5. Bố cục của Luận văn
3.3.3. Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế hàng năm
- Công tác chuẩn bị
Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế luôn được lãnh đạo Chi cục Thuế huyện Lập Thạch quan tâm chỉ đạo vì kết quả của việc lập kế hoạch kiểm tra thuế sát với thực tế và yêu cầu nhiệm vụ có tác động rất lớn đến hiệu quả khi triển khai kiểm tra đối với cơ sở kinh doanh. Hàng năm, Chi cục đã xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế giao cho Đội kiểm tra thuế triển khai thực hiện.
Việc lập kế hoạch kiểm tra, về cơ bản, được thực hiện theo quy trình Tổng cục Thuế ban hành. Công tác lập kế hoạch được thực hiện thông qua đánh giá rủi ro, phân tích thông tin về đối tượng nộp thuế trên tờ khai thuế
hàng tháng, báo cáo tài chính doanh nghiệp và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế
(từ các Đội chức năng). Kế hoạch kiểm tra được tập trung vào nhóm doanh
nghiệp lớn, kinh doanh đa ngành nghề trên địa bàn, các lĩnh vực, ngành hàng, các loại hình tổ chức có dấu hiệu thất thu thuế; đồng thời thông qua công tác kiểm tra tại cơ quan thuế, từ đó lựa chọn các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế để đưa vào kế hoạch kiểm tra.
Kiểm tra thuế được xây dựng theo kế hoạch hàng năm giúp hạn chế việc kiểm tra tràn lan, không trọng tâm, tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực và chi phí.
- Tổng hợp và phân tích rủi ro
Kiểm tra thuế được xây dựng theo kế hoạch hàng năm giúp hạn chế việc kiểm tra tràn lan, không trọng tâm, tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực và chi phí.
Hàng năm, các đội kiểm tra thuộc Chi cục Thuế đã tiến hành kiểm tra sơ bộ tất cả các loại hồ sơ khai thuế. Căn cứ vào nguồn lực cán bộ làm công tác kiểm tra và qua công tác phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để lập danh sách phải kiểm tra theo hướng dẫn của Tổng cục, đó là:
- Cơ sở kinh doanh có ý thức tuân thủ pháp luật về thuế thấp như:
+ Nộp hồ sơ khai thuế thường không đầy đủ các tài liệu kèm theo hoặc nộp không đúng hạn các loại hồ sơ khai thuế; khai thuế hay sai sót không đúng với số thuế thực tế phải nộp, phải điều chỉnh nhiều lần; cơ quan thuế đã nhiều lần nhắc nhở nhưng chậm khắc phục.
+ Vi phạm về hồ sơ khai thuế tháng, quý mà cơ quan thuế phải ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu ít nhất 3 lần trong 1 năm.
+ Không nộp đầy đủ số thuế đã kê khai và nộp chậm kéo dài, thường xuyên có tình trạng nợ thuế.
- Có các dấu hiệu không bình thường về khai thuế so với tháng trước hoặc năm trước:
+ Có số thuế giá trị gia tăng âm (-) liên tục nhưng không xin hoàn hoặc có xin hoàn nhưng hồ sơ khai thuế không đầy đủ và cơ quan thuế đã có yêu cầu bổ sung hoàn thiện nhưng không thực hiện được.
+ Có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp tăng (+), giảm (-) trên 20%.
- Lựa chọn cơ sở kinh doanh có doanh thu năm trước hoặc số thuế phải nộp lớn trên địa bàn
- Lựa chọn một số cơ sở kinh doanh theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên.
- Lựa chọn và đề nghị phê duyệt kế hoạch
+ Lựa chọn cơ sở kinh doanh có doanh thu năm trước hoặc số thuế phải nộp lớn trên địa bàn
+ Lựa chọn một số cơ sở kinh doanh theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên.