Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của cơ quan UBND thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 46)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ * Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức

Đề tài sử dụng các chỉ tiêu nghiên cứu để đánh giá chất lượng cán bộ, công chức ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên như sau:

Nhóm chỉ tiêu này được phản ánh thông qua: Số lượng, độ tuổi, giới tính, dân tộc và kinh nghiệm công tác của cán bộ, công chức.

- Số lượng cán bộ, công chức: Đây là chỉ tiêu nghiên cứu trên số lượng chỉ tiêu biên chế cán bộ, công chức được UBND tỉnh giao theo quy định, số có mặt, số còn thiếu….

- Cơ cấu độ tuổi, kinh nghiệm công tác của cán bộ, công chức: Chỉ tiêu nghiên cứu cán bộ, công chức hiện có mặt trên các độ tuổi khác nhau và đánh giá kinh nghiệm qua khảo sát thực tế.

- Cơ cấu giới tính của cán bộ, công chức: Phân tích để đánh giá mức độ đảm bảo cơ cấu cán bộ, công chức là nam giới, nữ giới theo các chức danh đảm nhiệm.

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá về trình độ cán bộ, công chức: - Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ - Chỉ tiêu đánh giá trình độ lí luận chính trị

- Chỉ tiêu đánh giá trình độ quản lý nhà nước - Chỉ tiêu đánh giá trình độ tin học, ngoại ngữ

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá về năng lực lãnh đạo, quản lý; kỹ năng nghề nghiệp; khả năng thích ứng và sẵn sàng với sự thay đổi công việc.

* Chỉ tiêu về sức khỏe

* Chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành công việc, kết quả thực hiện công việc.

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát chung về thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên và kinh tế - xã hội

* Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý: Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi Bắc Bộ với tổng diện tích đất tự nhiên là 189km2 bao gồm 21 phường và 11 xã. Là một trong những trung tâm công nghiệp và giáo dục đào tạo của cả nước (là 1 trong 3 trung tâm giáo dục- đào tạo lớn của cả nước). Thành phố nằm trong tọa độ từ 21020’ đến 21040’ độ vĩ bắc, từ 105052’ đến 105062’ độ kinh đông.

Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương Phía Đông giáp thành phố Sông Công

Phía Tây giáp huyện Đại Từ

Phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình

Thành phố Thái Nguyên là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, là đầu mối giao thông trực tiếp với Thủ Đô Hà Nội, có đường sắt, đường sông, quốc lộ số 3 dài 80 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 65 Km. Là cửa ngõ đi các tỉnh phía Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang.

Với vị trí địa lý như trên, thành phố Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát huy, khai thác các tiềm năng, thế mạnh cũng như giao lưu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố nói riêng và cả tỉnh nói chung.

- Địa hình: Đặc điểm địa hình của thành phố Thái Nguyên có thể chia ra làm 2 khu vực như sau:

Khu vực thành thị gồm các phường thuộc trung tâm thành phố với địa hình nói chung tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ và ít đồi núi. Trong địa bàn thành phố, xen giữa những khu vực cơ sở hạ tầng là một số các cánh đồng bằng phẳng với diện tích nhỏ và một số đồi núi nhỏ với độ cao thấp, trung bình khoảng từ 30m - 50m.

Khu vực nông thôn gồm các xã thuộc ngoại thành thành phố mang địa hình đặc trưng của vùng trung du miền núi phía Bắc, với đặc điểm địa hình nhiều đồi núi, xen giữa là các đồi núi là những khu vực bằng phẳng hơn. Tuy có nhiều đồi núi nhưng đa số những đồi núi này có độ cao thấp, trung bình khoảng từ 80m - 100m, độ dốc không lớn, rất thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.

- Thời tiết, khí hậu: Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, thuộc vùng tiểu khí hậu Đông Bắc bộ, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc và Đông Nam, được chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, có năm đến hơn 80%. Các tháng mưa nhiều là tháng 6, tháng 7 và tháng 9, mưa nhiều và tập trung gây ngập úng làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với bão, giông tố và nước sông lên cao.

Mùa khô: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chiến 20% lượng mưa cả năm, các tháng mưa ít nhất là tháng 11 và tháng 1, có tháng hầu như không có mưa như tháng 1 lượng mưa đo được là 2,1mm. Tuy nhiên có những năm mưa muộn gây ảnh hưởng lớn đến việc gieo trồng cây vụ đông và mưa sớm gây ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xuân.

- Thủy văn: Thành phố Thái Nguyên có 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), bên cạnh đó có hồ Núi Cốc vừa phục vụ cho việc du lịch, vui chơi giải trí, cung cấp số lượng nước rất lớn cho việc sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Sông Cầu bắt nguồn từ địa phận tỉnh Bắc Kạn đi qua khu vực thành phố Thái Nguyên, hàng năm qua mùa mưa lũ cung cấp 1 lượng khá lớn đất phù sa, cung cấp 1 lượng nước rất lượng nước khá lớn cho sản xuất nông nghiệp và có tác dụng tiêu lũ cho thành phố. Sông Công được bắt nguồn từ hồ Núi Cốc cung cấp nước sản xuất nông nghiệp cho khu vực phía Tây và phía Nam thành phố, ngoài ra sông Công là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt của thành phố.

Nhìn chung khí hậu của thành phố có nhiều thuận lợi, song cũng gây không ít những khó khăn cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Hiện tượng hạn hán vào mùa khô, ngập úng, lũ lụt vào mùa mưa vẫn tồn tại ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá trị sản xuất của ngành.

- Tài nguyên thiên nhiên và xã hội: Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú:

+ Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Thái Nguyên là 18.970,48 ha.

+ Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn thành phố có 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công). Do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố.

Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, cỏ mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn, mang lại giá trị kinh tế cao.

+ Tài nguyên rừng

Thành phố Thái Nguyên có 3.023,77 ha rừng, phân bố chủ yếu ở các xã ở khu vực nông thôn như Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Phúc Hà, Lương

Sơn. Rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, trong đó: đất rừng sản xuất là 2.035,96 ha, đất rừng phòng hộ là 987,81 ha. Vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.

+ Tài nguyên nhân văn

Hiện nay trên địa bàn thành phố có nhiều dân tộc sinh sống hòa thuận với nhau: Kinh, Tày, Nùng, Dao... Cộng đồng các dân tộc trong thành phố với những truyền thống, bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hoá rất phong phú, có nhiều nét độc đáo và giàu bản sắc dân tộc.

- Về kinh tế: Thành phố Thái Nguyên được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng trung du miền núi phía Bắc. Trong những năm qua, thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, thành phố đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước.

Thành phố đã triển khai có hiệu quả các chương trình, mục tiêu của Chính phủ và tỉnh, tạo thế và lực mới cho việc phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ. Hệ thống văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước được triển khai kịp thời. Các đề án của thành phố được ban hành và thực hiện đồng bộ tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho các thành phần kinh tế phát triển một cách bình đẳng. Thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư, nhất là khu vực kinh tế tư nhân.

+ Về kinh tế ngành nông nghiệp: Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông - lâm nghiệp. Nhiều mô hình sản xuất mới như trang trại trồng chè, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung, sản xuất chè sạch, rau an toàn, cây cảnh, hoa tươi, … được hình thành và sản xuất có hiệu quả, góp phần tạo ra diện mạo nông thôn mới.

+ Về kinh tế ngành công nghiệp: Thái Nguyên cũng có nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, đá, vôi, cát, sỏi... Trong đó, than được đánh giá là có trữ lượng lớn thứ hai trong cả nước, sau Quảng Ninh. Khu Gang Thép Thái Nguyên được xây dựng từ những năm 60 là nơi sản xuất thép từ quặng duy nhất tại Việt Nam và hiện đang được tiếp tục đầu tư chiều sâu để phát triển; Có nhiều nhà máy Xi măng công suất lớn đã và đang được tiến hành xây dựng.

+ Về kinh tế thương mại - dịch vụ: Các thế mạnh về thương mại, dịch vụ, du lịch được khai thác hiệu quả, phát triển đa dạng, phong phú cả về quy mô, hình thức góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Văn minh thương mại được quan tâm chỉ đạo, đã hình thành hệ thống các cửa hàng tự chọn, siêu thị tổng hợp, siêu thị chuyên ngành cùng các trung tâm mua bán hàng hóa lớn được khai thác có hiệu quả.

- Về giao thông: Về giao thông đường bộ: Hiện có 3 tuyến quốc lộ chạy qua thành phố (QL 3, QL1B và QL37). Tháng 1/2015, thành phố đã khánh thành đưa vào sử dụng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.

3.1.2. Tổ chức bộ máy của của cơ quan Ủy ban nhân dân thành phố Thái

Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên gồm: Chủ tịch, 04 Phó Chủ tịch phụ trách các lĩnh vực: Kinh tế, Tài nguyên - Môi trường, Văn hóa - xã hội, Quốc phòng - An ninh, Văn phòng ủy ban nhân dân và khối Nội chính thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.

Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc tỉnh được tổ chức thống nhất và chặt chẽ theo quy định tại Nghị định số 37/2014/NĐ- CP, ngày 05/05/2014 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, gồm 13 cơ quan chuyên môn cụ thể như sau:

- Phòng nội vụ: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành

chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua - khen thưởng.

- Phòng Tư pháp: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước và các công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc, bản đồ.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: lao động, việc làm, dạy nghề, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.

- Phòng Văn hóa và Thông tin: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin.

- Phòng Giáo dục và đào tạo: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

- Phòng Y tế: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- Thanh tra huyện: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

- Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: Tham mưu tổng hợp cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về: Hoạt động của Hội đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của cơ quan UBND thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)