5. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Hoàn thiện việc xây dựng đề án việc làm, xây dựng tiêu chuẩn
danh phù hợp với vị trí việc làm của cán bộ, công chức
- Việc xây dựng Đề án vị trí việc làm phải bảo đảm đúng tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu của BCHTW Đảng khóa XII “một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; đề án số 09-ĐA/TU của Ban thường vụ tỉnh ủy. Theo đó việc xác định vị trí việc làm của toàn tỉnh Thái Nguyên nói chung và UBND thành phố Thái Nguyên nói riêng không chỉ là căn cứ để xác định số lượng người làm việc phù hợp mà còn là cơ sở để tuyển dụng, sử dụng, đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trong cơ quan.
- Đề án vị trí việc làm phải được xây dựng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan được cấp có thẩm quyền quy định và các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành và tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, đơn vị.
- Bảo đảm thực hiện đúng các bước trong quá trình xây dựng vị trí việc làm theo quy định tại Nghị định số 41/2012/NĐ-CP và Thông tư số 14/2012/TT- BNV của Bộ Nội vụ.
Chất lượng cán bộ, công chức được hình thành dựa trên cơ sở tiêu chuẩn và chịu ảnh hưởng của các nội dung quy định trong tiêu chuẩn cán bộ, công chức.
Tiêu chuẩn chức danh là cơ sở để lựa chọn, tuyển dụng và bố trí cán bộ, công chức, là căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với từng tiêu chuẩn và xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo cho cán bộ, công chức. Tiêu chuẩn chức danh là cơ sở để từng cán bộ, công chức phấn đấu tự rèn luyện, hoàn thiện bản thân, là căn cứ để xem xét đánh giá sự phấn đấu của đội ngũ cán bộ công chức trong quá trình công tác, là căn cứ để xác định chế độ tiền lương, phụ cấp.
Việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh CBCC của cơ quan UBND thành phố Thái Nguyên cần phải đáp ứng yêu cầu sau: CBCC nắm giữ các vị trí càng cao trong bộ máy hành chính nhà nước thì đòi hỏi đối với các tiêu chuẩn càng phải cao, CBCC cấp thành phố có tiêu chuẩn cao hơn cấp phường (xã); CBCC nắm giữ các vị trí có vai trò càng lớn phải có tiêu chuẩn cao hơn những người nắm giữ các vị trí khác nhau. Yếu tố về phẩm chất đạo đức luôn được đề cao đối với mỗi CBCC; Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ được xác định một cách chính xác trên cơ sở công việc và thực hiện công việc.
Việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh đối với cán bộ, công chức hành chính nhà nước là một công việc phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian bởi vì tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức thể hiện yêu cầu hay đòi hỏi của công việc, chức vụ đối với người đảm nhiệm công việc hay chức vụ đó. Do đó, để làm được điều này phải tiến hành mô tả và phân tích công việc thành các hoạt động, xác định tính chất chuyên môn, mức độ phức tạp của nó cũng như các yêu cầu về phẩm chất, đạo đức cá nhân như tính quyết đoán, trung thực, sức khỏe, bản lĩnh, khả năng dân vận… Tiêu chuẩn chức danh công chức phải có và nhất thiết phải có nội dung liên quan đến các nhóm năng lực để thực thi nhiệm vụ khi công chức được bố trí vào vị trí việc làm ứng với ngạch đó. Có
thể liệt kê một số năng lực như năng lực soạn thảo văn bản; năng lực xây dựng chính sách; năng lực phối hợp trong công vụ; năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo nhóm; năng lực làm việc độc lập; năng lực giao tiếp, ứng xử trong hành chính…. Đối với tiêu chuẩn các chức vụ cán bộ quản lý, phải bổ sung thêm và quy định rõ, cụ thể các nội dung liên quan đến tiêu chuẩn năng lực của từng vị trí quản lý. Có thể liệt kê một số năng lực như: năng lực lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; năng lực tham mưu chiến lược và điều hành công việc hàng ngày; năng lực bao quát với năng lực biết tập trung cho các công việc chính yếu, quan trọng; năng lực định hướng chỉ đạo với năng lực biết lắng nghe trao đổi và đối thoại; năng lực quản lý hành chính, tài chính và nhân sự trong cơ quan được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết công chức trong cơ quan được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực sử dụng các công cụ quản lý phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý.