5. Kết cấu của luận văn
4.1.3. Định hướng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của cơ quan
ban nhân dân thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên
- Xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phải phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương. Đảm bảo sự thống nhất lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ và quản lý cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trách nhiệm của tổ chức trong hệ thống chính trị, trực tiếp chăm lo xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trên mọi mặt, lãnh đạo thực hiện đường lối chính sách cán bộ thông qua các tổ chức Đảng và Đảng viên.
- Việc xây dựng chiến lược, chính sách đối với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phải dựa vào sự kế thừa và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan UBND thành phố Thái Nguyên phải có sự đồng bộ, đồng thời tiến hành nâng cao kiến thức chuyên môn, cũng như nâng cao chất lượng con người. Tuy nhiên cần chú trọng công tác nào có thể triển khai trước, công tác nào sẽ có được hiệu quả tốt hơn, để lựa chọn và tìm ra các giải pháp phù hợp nhất.
- Công tác phát triển nhân sự phải bao gồm phát triển về trình độ tư tưởng, lý luận cách mạng. Thể hiện sự thống nhất trong công tác điều hành, tổ chức chính quyền với công tác lãnh đạo của Đảng. Thể hiện rõ nét vai trò của cấp ủy trong quá trình lựa chọn cán bộ.
- Thường xuyên bổ sung, sửa đổi, xây dựng cụ thể hoá các tiêu chuẩn về tuyển dụng, tiếp nhận, điều động và luân chuyển cán bộ, công chức nhằm lựa chọn được những người có đủ đức, đủ tài, thu hút được sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi mới ra trường và cán bộ, công chức các đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang về công tác tại cơ quan UBND thành phố Thái Nguyên để phục vụ nhân dân và xã hội.
- Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, công chức; căn cứ vào tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn từng chức danh công việc để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần thể hiện sự thiết thực, phù hợp với những yêu cầu thực tế, không có tình trạng tổ chức đào tạo nhiều lĩnh vực không thiết thực, gây lãng phí cả thời gian của cán bộ và tiền của của Nhà nước. Các lớp đào tạo cần tập trung các cán bộ theo đúng ngành, lĩnh vực công tác trong toàn thành phố. Tổ chức học tập tập trung tại trung tâm thành phố, để mọi cán bộ đều có khả năng thu xếp phương tiện và đi lại học tập có hiệu quả.
- Đổi mới quan điểm, phương pháp, quy trình đánh giá cán bộ, công chức đảm bảo việc đánh giá phải công khai, khách quan, toàn diện và công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ, công chức.
- Cơ chế chính sách ưu đãi và vấn đề quy định về phụ cấp với cán bộ công chức tại thành phố phải được xây dựng trên cơ sở công bằng, tạo điều kiện phù hợp để cán bộ, công chức yên tâm công tác. Các chính sách phải phù hợp với điều kiện địa lý, khu vực, điều kiện nguồn vốn ngân sách của thành phố.