Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 49)

5. Bố cục của Luận văn

3.1. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Lập Thạch là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, cách tỉnh lỵ Vĩnh Yên 20km, nằm ở vị trí từ 105°30′ đến 105°45′ kinh độ Đông và 21°10′ đến 21°30′ vĩ Bắc. Về mặt vị trí địa lý của Huyện: Phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang và dãy núi Tam Đảo; Phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương; Phía Tây giáp huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ; Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và một phần tỉnh Phú Thọ. Tổng diện tích tự nhiên 173,10 km2, dân số trung bình năm 2012 là 118.772 người, mật độ dân số 686 người/km2. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 18 xã.

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Lập Thạch có cấu tạo địa tầng rất cổ. Từ địa tầng đó đã xuất hiện hai thành tạo magma xâm nhập đáng kể là khối núi Sáng và các khối núi khác nằm hai bên bờ sông Phó Đáy. Địa hình Huyện có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, ruộng đất xen kẽ những dãy đồi thấp. Độ cao phổ biến từ 11 - 30 m là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối. Địa hình bị chia cắt đa dạng, dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Lập Thạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 22°C, lượng mưa trung bình 1.500-1.800 mm/năm.

Khí hậu Lập Thạch được chia làm 4 mùa rõ rệt. Mưa nhiều vào mùa khô gây úng lụt vùng trũng do nước từ các dãy núi lớn, như Tam Đảo, và từ

sông Lô, sông Đáy trút vào đồng chiêm, nhiều khi tràn ngập ra cả đường liên huyện, liên xã gây ngập lụt một số cụm dân cư tại các xã. Mùa đông khí hậu khô hanh thậm chí gây hạn hán tại nhiều vùng đồi, núi trên địa bàn huyện.

(Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả) 3.1.1.4. Tài nguyên

Tài nguyên nước mặt và nước ngầm trên địa bàn huyện dồi dào do có sông, suối, hệ thống đầm, hồ tự nhiên phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn. Trên địa bàn có các loại khoáng sản sau: Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt, đá xây dựng, cát sỏi lòng sông Phó Đáy thuộc loại thạch anh, silic có độ cứng cao, độ bám dính liên kết tốt. Theo số liệu thống kê đất đai đến năm 2012 đất lâm nghiệp có rừng toàn huyện là: 3.551,42 ha, chiếm 20,52% tổng diện tích tự nhiên. Lập Thạch có nhiều cảnh quan thiên nhiên có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng hấp dẫn khách du lịch như khu hồ Vân Trục với những cánh rừng nguyên sinh

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Lập Thạch

3.1.2.1. Tài nguyên đất đai

Địa giới hành chính huyện có diện tích tự nhiên là 173,1 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 40,3%; đất lâm nghiệp chiếm 31,8%; đất chuyên dùng chiếm 10,3% và đất ở chiếm 2,2%.

Tính đa dạng của đất đai: Trong huyện có nhiều đơn vị đất đai chính có tính chất khác nhau, phân bố ở cả vùng bằng và vùng dốc, cho phép phát triển hệ sinh thái đa dạng với nhiều loại cây trồng có giá trị. Tuy nhiên, độ phì của đất không cao, hiện tượng xói mòn, rửa trôi còn xảy ra ở vùng đất dốc có độ che phủ thấp làm suy giảm chất lượng đất

3.1.2.2. Tình hình dân số, lao động

Dân số trung bình năm 2014 là 118.772 người, trong đó thành thị có 12.515 người (chiếm 10,54% dân số toàn huyện), nông thôn 106.257 người, chiếm 89,46%. Mật độ dân số trung bình 686 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều theo đơn vị hành chính. Mật độ dân số cao nhất là thị trấn

Lập Thạch (1.690 người/km2), tiếp đến là xã Triệu Đề (1.247 người/km2). Thấp nhất là xã Vân Trục (341 người/km2).

Bảng 3.1. Dân số và mật độ dân số huyện Lập Thạch năm 2013 Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) Tổng số 173,1 118.772 686 1. TT. Lập Thạch 4,15 7 7.007 1.690 2. TT. Hoa Sơn 4,96 5.508 5.508 1.110 3. Quang Sơn 10,98 5.508 501 4. Ngọc Mỹ 15,54 5.250 338 5. Hợp Lý 7,62 4.289 563 6. Bắc Bình 11,30 6.291 556 7. Thái Hòa 7,60 6.887 906 8. Liễn Sơn 10,29 5.493 534 9. Xuân Hòa 13,22 8.508 643 10. Vân Trục 1220 4.161 341 11. Liên Hòa 7,64 5.164 676 12. Tử Du 987 5.917 599 13. Bàn Giản 5,76 4.322 751 14. Xuân Lôi 7,44 5.212 700 15. Đồng Ích 12,46 10.357 831 16. Tiên Lữ 5,12 4.022 786 17. Văn Quán 7,14 5.006 5.006 701 18. Đình Chu 4,32 4.425 1.025 19. Triệu Đề 5,86 7.314 1.247 20. Sơn Đông 9,61 8.131 846

Tổng số lao động trong độ tuổi là 63.556 người chiếm trên 53% tổng dân số. Trong đó lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản có 48.081 người (chiếm 75,65%), lao động công nghiệp - xây dựng 7.228 người (chiếm 11,37%) còn lại là lao động thương mại - dịch vụ chiếm 12,98% với 8.247 người. Trên địa bàn huyện có 7 dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Dao, Cao Lan, Sán Dìu, Tày, Nùng, Hoa. Lực lượng lao động trên địa bàn huyện là khá dồi dào nhưng chất lượng lao động nhìn chung còn thấp, lao động phổ thông chiếm trên 78%, lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm khoảng 22%.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Lập Thạch

Thực hiện nhiệm vụ năm 2012 trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Song, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, điều hành của chính quyền từ huyện đến cơ sở, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực:

- Về kinh tế: Sản xuất nông nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh, nhưng với sự tập trung chỉ đạo sát sao, kịp thời của các cấp, các ngành, cùng với sự nỗ lực của nhân dân trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khôi phục đàn vật nuôi, nên giá trị sản xuất nông nghiệp tăng so cùng kỳ. Chương trình xây dựng nông thôn mới bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 23,97 triệu đồng/năm, tăng 9,6% so cùng kỳ, bình quân lương thực đầu người đạt 392,4kg/người/năm, tăng 101,2% so cùng kỳ.

- Các kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư, tập trung vào các công trình giao thông, hệ thống đê kè, trường học, phong trào hiến đất làm đường giao thông toàn huyện đạt kết quả tốt. Các ngành dịch vụ, xây dựng tiếp tục phát triển. Tỷ trọng các ngành có sự thay đổi theo hướng tích cực, ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ, chú trọng sản xuất nông nghiệp, lấy chăn nuôi làm mũi nhọn.

- Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, giáo dục tiếp tục phát triển. Chính sách xã hội được quan tâm giải quyết kịp thời, đúng chế độ. Đời sống vật, chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, tốc độ đô thị hoá ở được đẩy mạnh.

3.1.3. Đánh giá , định hướng chung về về phát triển kinh tế

Trải qua hơn 20 năm đổi mới, huyện Lập Thạch đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Kinh tế - xã hội của huyện liên tục phát triển, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kỹ thuật được cải thiện; nhiều công trình mới được xây dựng, từng bước phát huy hiệu quả. Lực lượng lao động dồi dào, bình quân đất nông nghiệp còn tương đối cao, có tiềm năng về rừng, tài nguyên khoáng sản; nằm trong vùng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Đồng bằng sông Hồng được Chính phủ phê duyệt. Là một trong những huyện có quỹ đất, đặc biệt là đất đồi tương đối khá, thuận lợi cho phát triển các khu, cụm công nghiệp. Có tiềm năng về khoáng sản như đất san nền, đá xây dựng, đá mỹ nghệ, đất sét, penpas, đất sét, cát, sỏi,... Đây là những thuận lợi hết sức cơ bản để Lập Thạch phát triển KT-XH trong những năm tới đạt được kết quả tốt.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó cũng còn có nhiều yếu tố hạn chế như: Lập Thạch là một huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc nên điều kiện thu hút đầu tư còn gặp nhiều hạn chế. Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp; tác động của mặt trái cơ chế thị trường và sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn. Nội lực của huyện chưa mạnh, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Hạ tầng kỹ thuật còn thiếu, đặc biệt giao thông chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian qua. Đất đai của huyện xấu, địa hình không bằng phẳng, canh tác khó khăn. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng còn lớn, một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới.

Trong nhiều năm qua việc khai thác các lợi thế để phục vụ phát triển kinh tế đã làm thay đổi diện mạo huyện, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh, các dự án đầu tư phát triển công nghiệp, các vấn đề an sinh xã hội được quan tâm, các doanh nghiệp thành lập ngày càng nhiều khai thác các tiềm năng, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách. Đảng, Chính quyền và các Đoàn thể trong huyện luôn quan tâm đến công tác phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công tác thuế nói riêng, tạo mọi điều kiện để Chi cục Thuế hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

3.2. Thực trạng công tác kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lập Thạch

3.2.1. Tình hình cơ bản của Chi cục thuế huyện Lập Thạch

3.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục

Chi cục thuế huyện Lập Thạch được thành lập từ tháng 10 năm 1990 trên cơ sở một số cán bộ tách ra từ Phòng Tài chính và Phòng thuế Công thương nghiệp trước đây. Là cơ quan trực thuộc Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc, Chi cục thuế huyện Lập Thạch chịu sự lãnh đạo song trùng quản lý của Cục thuế và Huyện ủy, UBND huyện Lập Thạch. Nhiệm vụ chủ yếu là quản lý thu thuế và các loại phí, lệ phí trên địa bàn huyện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Ngành thuế giao cho. Cụ thể trong giai đoạn mới thành lập, Chi cục thực hiện quản lý các loại thuế trên địa bàn huyện, bao gồm: Thuế doanh thu; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế lợi tức; Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế tài nguyên; Thuế nhà đất; Thuế Môn bài. Giai đoạn này Chi cục hoạt động dưới sự lãnh đạo của 1 Chi cục trưởng và 3 chi cục phó có nhiệm vụ giúp Chi cục trưởng quản lý các tổ, đội thuộc Chi cục. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục trong giai đoạn mới thành lập về cơ bản được tổ chức theo đúng qui định

của Bộ Tài chính, bao gồm các tổ, trạm giúp Chi cục trưởng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Chi cục như: Tổ thu thuế Nông nghiệp; Tổ KH-KT; Tổ thu kiêm doanh; Tổ thanh tra và 04 trạm thu thuế NQD. Chi cục thực hiện quản lý các khoản thu các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác ngân sách của 36 xã, thị trấn trong địa bàn huyện.

3.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thuế Lập Thạch a. Chức năng

Chi cục Thuế huyện Lập Thạch là cơ quan trực thuộc Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, có chức năng, quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác ngân sách của NNT trên địa bàn huyện Lập Thạch.

b. Nhiệm vụ và quyền hạn

Chi cục Thuế huyện Lập Thạch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được quy định tại Quyết định số 503/QĐ- TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế.

3.2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Chi cục Thuế huyện Lập Thạch có 9 Đội chức năng, trong đó ở văn phòng Chi cục có 6 Đội chức năng và 3 Đội thuế liên xã, thị trấn bao gồm:

(1) Đội Nghiệp vụ - Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế được phân cấp quản lý.

Giúp Chi Cục trưởng Chi cục Thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Chi cục phân công. (2) Đội Dự toán - Kê khai - Kế toán thuế và Tin học:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục Thuế.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Chi cục phân công. (3) Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Chi cục phân công. (4) Đội Kiểm tra thuế - Kiểm tra nội bộ:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Thuế.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Chi cục phân công. (5) Đội TNCN - Trước bạ và thu khác:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về

đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), thuế TNCN, phí, lệ phí và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Chi cục phân công. (6) Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Chi cục phân công.

(7) Đội thuế liên xã, thị trấn:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công quản lý theo từng sắc thuế cụ thể.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Chi cục phân công.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế huyện Lập Thạch

TNCN, Trước bạ và thu khác Hành chính, Nhân sự, Tài vụ, Ấn chỉ Nghiệp vụ, Tuyên truyền và hỗ trợ Dự toán Kê khai kế toán thuế và Tin học Đội thuế liên xã, thị trấn PHÓ CHI CỤC TRƢỞNG PHÓ CHI CỤC TRƢỞNG CHI CỤC TRƢỞNG PHÓ CHI CỤC TRƢỞNG Quản lý nợ và cưỡng chế thuế Kiểm tra và Kiểm tra nội bộ

(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Lập Thạch)

* Số lượng cán bộ, công chức và trình độ chuyên môn, lý luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)