5. Bố cục của luận văn
1.2.2. Kinh nghiệm về Kiểm toán chi thường xuyên tại tỉnh Lai Châu năm 2015
Kết quả thực hiện công tác kiểm toán chi thường xuyên:
a. Quản lý, sử dụng nguồn dự phòng, tăng thu ngân sách
Dự phòng ngân sách cấp tỉnh: 111.010 Triệu đồng (dự toán TW giao 63.010 Triệu đồng, chênh lệch tăng thu giữa dự toán TW giao với dự toán địa phương giao chưa bố trí nhiệm vụ chi 48.000 Triệu đồng); đến cuối năm sử dụng 110.964 Triệu đồng (QĐ 1036/QĐ-UBND ngày 22/9/2015; QĐ 1632/QĐ-UBND ngày 31/12/2015); việc sử dụng dự phòng NS cơ bản được thực hiện theo quy định của Luật NSNN và Chỉ thị số 06/CT-TTg (tạm giữ lại 50% dự phòng ngân sách năm 2015). Tuy nhiên: Tỉnh còn sử dụng dự phòng ngân sách bổ sung cho các đơn vị chi thường xuyên 8.781 Triệu đồng, chưa phù hợp quy định tại Điểm 18.2, Mục IV, Thông tư 59/2003/TT-BTC (tỉnh đã có văn bản thống nhất ý kiến với Thường trực HĐND: Văn bản 232/HĐND-VP ngày 16/9/2015; số 395/HĐND-VP ngày 30/12/2015).
- Tăng thu NSĐP năm 2014 là 263.576 Triệu đồng, trong đó 50% tăng thu NSĐP thực hiện so với dự toán giao để tạo nguồn CCTL là 131.788 Triệu đồng; căn
cứ Văn bản số 1960/UBND-TH ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh Lai Châu và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh tại Công văn số 2278/VPCP-KTTH ngày 05/4/2016,Bộ Tài chính đã có Văn bản 7062/BTC-NSNN ngày 25/5/2016 đề nghị tỉnh Lai Châu xác định rõ nội dung sử dụng 50% tăng thu NSĐP năm 2014 số tiền 131.788 Triệu đồng để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định (tỉnh chưa sử dụng nguồn kinh phí này).
b. Việc cấp bằng lệnh chi tiền; cho vay, tạm ứng, ứng trước dự toán NS. * Cấp phát bằng lệnh chi tiền: Cấp tỉnh năm 2015 là 955.325 Triệu đồng, chi đảm bảo an ninh, quốc phòng, kinh phí đảng và hỗ trợ các đơn vị ngoài phân cấp...; hình thức cấp phát thực hiện theo Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn.
* Tạm ứng, ứng trước dự toán từ ngân sách trung ương: Dư 2014 chuyển sang 2015 là 527.604 Triệu đồng;thu hồi trong năm 29.405 Triệu đồng ; phát sinh năm 2015 là 24.675 Triệu đồng . Số dư đến 31/12/2015 là 522.874,7 Triệu đồng (kinh phí ứng trước dự toán NSTW từ các năm trước TW chưa bố trí nguồn để thu hồi, chi tiết tại phụ biểu 09a).Việc quản lý, sử dụng tạm ứng, ứng trước từ NSTW đảm bảo theo quy định.
* Tạm ứng, ứng trước dự toán từ ngân sách tỉnh: Dư năm 2014 chuyển sang là 100.318 Triệu đồng; hoàn ứng trong năm 56.234 Triệu đồng; phát sinh trong năm 46.580 Triệu đồng. Số dư chưa thu hồi đến 31/12/2015 là 90.664 Triệu đồng, trong đó: Tỉnh ứng trước dự toán ngân sách cấp tỉnh từ các năm trước cho các huyện để thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng 7.777,9 Triệu đồng (TP Lai Châu 3.848,6 Triệu đồng, huyện Tam Đường 3.900 Triệu đồng, Phong Thổ 29,3 Triệu đồng); tạm ứng ngân sách 82.866,3 Triệu đồng (chi thường xuyên 40.933 Triệu đồng, chi ĐTXDCB 38.164,3 Triệu đồng, tạm ứng KP khác 3.789 Triệu đồng).
Qua kiểm toán cho thấy còn tồn tại: 3/17 DN hoàn ứng chưa đúng thời hạn theo Quyết định phê duyệt tạm ứng số 15/QĐ-UBND ngày 14/01/2015 của UBND tỉnh Lai Châu; còn DNTN chế biến chè San chưa thực hiện hoàn ứng hết số đã tạm ứng cho NS tỉnh số tiền 2.640 Triệu đồng, đến thời điểm kiểm toán, Sở Tài chính đã có biên bản kiểm tra, gia hạn thời gian hoàn ứng và đề nghị DN hoàn ứng đúng thời gian đã được gia hạn (Biên bản ngày 30/12/2015 tại DNTN chế biến chè San), DN
đã có giấy cam kết hoàn ứng đúng thời hạn, tuy nhiên DN gặp khó khăn trong kinh doanh nên đến nay chưa hoàn ứng được số tiền trên.
c. Chi hỗ trợ cho các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn
Tổng số chi hỗ trợ từ ngân sách cấp tỉnh là 4.707 Triệu đồng. Các khoản chi hỗ trợ cho các đơn vị để thực hiện nhiệm vụ cơ bản phù hợp với qui định của Luật NSNN, đến thời điểm kiểm toán các đơn vị được hỗ trợ kinh phí có báo cáo tài chính về các khoản chi hỗ trợ gửi về Sở Tài chính theo quy định; Sở Tài chính đang thực hiện thẩm tra xét duyệt quyết toán đối với các khoản chi hỗ trợ; kiểm toán tại huyện Nậm Nhùn đơn vị được hỗ trợ kinh phí không gửi báo cáo quyết toán theo quy định tại điều 4 Luật NSNN (Đồn Biên phòng).
d. Chi bổ sung kinh phí cho ngân sách cấp dưới
Năm 2015 là: 3.331.318 Triệu đồng (bổ sung cân đối: 2.362.486 Triệu đồng, bổ sung có mục tiêu: 968.832 Triệu đồng (đầu năm: 422.089 Triệu đồng; trong năm: 546.743 Triệu đồng). Số bổ sung cân đối 2015 tăng 102.899 Triệu đồng so với 2014 do thực hiện tiền lương theo mức lương cơ sở. Qua kiểm toán cho thấy việc bổ sung cho NS cấp dưới phù hợp nhiệm vụ được giao và được Sở Tài chính thực hiện theo quy định của Luật NSNN.
e. Quản lý, sử dụng quỹ dự trữ tài chính
Đến 31/12/2015 số dư quỹ là 35.540,1 Triệu đồng, bao gồm: Năm trước chuyển sang 33.925 Triệu đồng; bổ sung trong năm 1.200 Triệu đồng (từ nguồn chi NS tỉnh 2015 là 1.000 Triệu đồng, kết dư NS tỉnh 2014 là 200 Triệu đồng, lãi tiền gửi 415 Triệu đồng) theo quy định. Trong năm tỉnh không sử dụng quỹ dự trữ tài chính. Việc trích lập, quản lý quỹ dự trữ tài chính đảm bảo theo quy định của Luật NSNN.
f. Ghi thu, ghi chi ngân sách
Trong năm 2015 là 224.876 Triệu đồng. Việc ghi thu ghi chi ngân sách (trình tự thủ tục, nội dung ghi thu, ghi chi…) đảm bảo theo quy định Thông tư số 108/2008/TT-BTC, Thông tư số 225/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
g. Chấp hành chế độ, chính sách của các cơ quan, đơn vị
Kiểm toán tổng hợp tại Sở Tài chính, chọn mẫu đối chiếu 02 đơn vị dự toán về công tác phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc, công tác quyết toán chi
thường xuyên, chi chuyển nguồn, việc tạo nguồn và nhu cầu kinh phí CCTL, cho thấy cơ bản các đơn vị đã thực hiện theo quy định hiện hành, tuy nhiên:
- Sở Giáo dục và Đào tạo: Còn chi chuyển nguồn đối với nội dung đã hết đối tượng chi năm 2015 nhưng còn nhiệm vụ chi của năm 2016, đơn vị không hoàn trả ngân sách mà chuyển nguồn sang năm sau 45 Triệu đồng; Việc xác định nguồn và nhu cầu CCTL chưa chính xác dẫn đến nguồn CCTL còn dư chuyển sang năm 2016 tăng so với số đơn vị báo cáo là 177,3 Triệu đồng.
- Sở NN và PTNT: Việc xác định kinh phí CCTL chưa chính xác, dẫn đến nguồn CCTL còn dư chuyển sang 2016 tăng so với số đơn vị báo cáo 69,9 Triệu đồng.
Kết luận: Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí chưa đảm bảo được mức độ chi thường xuyên của tỉnh, do địa phương là tỉnh vùng cao, biên giới, nguồn thu thấp, chủ yếu bổ sung từ NSTW (chiếm 65% tổng thu cân đối ngân sách; thu NSĐP hưởng năm 2015 tăng 13,2% so với năm 2014 ),trong đó các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu nội địa (như thu từ các DNNN TW, thu từ khu vực kinh tế ngoài QD, thu lệ phí trước bạ, thuế bảo vệ môi trường) có tính ổn định, bền vững, mức độ tự đảm bảo chi thường xuyên của tỉnh đã được nâng dần qua từng năm, giúp cho việc điều hành ngân sách của địa phương được chủ động, kịp thời; tuy nhiên các khoản thu này chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với chi NSĐP (chiếm 12%), ngân sách của tỉnh vẫn phải dựa chủ yếu từ nguồn bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên để đảm bảo cân đối ngân sách.
Thu hồi kinh phí chi thường xuyên thừa nộp trả NSNN 14.001.557.233đ trong đó: Nộp trả NSTW 390.377.500đ; nộp trả ngân sách tỉnh 13.352.502.733 đ; nộp trả ngân sách huyện 258.677.000đ
Tuy nhiên công tác kiểm toán chi thường xuyên NSĐP cũng có một số hạn chế sau đây: Việc lập, giao dự toán thu ngân sách chưa đảm bảo tỷ lệ tăng bình quân theo đúng quy định của Bộ tài chính; phân bổ giao dự toán chi ngân sách và sử dụng dự phòng ngân sách theo đúng quy định của Luật NSNN, lưu ý chấm dứt sử dụng dự phòng ngân sách để chi thường xuyên; nộp trả NSTW các khoản đã hết nhiệm vụ chi. Thực hiện chi chuyển nguồn, xử lý kết dư theo đúng quy định Luật Ngân sách, lưu ý chấm dứt việc chi chuyển nguồn khi không có nhiệm vụ chi; có
biện pháp xử lý dứt điểm các khoản tạm ứng, ứng trước dự toán của ngân sách tỉnh phát sinh từ các năm trước chưa thu hồi.