5. Bố cục của Luận văn
3.4.1. Ảnh hưởng từ các yếu tố chủ quan
Khi thực hiện đổi mới quản lý thuế, công tác quản lý thuế sẽ có bước chuyển đổi cơ bản. Cơ quan thuế không còn can thiệp vào quá trình kê khai, nộp thuế của NNT trừ khi phát hiện các sai sót, vi phạm hoặc các dấu hiệu không chấp hành luật thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ,
hướng dẫn để NNT hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT và thông qua công tác kiểm tra để phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi trốn thuế của NNT.
Việc thực hiện đổi mới quản lý thuế đòi hỏi NNT phải có mức độ tuân thủ nghĩa vụ thuế rất cao. Để nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT, ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT, cơ quan thuế phải đẩy mạnh hoạt động kiểm tra và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra. Tuy nhiên với một nguồn lực hạn chế, cơ quan thuế không thể thực hiện thanh kiểm tra tất cả NNT. Do vậy, cơ quan thuế phải xây dựng một cơ chế kiểm tra để phân bổ hiệu quả nguồn lực nhằm giám sát tốt nhất hoạt động của NNT, kịp thời phát hiện và xử lý NNT vi phạm pháp luật về thuế vừa nâng cao trách nhiệm, tính chủ động của NNT trong việc thực hiện pháp luật thuế và giảm phiền hà, tôn trọng, khuyến khích NNT tuân thủ nghiêm túc pháp luật thuế. Để đáp ứng yêu cầu này, cơ quan thuế đã thực hiện chính sách kiểm tra dựa trên phương pháp quản lý rủi ro tuân thủ. Theo đó, cơ quan thuế, trên cơ sở thu nhập đầy đủ thông tin về NNT, tiến hành phân tích, đánh giá và phân loại NNT theo mức độ rủi ro vi phạm về thuế để lựa chọn đối tượng cần kiểm tra theo nguyên tắc:
- Tăng cường, tập trung kiểm tra thường xuyên đối với NNT có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng pháp luật thuế; kiểm tra bộ phận hoặc hướng dẫn, nhắc nhở đối với các NNT vi phạm không nghiêm trọng; Hạn chế tối đa kiểm tra đối với NNT chưa phát hiện có vi phạm pháp luật thuế
- Tăng cường thực hiện hình thức kiểm tra tại cơ quan thuế (kiểm tra tại bàn), hạn chế kiểm tra tại cơ sở NNT.
- Hạn chế kiểm tra toàn diện, tập trung kiểm tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm (kiểm tra chuyên sâu theo nhóm ngành, nghề, theo lĩnh vực và
Từ cách tiếp cận về sử dụng hiệu quả nguồn lực và phân loại đối tượng kiểm tra theo mức độ tuân thủ, chính sách kiểm tra này không những phù hợp với nội dung kiểm tra NNT mà còn được áp dụng rộng rãi đối với các nội dung kiểm tra khác.