Mục tiêu của kiểm toán chi thường xuyên NSĐP tại KTNN Khu vực VII

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán chi thường xuyên ngân sách địa tại huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 91 - 93)

5. Bố cục của luận văn

4.1.2. Mục tiêu của kiểm toán chi thường xuyên NSĐP tại KTNN Khu vực VII

Kiểm toán chi thường xuyên nằm trong phạm vi của một cuộc kiểm toán NSĐP vì vậy nên mục tiêu kiểm toán không thể tách rời mục tiêu kiểm toán chung đối với kiểm toán NSĐP. Các bằng chứng kiểm toán thu thập từ lĩnh vực chi thường xuyên không ngoài mục đích phục vụ cho công tác kiểm toán NSĐP. Vì thế, từ mục tiêu, nội dung, trình tự, phạm vi, phương pháp kiểm toán... đến việc tổ chức kiểm toán đối với nội dung chi thường xuyên đều phải hướng vào mục tiêu chung của kiểm toán NSĐP. Vấn đề này phải khẳng định có tính nguyên tắc và phải được thống nhất, thông suốt trong các Đoàn kiểm toán NSĐP đặc biệt là đối với các kiểm toán viên, các tổ kiểm toán chi thường xuyên, tránh được tình trạng chọn mẫu kiểm toán tràn lan, dàn trải nhưng không mang tính đại diện tiêu biểu, nặng về kiểm toán chi tiết, nhẹ về kiểm toán tổng hợp; hoặc nặng về kiểm toán lĩnh vực này, nhưng lại

xem nhẹ kiểm toán ở lĩnh vực kia... trong khi thời gian quy định cho mỗi cuộc kiểm toán NSĐP có hạn nên dẫn tới việc không đạt được các mục tiêu chính của kiểm toán NSĐP trong giai đoạn hiên nay. Mục tiêu kiểm toán nên hướng vào phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý các khoản chi thường xuyên của địa phương nhiều hơn thì mới thích hợp và phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP. Những mục tiêu cụ thể được thống nhất dưới đây:

Thứ nhất, kiểm toán chi thường xuyên trong kiểm toán NSĐP nhằm xác nhận tính đúng đắn, trung thực của số liệu, báo cáo quyết toán chi thường xuyên trong báo cáo quyết toán NSĐP. Đây là mục tiêu mang tính truyền thống của cơ quan Kiểm toán Nhà nước.

Thứ hai, thông qua kiểm toán đánh giá việc tuân thủ pháp luật, quy chế quản lý tài chính, ngân sách, kế toán trong việc quản lý các khoản chi NSĐP.

Thứ ba, qua kiểm toán kiến nghị với các địa phương được kiểm toán chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý chi thường xuyên, chấn chỉnh những sai phạm phát hiện qua kiểm toán đối với lĩnh vực chi thường xuyên. Thứ tư, thông qua kiểm toán ngân sách địa phương, Kiểm toán Nhà nước thực hiện đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý chi thường xuyên của NSĐP.

Thứ năm, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật để bảo đảm quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả việc quản lý các khỏa chi NSĐP.

Thứ sáu, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác điều hành của chính quyền địa phương, của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Nhà nước, của địa phương và cung cấp thông tin cho việc giám sát, phê chuẩn quyết toán, quyết định dự toán ngân sách của Hội đồng nhân dân các cấp chính quyền địa phương.

Do chi thường xuyên có tính phức tạp, các sai phạm thường khó phát hiện đầy đủ bởi thời gian kiểm toán bị hạn chế, hơn nữa các khoản thu của NSĐP bao trùm ở tất cả các lĩnh vực, nghành nghề kinh tế khác nhau, nên cần giới hạn phạm vi và xác định rõ mục tiêu kiểm toán chi thường xuyên sẽ hướng vào phân tích, tổng hợp đánh giá khâu quản lý, điều hành về lĩnh vực này nhiều hơn, thì mới thích hợp với mục tiêu chung của kiểm toán báo cáo quyết toán NSĐP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán chi thường xuyên ngân sách địa tại huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)