Một số kinh nghiệm và bài học rút ra đối với công tác kiểm tra thuế ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 36 - 42)

5. Bố cục của Luận văn

1.2.2. Một số kinh nghiệm và bài học rút ra đối với công tác kiểm tra thuế ở

Chi cục thuế huyện Lập Thạch

Để vận dụng được các kinh nghiệm kiểm tra thuế tiên tiến của một số Chi cục thuế nêu trên vào hoạt động kiểm tra thuế ở Chi cục huyện Lập Thạch, ngoài việc đề nghị hoàn thiện những điều kiện nội tại trong ngành thuế như: xây dựng được một hệ thống quản lý thuế tương đối hiệu quả, hiện đại trên tất cả các lĩnh vực quản lý thuế: các qui trình quản lý rõ ràng, đội ngũ nhân viên được đào tạo, hệ thống dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế phát triển, các chế tài thưởng phạt đầy đủ và được áp dụng có hệ thống, các hoạt động kiểm tra được lập kế hoạch và đặt mục tiêu đúng đắn, áp dụng các kỹ thuật kiểm tra tiên tiến, công nghệ thông tin hỗ trợ một cách hiệu quả, hoạt động của hệ thống quản lý thuế và được hiện đại hoá không ngừng.... thì những điều kiện khách quan như trình độ dân trí, đặc biệt là ý thức tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế; tình hình kinh tế xã hội của huyện...cũng phải đạt đến một mức độ phát triển nhất định.

Trong cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế, do số lượng NNT ngày càng tăng, số lượng cán bộ kiểm tra có hạn nên việc kiểm tra cần được thực hiện trên cơ sở phân tích rủi ro về NNT, lựa chọn những doanh nghiệp có độ rủi ro cao nhất để tiến hành kiểm tra. Đặc biệt, để có thông tin phân tích rủi ro, cơ quan

có liên quan. Cơ quan thuế, hạn chế việc đến kiểm tra trực tiếp tạo cơ sở của NNT xuất trình sổ sách chứng từ để cán bộ thuế kiểm tra tại cơ quan thuế.

Công tác kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng trong công tác quản lý thuế. Kinh nghiệm công tác kiểm tra của các nước nêu trên cho thấy: Dù mô hình tổ chức và cách thức hoạt động có khác nhau nhưng đều có những điểm chung:

- Các Chi cục đều hết sức chú trọng tới công tác kiểm tra thuế, đều cẩn trọng trong việc xem xét xác định mục tiêu, đối tượng kiểm tra.

- Các tiêu chí quan trọng của công tác kiểm tra là gìn giữ luật pháp, hướng tới việc xác định đúng nguyên nhân sai phạm tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

- Hoạt động kiểm tra được phân loại và phân cấp rõ ràng, đảm bảo kép kín và phát huy được tác dụng của tổ chức kiểm tra các cấp. Hoạt động thanh kiểm tra xuất phát từ những phân tích rủi ro và điều tra tìm rõ nguyên nhân của thực trạng đó.

- Công cụ đắc lực phục vụ công tác kiểm tra là: Khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đặc biệt chú trọng tới chiến lược phát huy nhân tố con người trong việc tham gia hoạt động kiểm tra.

- Kết luận kiểm tra được thực thi nghiêm túc bởi hệ thống cả hệ thống các cơ quan Nhà nước cùng vào cuộc.

Trên đây là những kinh nghiệm của các Chi cục trong việc kiểm tra thuế. Đối chiếu, so sánh, liên hệ để vận dụng, bổ sung vào công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Lập Thạch là công việc nên làm và rất cần thiết. Đó có thể là kinh nghiệm về các vấn đề:

+ Đổi mới quan niệm, nhận thức về kiểm tra thuế, mối quan hệ giữa cơ quan thuế và NNT.

+ Tổ chức bộ máy hoạt động kiểm tra

+ Đổi mới cách thức kiểm tra hiện đại, ứng dụng những công cụ phân tích rủi ro trên cơ sở cơ quan thuế nắm được đầy đủ thông tin về NNT.

Các bài học kinh nghiệm cụ thể như sau:

+ Về mô hình tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm tra thuế

Hầu hết các Chi cục đều có Đội kiểm tra thuế được tổ chức theo hệ thống dọc gắn với mô hình tổ chức cơ quan thuế (Chi cục thuế Vĩnh Yên,Chi cục thuế Tam Dương...). Hoạt động kiểm tra thuế được phân cấp theo mô hình tổ chức, chủ yếu được thực hiện ở cấp trung gian (Chi cục Thuế vùng, tỉnh).

+ Công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ kiểm tra

Các Chi cục đều có yêu cầu cao đối với việc tuyển chọn Công chức kiểm tra. Người được tuyển chọn thường phải đào tạo qua Đại học. Những tiêu chuẩn cơ bản kiểm tra viên cần phải có gồm:

- Có kiến thức chuyên sâu về thuế.

- Có kiến thức về kế toán theo chuẩn mực trong nước và quốc tế và mối liên kết giữa các yêu cầu về kế toán tài chính và kế toán cho mục đích thuế.

- Có kỹ năng thanh kiểm tra, phân tích kinh tế.

- Có tính nhạy bén, làm việc độc lập và chịu được áp lực công việc.

- Có kiến thức thành thạo về sử dụng máy tính (bao gồm kiến thức cơ bản về hệ điều hành, mô hình lưu trữ dữ liệu, các ứng dụng cơ sở và ứng dụng chuyên ngành sử dụng cho thanh tra).

- Có khả năng giao tiếp ngoại ngữ.

Ngoài việc tuyển chọn các nước còn chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng viên chức thuế, thanh tra viên khi mới được tuyển dụng đều được dự các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo cơ bản.

Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm được tập trung thống nhất theo chỉ đạo cấp trung ương căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch kiểm tra tập trung vào đối tượng, ngành, nghề nhất định, phê duyệt điều chỉnh tỷ lệ đối tượng kiểm tra giữa ngành nghề.

+ Về chiến lược xử lý rủi ro

Các Chi cục đều xây dựng chiến lược xử lý rủi ro theo hướng ưu tiên giải quyết các rủi ro ở mức cao (là những rủi ro không thể chấp nhận được)

và giải quyết các rủi ro ở mức thấp tuỳ theo nguồn lực cho phép (ví dụ: có thể

lựa chọn rủi ro ở mức thấp bằng phương pháp ngẫu nhiên để đánh giá khả năng kiểm soát hoặc “tích luỹ” các rủi ro này để giải quyết trong tương lai).

Phạm vi xem xét, phân tích khi nhận dạng rủi ro bao gồm cả những thông tin được thể hiện ở cấp “vĩ mô” như xu hướng phát triển kinh tế, đặc tính ngành nghề và các tác động của chính sách kinh tế, thương mại và đầu tư.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra thuế

Các Chi cục phát triển có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra thuế cao và tại cấp trung ương thường thành lập bộ phận “Thanh tra máy tính” (Thanh tra tin học, thanh tra thuế bằng máy tính). Thanh tra máy tính được thực hiện thông qua hệ thống ứng dụng tin học hỗ trợ công tác thanh tra và quyền truy cập, khai thác, sử dụng hệ thống dữ liệu của NNT để xác định rõ số liệu thực về sổ sách kế toán và các giao dịch điện tử.

+ Khả năng vận dụng vào hoạt động kiểm tra thuế tại Chi cục thuế Lập Thạch

Công tác kiểm tra, thanh tra là một chức năng cơ bản và quan trọng trong công tác quản lý thuế. Kinh nghiệm công tác kiểm tra, thanh tra của các

Chi cục nêu trên cho thấy: Dù mô hình tổ chức và cách thức hoạt động có khác nhau nhưng có những điểm chung:

- Mỗi Chi cục đều hết sức chú trọng tới công tác kiểm tra, đều thận trọng trong việc xem xét xác định mục tiêu, đối tượng kiểm tra.

- Các tiêu chí quan trọng của công tác kiểm tra là gìn giữ luật pháp, hướng tới việc xác định đúng nguyên nhân sai phạm tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

- Hoạt động kiểm tra được phân loại và phân cấp rõ ràng, đảm bảo khép kín và phát huy được tác dụng của tổ chức kiểm tra các cấp.

- Công cụ đắc lực phục vụ công tác kiểm tra là : Khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đặc biệt chú trọng tới chiến lược phát huy nhân tố con người trong việc tham gia hoạt động kiểm tra.

- Kết luận kiểm tra được thực thi nghiêm túc bởi hệ thống các cơ quan Nhà nước cùng vào cuộc.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức và cải cách công tác kiểm tra thuế ở một số Chi cục những nội dung có thể vận dụng để thực hiện thành công chương trình cải cách và hiện đại hoá công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế huyện Lập thạch trong thời gian tới. Đó là:

- Xây dựng mô hình đội kiểm tra thuế theo hướng chuyên môn hoá cao. Các đội kiểm tra NNT mới được cơ cấu theo hướng chuyên môn sâu, hình thành các bộ phận nhỏ chịu trách nhiệm một hoặc một vài khâu trong quy trình kiểm tra.

- Trao chức năng điều tra tội phạm về thuế cho cơ quan thuế - Chuẩn hoá lực lượng kiểm tra cả về số lượng và chất lượng. - Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phân tích rủi ro một cách khoa học. - Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ kiểm tra.

- Áp dụng các chuẩn mực thanh tra để nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra thuế

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)