Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 46 - 49)

5. Bố cục của Luận văn

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng các hệ thống chỉ tiếu sau:

* Hiệu quả công tác kiểm tra thuế

Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm tra được đánh giá theo kỳ (quý, năm) và được chia theo nhiều sắc thuế; theo hình thức kiểm tra; theo loại ĐTNT và từng nội dung kiểm tra tương ứng. Hiệu quả của công tác kiểm tra thuế là hiệu quả thực hiện các chính sách thuế, phát huy các tác dụng vốn có của mỗi loại thuế đối với sản xuất và đời sống xã hội, phục vụ công tác quản lý các ĐTNT trong quá trình chấp hành pháp luật về thuế trên cơ sở công tác quản lý thuế đạt được hiệu quả là tối đa với chi phí quản lý ở mức tối thiểu. Khi đánh giá hiệu quả của công tác kiểm tra thuế, cần phải xem xét, đánh giá trên 3 khía cạnh đó là: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị.

Hiệu quả kinh tế: Thu đầy đủ kịp thời các khoản thu theo Luật thuế, tỷ trọng đóng góp của thuế trong Ngân sách nhà nước, mức độ hoàn thành các khoản thu so với kế hoạch...

Hiệu quả xã hội: Công tác kiểm tra góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội.

Hiệu quả chính trị : Là hiệu quả thực hiện các chủ trương, chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, sự động thuận giữa nhà nước và nhân dân về thu và nộp thuế.

Hiệu quả của công tác kiểm tra thuế cần phải căn cứ vào hệ thống các tiêu chuẩn, chỉ tiêu đánh giá. Tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá được xem xét trên các khía cạnh sau:

+ Tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số đối tượng kiểm tra so với kế hoạch năm; Tỷ lệ hoàn thành về số thời gian so với kế hoạch năm; Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số vụ việc khiếu tố giải quyết được so với kế hoạch năm...

+ Tình hình vi phạm pháp luật thuế đã phát hiện qua kiểm tra: Đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: Tỷ lệ vi phạm pháp luật thuế/Tổng số đối tượng kiểm tra bình quân/kiểm tra viên hàng năm; chi phí bằng tiền trực tiếp cho kiểm tra...

+ Hiệu quả trực tiếp của kiểm tra: Đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: Chi phí kiểm tra so với số thuế truy thu đã nộp Ngân sách nhà nước; Tỷ lệ giữ nguyên, sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định truy thu thuế theo biên bản kiểm tra thuế khi giải quyết khiếu nại của đối tượng kiểm tra; Tỷ lệ trường hợp đối tượng kiểm tra chấp nhận hoàn toàn kết luận kiểm tra; Tỷ lệ số thuế truy thu được nộp vào Ngân sách nhà nước/tổng số thuế truy thu....

+ Nhóm các tiêu chí đánh giá rủi ro

- Tiêu chí 1: Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định (bao gồm tháng, quý, năm)

- Tiêu chí 2 : Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế

- Tiêu chí 3: So sánh biến động của tỷ lệ (Thuế TNDN phát sinh/doanh thu giữa các năm.

- Tiêu chí 4: So sánh sự biến động của tỷ lệ (Thuế giá trị gia tăng phát sinh/ doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra giữa các năm)

+ Nhóm tiêu chí đánh giá về tình hình tài chính - Nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả sinh lời

- Nhóm tiêu chí phản ánh mức độ sử dụng chi phí

Các chỉ tiêu định tính:

+ Sự chuyển biến về ý thức tuân thủ pháp luật. Tiêu chí này có thể đo lường được thông qua so sánh tỷ lệ tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng

kiểm tra thuế qua các năm, đặc biệt là những đối tượng đã được kiểm tra (mức độ tái phạm).

+ Tác dụng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế; tạo sự công bằng giữa NNT; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Có thể đánh giá tác dụng này thông qua xem xét tỷ lệ đối tượng vi phạm bị xử lý truy thu thuế và xử phạt hành chính thuế (chia theo mức xử phạt).

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN LẬP THẠCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)