Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 42)

5. Bố cục của Luận văn

2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

Xuất phát mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, đó là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế huyện Lập Thạch, đề tài sẽ phải làm rõ và trả lời được các câu hỏi sau:

- Thực trạng công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế huyện Lập Thạch đã diễn ra như thế nào? Những kết quả đã đạt được? Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân?

- Những yếu tố cơ bản nào ảnh hưởng tới công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế huyện Lập Thạch?

- Để hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế huyện Lập Thạch cần triển khai đồng bộ những giải pháp chủ yếu nào?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Kiểm tra thuế là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý thuế của Ngành thuế trên cả nước. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình, tác giả đã chọn Chi cục huyện Lập Thạch làm địa điểm nghiên cứu. Đây là huyện có số thu tương đối ổn định đứng thứ 6/9 trong các Chi cục Thuế thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung đi sâu vào phân tích số liệu đã kiểm tra thuế tại trụ sở của các doanh nghiệp thuộc Đội kiểm tra thuế trực tiếp theo dõi và quản lý. Bên cạnh phân tích số liệu kiểm tra thuế

hàng năm của Chi cục, tác giả sẽ lấy số liệu kiểm tra của 01 doanh nghiệp điển hình để phân tích, nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp, nguồn số liệu được lấy từ các chương trình phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế như:

- TPR: Chương trình phân tích rủi ro người nộp thuế - QLT: Chương trình quản lý thuế.

- QTT: Chương trình phân tích tình trạng người nộp thuế - TINC: Chương trình quản lý thông tin về người nộp thuế - QHS: Chương trình quản lý hồ sơ (hồ sơ đến, hồ sơ đi) - QLAC: Chương trình quản lý ấn chỉ

- QLTN: Chương trình quản lý thu nợ

- BCTC: Chương trình phân tích Báo cáo tài chính

Thông qua hệ thống thông tin dữ liệu về người nộp thuế của cơ quan thuế và các kênh thông tin khác (từ các cơ quan hữu quan, đài, báo, Internet…), các báo cáo tổng kết năm của Chi cục, báo cáo chuyên đề về

Thanh tra, kiểm tra hàng năm của Cục thuế mà tác giả đã thu thập, phục vụ nghiên cứu luận văn.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Số liệu thu thập được xử lý qua chương trình Excel . Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu để tổng hợp và phân tích số liệu. Trình bày kết quả tổng hợp thống kê qua bảng thống kê và biểu đồ thống kê.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

* Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Mặt lượng của các hiện tượng kinh tế- xã hội thường xuyên biến động qua thời gian. Để nghiên cứu sự biến động này, người ta sử dụng dãy số thời gian. Đề tài sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 3 năm (2012-2014). Các chỉ tiêu phân tích biến động của giá

trị về số tiền thuế truy thu, số tiền thuế phạt qua các năm để đưa ra các đặc điểm về sự biến động, xu hướng và nhịp điệu của sự phát triển. Từ đó giúp ta đưa ra các dự đoán của các hiện tượng này trong tương lai. Một số chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian bao gồm::

*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính:   i yi y1 ; i 2,3,... Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu *) Tốc độ phát triển

Tốc độ phát triển phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Tuỳ vào vào mục đích nghiên cứu, ta có các loại tốc độ phát triển sau:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

Công thức tính: 1 ; 2, 3,.. i i i y t i n y  

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó

+ Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính: 1 ; 2, 3,.. i i y T i n y  

y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

+ Tốc độ phát triển trung bình (t)

Tốc độ phát triển trung bình là trị số của tốc độ phát triển liên hoàn trong cả kỳ nghiên cứu. Xuất phát từ mối liên hệ thứ nhất giữa các tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc, ta có tốc độ phát triển bình quân được tính theo công thức bình quân nhân như sau:

Công thức tính: n 2. . ...3 4 n tt t t t hoặc: 1 1 1 n n n n y t T y    

Trong đó: t2, t3, t4, ... tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu

2.2.5. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp căn cứ vào một hay một số chỉ tiêu nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất giống nhau. Phương pháp này giúp cho việc tổ chức điều tra, thu thập số liệu, tính toán các chỉ tiêu, giúp cho việc phân tích tài liệu được khách quan, phản ánh đúng nội dung kinh tế cần nghiên cứu.

2.2.6. Phương pháp đối chiếu, so sánh

Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh số liệu thu thập được giữa các năm với nhau, cơ cấu giữa các chỉ tiêu trong cùng một năm để thấy được sự biến động tăng, giảm, mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến vấn đề nghiên cứu về những nội dung như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại địa phương; dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, dự báo phát triển dân số; nguồn nhân lực làm công tác kiểm tra thuế;

kết quả kiểm tra thuế qua các năm; bình quân số thuế truy thu hàng năm trên một doanh nghiệp...

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng các hệ thống chỉ tiếu sau:

* Hiệu quả công tác kiểm tra thuế

Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm tra được đánh giá theo kỳ (quý, năm) và được chia theo nhiều sắc thuế; theo hình thức kiểm tra; theo loại ĐTNT và từng nội dung kiểm tra tương ứng. Hiệu quả của công tác kiểm tra thuế là hiệu quả thực hiện các chính sách thuế, phát huy các tác dụng vốn có của mỗi loại thuế đối với sản xuất và đời sống xã hội, phục vụ công tác quản lý các ĐTNT trong quá trình chấp hành pháp luật về thuế trên cơ sở công tác quản lý thuế đạt được hiệu quả là tối đa với chi phí quản lý ở mức tối thiểu. Khi đánh giá hiệu quả của công tác kiểm tra thuế, cần phải xem xét, đánh giá trên 3 khía cạnh đó là: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị.

Hiệu quả kinh tế: Thu đầy đủ kịp thời các khoản thu theo Luật thuế, tỷ trọng đóng góp của thuế trong Ngân sách nhà nước, mức độ hoàn thành các khoản thu so với kế hoạch...

Hiệu quả xã hội: Công tác kiểm tra góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội.

Hiệu quả chính trị : Là hiệu quả thực hiện các chủ trương, chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, sự động thuận giữa nhà nước và nhân dân về thu và nộp thuế.

Hiệu quả của công tác kiểm tra thuế cần phải căn cứ vào hệ thống các tiêu chuẩn, chỉ tiêu đánh giá. Tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá được xem xét trên các khía cạnh sau:

+ Tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số đối tượng kiểm tra so với kế hoạch năm; Tỷ lệ hoàn thành về số thời gian so với kế hoạch năm; Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số vụ việc khiếu tố giải quyết được so với kế hoạch năm...

+ Tình hình vi phạm pháp luật thuế đã phát hiện qua kiểm tra: Đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: Tỷ lệ vi phạm pháp luật thuế/Tổng số đối tượng kiểm tra bình quân/kiểm tra viên hàng năm; chi phí bằng tiền trực tiếp cho kiểm tra...

+ Hiệu quả trực tiếp của kiểm tra: Đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: Chi phí kiểm tra so với số thuế truy thu đã nộp Ngân sách nhà nước; Tỷ lệ giữ nguyên, sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định truy thu thuế theo biên bản kiểm tra thuế khi giải quyết khiếu nại của đối tượng kiểm tra; Tỷ lệ trường hợp đối tượng kiểm tra chấp nhận hoàn toàn kết luận kiểm tra; Tỷ lệ số thuế truy thu được nộp vào Ngân sách nhà nước/tổng số thuế truy thu....

+ Nhóm các tiêu chí đánh giá rủi ro

- Tiêu chí 1: Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định (bao gồm tháng, quý, năm)

- Tiêu chí 2 : Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế

- Tiêu chí 3: So sánh biến động của tỷ lệ (Thuế TNDN phát sinh/doanh thu giữa các năm.

- Tiêu chí 4: So sánh sự biến động của tỷ lệ (Thuế giá trị gia tăng phát sinh/ doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra giữa các năm)

+ Nhóm tiêu chí đánh giá về tình hình tài chính - Nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả sinh lời

- Nhóm tiêu chí phản ánh mức độ sử dụng chi phí

Các chỉ tiêu định tính:

+ Sự chuyển biến về ý thức tuân thủ pháp luật. Tiêu chí này có thể đo lường được thông qua so sánh tỷ lệ tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng

kiểm tra thuế qua các năm, đặc biệt là những đối tượng đã được kiểm tra (mức độ tái phạm).

+ Tác dụng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế; tạo sự công bằng giữa NNT; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Có thể đánh giá tác dụng này thông qua xem xét tỷ lệ đối tượng vi phạm bị xử lý truy thu thuế và xử phạt hành chính thuế (chia theo mức xử phạt).

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN LẬP THẠCH

3.1. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Lập Thạch là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, cách tỉnh lỵ Vĩnh Yên 20km, nằm ở vị trí từ 105°30′ đến 105°45′ kinh độ Đông và 21°10′ đến 21°30′ vĩ Bắc. Về mặt vị trí địa lý của Huyện: Phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang và dãy núi Tam Đảo; Phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương; Phía Tây giáp huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ; Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và một phần tỉnh Phú Thọ. Tổng diện tích tự nhiên 173,10 km2, dân số trung bình năm 2012 là 118.772 người, mật độ dân số 686 người/km2. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 18 xã.

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Lập Thạch có cấu tạo địa tầng rất cổ. Từ địa tầng đó đã xuất hiện hai thành tạo magma xâm nhập đáng kể là khối núi Sáng và các khối núi khác nằm hai bên bờ sông Phó Đáy. Địa hình Huyện có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, ruộng đất xen kẽ những dãy đồi thấp. Độ cao phổ biến từ 11 - 30 m là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối. Địa hình bị chia cắt đa dạng, dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Lập Thạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 22°C, lượng mưa trung bình 1.500-1.800 mm/năm.

Khí hậu Lập Thạch được chia làm 4 mùa rõ rệt. Mưa nhiều vào mùa khô gây úng lụt vùng trũng do nước từ các dãy núi lớn, như Tam Đảo, và từ

sông Lô, sông Đáy trút vào đồng chiêm, nhiều khi tràn ngập ra cả đường liên huyện, liên xã gây ngập lụt một số cụm dân cư tại các xã. Mùa đông khí hậu khô hanh thậm chí gây hạn hán tại nhiều vùng đồi, núi trên địa bàn huyện.

(Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả) 3.1.1.4. Tài nguyên

Tài nguyên nước mặt và nước ngầm trên địa bàn huyện dồi dào do có sông, suối, hệ thống đầm, hồ tự nhiên phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn. Trên địa bàn có các loại khoáng sản sau: Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt, đá xây dựng, cát sỏi lòng sông Phó Đáy thuộc loại thạch anh, silic có độ cứng cao, độ bám dính liên kết tốt. Theo số liệu thống kê đất đai đến năm 2012 đất lâm nghiệp có rừng toàn huyện là: 3.551,42 ha, chiếm 20,52% tổng diện tích tự nhiên. Lập Thạch có nhiều cảnh quan thiên nhiên có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng hấp dẫn khách du lịch như khu hồ Vân Trục với những cánh rừng nguyên sinh

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Lập Thạch

3.1.2.1. Tài nguyên đất đai

Địa giới hành chính huyện có diện tích tự nhiên là 173,1 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 40,3%; đất lâm nghiệp chiếm 31,8%; đất chuyên dùng chiếm 10,3% và đất ở chiếm 2,2%.

Tính đa dạng của đất đai: Trong huyện có nhiều đơn vị đất đai chính có tính chất khác nhau, phân bố ở cả vùng bằng và vùng dốc, cho phép phát triển hệ sinh thái đa dạng với nhiều loại cây trồng có giá trị. Tuy nhiên, độ phì của đất không cao, hiện tượng xói mòn, rửa trôi còn xảy ra ở vùng đất dốc có độ che phủ thấp làm suy giảm chất lượng đất

3.1.2.2. Tình hình dân số, lao động

Dân số trung bình năm 2014 là 118.772 người, trong đó thành thị có 12.515 người (chiếm 10,54% dân số toàn huyện), nông thôn 106.257 người, chiếm 89,46%. Mật độ dân số trung bình 686 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều theo đơn vị hành chính. Mật độ dân số cao nhất là thị trấn

Lập Thạch (1.690 người/km2), tiếp đến là xã Triệu Đề (1.247 người/km2). Thấp nhất là xã Vân Trục (341 người/km2).

Bảng 3.1. Dân số và mật độ dân số huyện Lập Thạch năm 2013 Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) Tổng số 173,1 118.772 686 1. TT. Lập Thạch 4,15 7 7.007 1.690 2. TT. Hoa Sơn 4,96 5.508 5.508 1.110 3. Quang Sơn 10,98 5.508 501 4. Ngọc Mỹ 15,54 5.250 338 5. Hợp Lý 7,62 4.289 563 6. Bắc Bình 11,30 6.291 556 7. Thái Hòa 7,60 6.887 906 8. Liễn Sơn 10,29 5.493 534 9. Xuân Hòa 13,22 8.508 643 10. Vân Trục 1220 4.161 341 11. Liên Hòa 7,64 5.164 676 12. Tử Du 987 5.917 599 13. Bàn Giản 5,76 4.322 751 14. Xuân Lôi 7,44 5.212 700

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)