Kết quả huy động vốn và cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (maritime bank) chi nhánh thái nguyên (Trang 48 - 53)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.2. Kết quả huy động vốn và cho vay

3.1.2.1. Tình hình huy động vốn

Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ ngân hàng nào, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn luôn giữ vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định quy mô, phạm vi hoạt động. Ngân hàng Maritime - chi nhánh Thái Nguyên đã từng bước khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội từ các tổ chức kinh tế và mọi tầng lớp dân cư, đảm bảo nguồn vốn tăng trưởng ổn định, bền vững.

Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Maritime bank - Chi nhánhThái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 ± ∆ ± % ± ∆ ± % 1. Theo hình thức tiền gửi 171.459 243.413 293.510 71.954 41,97 50.097 20,58

Tiền gửi của

dân cư 140.248 187.157 227.382 46.909 33,45 40.225 21,49 Tiền gửi của

tổ chức kinh tế-xã hội

5.451 9.850 10.234 4.399 80,70 384 3,90 Tiền gửi của

các tổ chức tín dụng 11.940 23.843 16.149 11.903 99,69 -7.694 -32,27 Phát hành giấy tờ có giá 13.820 22.563 39.745 8.743 63,26 17.182 43,23 2. Theo loại tiền tệ 171.459 243.413 293.510 71.954 41,97 50.097 20,58 VND 157.824 225.157 278.463 67.333 38,98 53.306 23,67 Ngoại tệ 13.635 18.256 15.047 4.633 33,89 -3.209 -21,32 3. Theo kỳ hạn nợ 171.459 243.413 293.510 71.954 41,97 50.097 20,58 Huy động vốn ngắn hạn 74.585 76.066 111.093 1.481 1,99 35.027 46,05 Huy động vốn trung và dài hạn 96.874 167.347 182,417 70.473 72,75 15.070 9,00

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Maritime bank - Chi nhánh Thái Nguyên năm 2014-2016

Qua bảng số liệu trên, nhận thấy Maritime bank Thái Nguyên khá chú trọng đến công tác huy động vốn nên hàng năm đều có tốc độ tăng trưởng cao, ta thấy tổng nguồn vốn huy động đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2015 tổng số vốn huy động đạt 243.413 triệu đồng, tăng ròng 71.954 triệu đồng (tương đương 41,97%), năm 2016 là một năm kinh tế có nhiều biến động nhưng tình hình huy động vốn tại ngân hàng Maritime bank chi nhánh Thái Nguyên vẫn tương đối tốt khi mà tổng số vốn huy động đạt 293.510 triệu đồng tăng 50.097 triệu đồng (tương đương 20,58 %) so với năm 2015, cao hơn nhiều mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành ngân hàng và góp phần đưa Ngân hàng TMCP Maritime bank nằm trong nhóm các ngân hàng TMCP có tăng trưởng cao về huy động. Nếu như xét nguồn vốn huy động được theo hình thức tiền gửi, việc tiếp cận được nhiều chi nhánh của các tổ chức kinh tế lớn hoạt động trên địa bàn Thái Nguyên như Huyndai Thái Nguyên, Tập đoàn bưu chính Viễn thông Việt Nam, công ty cổ phần quốc tế Thái Việt… đã góp phần lớn cho việc tăng trưởng nguồn vốn mạnh mẽ vào năm 2015, cụ thể là năm 2015 chỉ tiêu này đạt 9.850 triệu đồng, tăng ròng 4.399 triệu đồng (tương đương 80,70%), năm 2016 chỉ tiêu này đạt 10.234 triệu đồng, tăng ròng 384 triệu đồng (tương đương 3,9%). Ngoài ra, tiền gửi dân cư là nguồn tiền có tính chất ổn định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động và có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Năm 2015, vốn huy động từ khu vực dân cư đạt 187.157 triệu đồng, tăng ròng 46.909 triệu đồng (tương đương 33.45%) so với năm 2014, năm 2016 chỉ tiêu này đạt 227.382 triệu đồng, tăng ròng 40.225 triệu đồng (tương đương 21,49%) so với năm 2015. Vốn huy động tiết kiệm từ dân cư là nguồn vốn chủ lực cung ứng cho hoạt động cho vay của ngân hàng Maritime bank chi nhánh Thái Nguyên. Năm 2016 là năm đầy khó khăn và nhiều biến động với hoạt động huy động vốn của các NHTM. Tuy nhiên, Maritime bank Thái Nguyên đã liên tục có các chương trình tiết kiệm dự thưởng để thu hút khách hàng song song với đó là giao chỉ tiêu huy động

vốn đến từng cán bộ nhân viên. Vì vậy mà lượng vốn huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Bên cạnh đó, Ngân hàng Maritime bank chi nhánh Thái Nguyên còn thực hiện chào bán các giấy tờ có giá nhằm mở rộng quy mô huy động vốn, năm 2015 thông qua chào bán các giấy tờ có giá, số vốn huy động được là 22.563 triệu đồng, tăng lên 8.743 triệu đồng (tương đương 63,26%) so với năm 2014, năm 2016 chỉ tiêu này đạt 39.745 triệu đồng, tăng trưởng 43,23% so với năm 2015. Đây là một con số đáng ghi nhận cho sự nỗ lực của toàn chi nhánh trong công tác huy động vốn. Góp phần vào không nhỏ vào tổng nguồn vốn huy động của Maritime bank chi nhánh Thái Nguyên là tiền gửi của các TCTD khác, năm 2015, chỉ tiêu này đạt 23.843 triệu đồng tăng 11.903 triệu đồng (tương đương 99,69%) so với năm 2014, năm 2016 đạt 16.149 triệu đồng giảm 7.694 triệu đồng (tương đương 32,27 %) so với năm 2015.

Nếu như phân loại nguồn vốn huy động được theo loại tiền gửi thì nhận thấy vốn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao (năm 2014 chiếm 92,05 %, năm 2014 chiếm 92,50%, năm 2016 chiếm 94,87%) trong khi đó USD chiếm tỷ trọng nhỏ, lý do là Thái Nguyên là địa bàn hầu như không có hoạt động giao thương xuất nhập khẩu cũng như Maritime bank không phải là ngân hàng tập trung vào các đối tác xuất nhập khẩu có nguồn tiền ra vào bằng ngoại tệ.

Nếu dựa vào tiêu chí kỳ hạn nợ để phân loại nguồn vốn huy động thì ta thấy nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn huy động được đều có xu hướng tăng lên do mạng lưới hoạt động được nâng lên 208 địa điểm kinh doanh nên địa bàn hoạt động được mở rộng và thu hút thêm nhiều đối tượng tiền gửi, cùng với chính sách huy động vốn và chính sách lãi suất phù hợp góp phần tạo nên sự tăng trưởng nguồn vốn huy động tại các chi nhánh.

Kết luận: Qua sự phân tích và đánh giá, thấy rằng nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Việc

tăng lên của nguồn vốn huy động đã tạo điều kiện để Maritime bank Thái Nguyên mở rộng hoạt động cho vay cho các chủ thể trong nền kinh tế.

3.1.2.2. Hoạt động cho vay

Đánh giá cơ cấu dư nợ theo kì hạn cho thấy xu hướng chung là tỉ trọng

dư nợ cho vay ngắn hạn giảm xuống trong khi đó tỉ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng lên qua các năm (Bảng 3.3).

Bảng 3.3: Tình hình dư nợ tín dụng theo kỳ hạn giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (+/- %) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (+/- %) Nợ ngắn hạn 44.682 46,83 45.299 31,79 1,38 59.087 27,82 3,04 Nợ trung hạn 34.063 35,70 67.909 47,65 99,36 102.810 48,41 51,39 Nợ dài hạn 16.662 17,47 29.299 20,56 75,84 50.474 23,77 72,27 Tổng cộng 95.407 100 142.507 100 176,58 212.371 100 126,7

Nguồn: Ngân hàng TMCP Maritime bank Thái Nguyên

Theo bảng 3.3, năm 2015 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 45.299 triệu đồng chiếm 31,79% tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng 1,38% so với năm 2014 nhưng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ cho vay năm 2014 lại đạt 46,83% cao hơn năm 2015. Năm 2016 tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn lại tiếp tục giảm xuống còn 27,82% trong tổng dư nợ cho vay. Trong khi đó dư nợ cho vay trung và dài hạn trong giai đoạn 2014-2016 tăng về cả giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng dư nợ. Năm 2015 tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 97.208 triệu đồng chiếm tỷ trọng 68,21%, năm 2016 tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 153.284 triệu đồng chiểm tỷ trọng 72,18% trong khi đó vốn trung và dài hạn huy động được năm 2015, 2016 lần lượt là 167.347 triệu đồng và 182.417 triệu đồng. Như vậy ngân hàng đã chỉ sử dụng 58,09%

(năm 2015) và 84,03% (năm 2016) tổng nguồn vốn huy động trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn và không sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn nền rủi ro thanh khoản về kỳ hạn huy động được đảm bảo. Mặc dù tỷ trọng dư nợ cho vay vốn trung, dài hạn tăng nhanh hơn tỷ trọng huy động vốn trung và dài hạn nhưng trong giai đoạn 2014-2016 vốn chủ sở hữu của ngân hàng cũng tăng lên theo nên vẫn có thể đảm bảo khả năng thanh khoản về kỳ hạn. Tuy nhiên đối với các khoản vay dài hạn vẫn luôn hàm chứa yếu tố rủi ro tín dụng khách hàng không hoàn trả được vốn vay cao hơn các khoản vay ngắn hạn nên ngân hàng luôn phải giám sát chặt chẽ các khoản vay cũng như lập dự phòng các phương án phòng ngừa rủi ro.

Đánh giá dư nợ theo ngành kinh tế, dư nợ cho vay đối với ngành thương mại, sản xuất, chế biến đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Việc phân loại dư nợ cho vay theo ngành kinh tế cho thấy ngân hàng đã nỗ lực để phân hóa dư nợ cho vay sao cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng và chính sách phát triển tín dụng của NHNN. Việc phân loại này được thể hiện chi tiết qua bảng 3.4.

Bảng 3.4: Tình hình dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị trọng Tỷ (%)

Nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản 3.012 3,16 4.352 3,05 8.426 3,97

Thương mại, sản

xuất và chế biến 28.816 30,2 73.687 51,71 118.560 55,83

Xây dựng 6.304 6,61 11.152 7,83 16.930 7,97

Kho bãi, vận tải,

thông tin liên lạc 2.627 2,75 6.104 4,28 10.149 4,78

Ngành kinh tế khác 54.648 57,28 47.212 33,13 58.306 27,45

Tổng cộng 95.407 100 142.507 100 212.371 100

Dựa vào bảng 3.4, tỷ trọng dư nợ đối với ngành thương mại sản xuất và chế biến tăng từ mức 30,2% năm 2014 lên 51,71% năm 2016. Lý do là ngân hàng Maritime bank Chi nhánh Thái Nguyên đã nhận thấy hoạt động tín dụng đối với các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực này bị các ngân hàng khác trên địa bàn Thái Nguyên bỏ ngỏ. Nhận thấy đây là một phân khúc thị trường có tiềm năng, Maritime bank chi nhánh Thái Nguyên đã tập trung cho vay đối với các DNVVN hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, sản xuất và chế biến.

Bên cạnh đó, ngân hàng Maritime bank Chi nhánh Thái Nguyên cũng tăng dần tỷ trọng cho vay đối với ngành xây dựng nhưng vẫn còn rất hạn chế từ 6,61% năm 2014 lên 7,97% năm 2016 do thị trường xây dựng, bất động sản đã dần ốn định, vượt qua khỏi khủng hoảng nhưng ngân hàng vẫn giữ chính sách tương đối thận trọng đối với các khoản vay này nhằm hạn chế đến mức tối thiểu các rủi ro tín dụng.

3.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (maritime bank) chi nhánh thái nguyên (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)