

Để hỗ trợ khách hàng vay vốn thì ngoài các hỗ trợ cụ thể về tài chính, các bộ phận công nghệ thông tin - chăm sóc khách hàng - tín dụng của Maritime bank cần có hoạt động phi tài chính để hỗ trợ DNVVN thông qua các hoạt động:

- Cung cấp thông tin cho DNVVN qua website hỗ trợ, tư vấn cho DNVVN trong việc lập kế hoạch kinh doanh, quản lý ngân quỹ, hoạt động thanh toán quốc tế, đàm phán hợp đồng với đối tác.

- Tổ chức nhiều khóa đào tạo, tập huấn cho DNVVN về quản trị doanh nghiệp, lập phương án, dự án kinh doanh khả thi để vay vốn.

- Hỗ trợ và giới thiệu khách hàng DNVVN tham gia các sự kiện hội thảo, hội trợ triển lãm, bình chọn các danh hiệu doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu, triển khai một số dự án hỗ trợ kỹ thuật cho các NHTM thực hiện nhằm tăng cường năng lực lập dự án, phương án kinh doanh cho DNVVN và nâng cao năng lực thẩm định dự án cho cán bộ tín dụng.

Đây là một số giải pháp hỗ trợ tích cực cho DNVVN trong điều kiện hiện nay, tạo tiền đề để ngân hàng có thể chuyển dần từ phương thức cho vay dựa vào thế chấp sang cho vay trên cơ sở dự án khả thi.

4.3.5.2. Tư vấn tài chính cho các DNVVN

Ngân hàng không chỉ cung cấp tín dụng mà còn tư vấn tài chính. Cụ thể Phòng Marketing và Phát triển sản phẩm khách hàng doanh nghiệp với Phòng Phát triển kinh doanh ngân hàng Maritime bank chi nhánh Thái Nguyên trong quá trình tiếp xúc khách hàng cần chỉ rõ cho doanh nghiệp biết về khía cạnh này thì doanh nghiệp cần phải làm những gì, còn yếu kém ở mảng nào. Doanh nghiệp cũng cần tăng cường trao đổi trực tiếp với ngân hàng để truyền tải cho ngân hàng hiểu được chiến lược phát triển của mình như thế nào, định hướng phát triển ra sao, năng lực quản lý tài chính như thế nào.

Ngân hàng như một người bạn đồng hành chứ không đơn thuần là nguồn cung cấp tín dụng. Khi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt hơn thì rủi ro về hoạt động tín dụng sẽ được giảm xuống, đó là lợi ích mà hai bên quan hệ tín dụng cần đạt được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (maritime bank) chi nhánh thái nguyên (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)