Đánh giá từ kiểm toán viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán chi thường xuyên ngân sách địa tại huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 75 - 88)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2. Đánh giá từ kiểm toán viên

Phần 3.4.1 đã mô tả chi tiết một số các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm toán chi thường xuyên NSĐP của KTNN Khu vực VII tại huyện Mường La. Tuy nhiên những nhân tố liên quan đến kiểm toán viên hay những nhân tố liên quan đến cơ quan kiểm toán nhà nước thì nhân viên và quản lý của các đơn vị được kiểm toán lại không có đầy đủ thông tin để có thể đưa ra được những đánh giá chính xác. Chính vì vậy mà Luận văn này phải tiến hành một cuộc điều tra khác để hỏi những KTV đã ít nhất 1 lần tham gia vào hoạt động kiểm toán chi thường xuyên NSĐP tại huyện Mường La.

3.4.2.1. Nhân tố trình độ chuyên môn của KTV

Bảng 3.12 cho biết mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau liên quan đến trình độ chuyên môn của KTV đến công tác kiểm toán chi thường xuyên NSĐP. Đối với nhóm nhân tố này ta nhận thấy rõ việc cập nhật kiếm thức hàng năm do hiệp hội hành nghề tổ chức là nhân tố có mức ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng của công tác kiểm toán. 41% KTV cho rằng việc cập nhật kiến thức này có ảnh hưởng rất cao đến chất lượng của hoạt động kiểm toán chi thường xuyên, 35% cho rằng ảnh hưởng ở mức cao, chỉ có 24% KTV cho rằng việc cập nhật kiến thức này

có mức ảnh hưởng trung bình và không có ý kiến nào cho rằng nhân tố này ảnh hưởng thấp hay rất thấp đến hoạt động kiểm toán chi thường xuyên.

Bảng 3.12: Trình độ chuyên môn nghề nghiệp của KTV

Tỉ trọng lựa chọn đánh giá (%) Điểm TB Rất thấp Thấp Tung bình Cao Rất cao Kiến thức được đào tạo cơ bản

(bằng cấp) chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính và thuế

0,00 0,12 0,41 0,47 0,00 3,35

Có chứng chỉ hành nghề quốc tế 0,06 0,18 0,35 0,29 0,12 3,24 Có chứng chỉ hành nghề Việt Nam 0,00 0,00 0,35 0,41 0,24 3,88 Cập nhật kiến thức hàng năm do

Hiệp hội hành nghề tổ chức 0,00 0,00 0,24 0,35 0,41 4,18

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Việc kiến thức được đào tạo cơ bản từ bằng cấp chuyên ngành lại không nhận được sự đánh giá quá cao khi không có ý kiến nào của KTV cho rằng mức độ ảnh hưởng của kiến thức đào tạo chuyên môn đến công tác kiểm toán ở mức rất cao. Đây cũng là một vấn đề dễ hiểu khi đặc thù nghề nghiệp của ngành kiểm toán đòi hỏi những KTV phải có kinh nghiệm làm việc thực tế ở nhiều ngành nghề khác nhau. Do đó mà hầu hết các KTV phải tự tích lũy kinh nghiệm chuyên môn của mình qua nhiều cuộc kiểm toán khác nhau. Trong khi đó kiến thức chuyên môn được đào tạo trong các trường đại học lại thiên quá nhiều về lí thuyết mà đa số sau khi ra trường để có thể đảm nhiệm được công việc của một KTV thì cần phải có một thời gian đào tạo chuyên môn nhất định. Đấy cũng là lí do dẫn đến việc các KTV cảm nhận rằng kiến thức chuyên môn trong trường đại học không có ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng của công tác kiểm toán. Cụ thể điểm đánh giá trung bình của các KTV cho nhân tố này là 3,35 tương ứng với mưc trung bình. Bên cạnh đó, trong số các KTV được phỏng vấn cũng có ý kiến cho rằng yếu tố này ảnh hưởng thấp đến kết quả của công tác kiểm toán chi thường xuyên NSĐP.

Đối với chứng chỉ hành nghề các KTV cho rằng việc sở hữu chứng chỉ hành nghề Việt Nam cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến công tác kiểm toán trong khi đó việc sở hữu chứng chỉ hành nghề quốc tế lại ảnh hưởng trung bình đến công tác kiểm

toán. Ta có thể lí giải nguyên nhân này là vì do đặc thù của công tác kiểm toán chi thường xuyên nên những kiến thức quy định trong chứng chỉ quốc tế có thể không được dùng đến do đó mức độ ảnh hưởng của nó chỉ ở mức trung bình. Còn đối với chứng chỉ hành nghề Việt Nam thì kiểm toán chi thường xuyên là một trong những nội dung quan trọng của kiểm toán NSĐP do đó mức độ ảnh hưởng của nó sẽ đương nhiên nhiều hơn so với việc sở hữu một chứng chỉ hành nghề quốc tế khi tiến hành kiểm toán chi thường xuyên NSĐP.

3.4.2.2. Nhân tố năng lực nghề nghiệp của KTV

Đây cũng là nhân tố rất quan trọng nó trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động kiểm toán nói chung và đối với hoạt động kiểm toán chi thường xuyên NSĐP nói riêng. Khả năng phán đoán và phát hiện các sai phạm được đánh giá là nhân tố có nhiều ảnh hưởng nhất đến chất lượng kiểm toán khi nhận được điểm đánh giá trung bình là 4,35 tương ứng với mức ảnh hưởng cao nhất. Thực tế cho thấy 35% KTV cho rằng mức độ ảnh hưởng của nhân tố này là cao nhất còn lại 65% KTV cho rằng ảnh hưởng của nhân tố này đạt mức cao (Bảng 3.13).

Đối với nhân tố khả năng nghiên cứu và trau dồi kiến thức liên quan đến lĩnh vực kiểm toán liên quan nhận được sự đánh giá ở mức rất cao của 41% KTV và 35% KTV đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố này ở mức cao, còn lại chỉ có 24% cho rằng ảnh hưởng của nhân tố này đến chất lượng của công tác kiểm toán là ở mức trung bình. Tương tự như vậy nhân tố về khả năng về dự đoán và nhận biết cơ hội và rủi ro liên quan đến đơn vị diễn ra kiểm toán cũng nhận được sự đánh giá ở mức 3.82 điểm tương ứng với mức cao.

Bảng 3.13: Năng lực nghề nghiệp của KTV

Tỉ trọng lựa chọn đánh giá (%) Điểm TB Rất thấp Thấp Tung bình Cao Rất cao Khả năng dự đoán và nhận biết cơ

hội và rủi ro liên quan đến đơn vị diễn ra kiểm toán

0,00 0,00 0,24 0,71 0,06 3,82

Khả năng xét đoán và phát hiện

các sai phạm trọng yếu 0,00 0,00 0,00 0,65 0,35 4,35 Khả năng tự nghiên cứu và trau

dồi các kiến thức liên quan đến kế toán, kiểm toán tương tự

0,00 0,00 0,24 0,35 0,41 4,18

3.4.2.3. Nhân tố kinh nghiệm của KTV

Kinh nghiệm là nhân tố quan trọng không chỉ trong hoạt động kiểm toán mà còn đối với nhiều hoạt động khác. Chính vì vậy mà hầu hết các KTV đều đánh giá rất cao nhân tố kinh nghiệm này trong hoạt động kiểm toán chi thường xuyên. Bảng 3.14 dưới đây tổng hợp ý kiến đánh giá về sự ảnh hưởng của nhân tố kinh nghiệm đối với hoạt động kiểm toán chi thường xuyên NSĐP. Cụ thể kinh nghiệm ở đây được chia ra thành hai tiêu chí khác nhau. Thứ nhất là kinh nghiệm đối với hoạt động kiểm toán chi thường xuyên NSĐP và kinh nhiệm đối với các hoạt động kiểm toán khác. Về cơ bản các KTV được điều tra đều là những người có kinh nghiệm về hoạt động kiểm toán chi thường xuyên nên hoàn toàn dễ hiểu khi hầu hết họ đều cho rằng kinh nghiệm kiểm toán cùng lĩnh vực rất quan trọng. Cụ thể là 53% KTV cho rằng mức độ ảnh hưởng của nhân tố kinh nghiệm trong cùng hoạt động kiểm toán là rất cao, 41% cho rằng ảnh hưởng của nó ở mức cao và chỉ có 0,6% tương ứng với 1 người cho răng mức độ ảnh hưởng ở mức trung bình. Trường hợp cá biệt này có thể đến từ nhân viên mới lần đầu thực hiện hoạt động kiểm toán chi thường xuyên và KTV đó cho rằng việc hoàn thành tốt nhiệm vụ có thể đạt được ngay từ lần đầu tiên.

Bảng 3.14: Kinh nghiệm đối với khách hàng của KTV/nhóm kiểm toán Tỉ trọng lựa chọn đánh giá (%) Điểm TB Rất thấp Thấp Tung bình Cao Rất cao

Kinh nghiệm kiểm toán CTX NSĐP 0,00 0,00 0,06 0,41 0,53 4,47 Kinh nghiệm kiểm toán đối với

các hoạt động kiểm toán tương tự 0,00 0,00 0,24 0,47 0,29 4,06

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Đối với kinh nghiệm đối với các hoạt động kiểm toán tương tự thì nhận được số điểm đánh giá trung bình là 4,06 tương ứng với mức cao. Trong đó có 29% KTV đánh giá ảnh hưởng của nhân tố này ở mức rất cao, 47% đánh giá ở mức bình thường và không có ai đánh giá ảnh hưởng của nhân tố này ở mức thấp.

3.4.2.4. Nhân tố thái độ nghề nghiệp của KVT

Thái độ làm việc của KTV cũng là nhân tố quan trọng cần phải được đánh giá ảnh hưởng của nó đối với công công tác kiểm toán chi thường xuyên. Thái độ làm việc của KTV được thể hiện qua 6 nhân tố được trình bày dưới bảng 3.15. Thực tế công việc chính của KTV ở đây là phát hiện sai phạm trong lĩnh vực chi thường xuyên để từ đó kịp thời thu hồi những khoản mục chi sai để làm tăng nguồn ngân quỹ địa phương, mặt khác đây cũng là một biện pháp để làm trong sạch hệ thông tài chính công của đất nước. Chính vì vậy mà đối mới mỗi KTV mỗi khi bước vào một cuộc kiểm toán nào đó đều phải có một thái độ làm việc nhất định để giúp cho hiệu quả công việc của bản thân được tốt hơn.

Trong tất cả các thái độ của KTV được trình bày dưới bảng 3.15 thì thái độ xem xét và cân nhắc tất cả các khía cạnh trong cuộc kiểm toán trước khi đưa ra ý kiến nhận được sự đánh giá thấp nhất với số điểm trung bình là 3,47. Về ý nghĩa của tiêu chí này là thái độ cẩn trọng đối với kết luận kiểm toán được đưa ra. Đây là thái độ cần thiết để một KTV có thể có kết luận chính xác và không gây oan sai. Tuy nhiên do cách trình bày trong bảng hỏi có thể gây ra sự chưa rõ nghĩa nào đó nên có thể một số KTV đã có sự đánh giá chưa thực sự sát thực. Cụ thể có 12% KTV cho rằng thái độ này có ảnh hưởng thấp đối với chất lượng của cuộc kiểm toán và 47% KTV khác cho rằng thái độ này chỉ có mức độ ảnh hưởng trung bình đến kết quả của một cuộc kiểm toán. Cũng có thể nhận định về sự hiểu chưa đúng về thái độ này của các KTV là sai bởi vì thực tế có nhiều KTV họ hoàn toàn tin tưởng vào chuyên môn nghiệp vụ của mình nên khi có kết quả kiểm toán họ sẽ không gặp phải sự lưỡng lự hay sự thận trọng trong việc đưa ra quyết định. Ngoài ra có thể đây cũng là tâm lí chung của một số KTV khi việc chính của họ là phát hiện ra sai phạm vì vậy khi có bẳng chứng sai phạm thì họ sẵn sàng đưa ra quyết định mà không cần thiết phải xem xét lại tất cả các khía cạnh khác của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên dù có đưa ra giả thuyết nào đi nữa thì Luận văn cũng tôn trọng sự lựa chọn đánh giá của các KTV.

Bảng 3.15: Thái độ nghề nghiệp của KTV Tỉ trọng lựa chọn đánh giá (%) Điểm TB Rất thấp Thấp Tung bình Cao Rất cao Thực hiện công việc kiểm toán với

sự thận trọng thích đáng 0,00 0,00 0,29 0,47 0,24 3,94 Xem xét, cân nhắc tất cả các khía

cạnh trong cuộc kiểm toán trước khi đưa ra ý kiến kết luận kiểm toán

0,00 0,12 0,47 0,24 0,18 3,47

Tập trung cao độ và tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp trong cuộc kiểm toán

0,00 0,00 0,24 0,41 0,35 4,12

Thực hiện cuộc kiểm toán với thái

độ hoài nghi nghề nghiệp 0,00 0,00 0,24 0,47 0,29 4,06 Thái độ hoài nghi đối với độ tin cậy

của các Bản giải trình, tài liệu mà đơn vị được kiểm toán cung cấp

0,00 0,00 0,00 0,24 0,76 4,76

Nghi ngờ khả năng có sai phạm trọng yếu trong CTX NSĐP, do vậy cần phải thu thập đầy đủ và có giá trị các bằng chứng kiểm toán

0,00 0,00 0,12 0,41 0,47 4,35

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Thái độ thận trọng không chỉ được đánh giá trước khi KTV đưa ra quyết định cuối cùng mà nó còn đi cùng với mỗi KTV trong suốt quá trình kiểm toán. Nhân tố thái độ thận trọng của KTV trong khi thực hiện công việc cũng nhận được sự đánh giá điểm không thực sự cao. Cụ thể điểm trung bình của nhân tố này là 3,94 điểm tương ứng với mức ảnh hưởng cao. Trong đó không có KTV nào đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố này ở mức thấp và rất thấp, có 29% KTV lựa chọn mức độ ảnh hưởng của nhân tố này ở mức trung bình, 47% đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó đến kết quả kiểm toán ở mức cao, và có 24% KTV cho rằng nhân tố này có mức độ ảnh hưởng rất cao đến hoạt động kiểm toán chi thường xuyên tại

Mường La. Tóm lại sự thận trọng hay cẩn tắc của các KTV là một nhân tố tương đối quan trọng và cần được thể hiện đúng mực để có thể đảm bảo cho một cuộc kiểm toán có thể đạt được kết quả tốt nhất.

Thái độ tập trung và tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp được đánh giá là một nhân tố có sự ảnh hưởng cao đến chất lượng của một cuộc kiểm toán. Cụ thể tiêu chí này nhận được số điểm đánh giá trung bình của các KTV là 4,12 điểm tương ứng với mức ảnh hưởng cao. Trong đó có 24% KTV đưa ra đánh giá ở mức độ trung bình hay nói cách khác các KTV này chưa thực sự chắc chắn về mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đối vơi hoạt động của kiểm toán chi thường xuyên NSĐP. Ngược lại có đến 35% KTV được phỏng vấn cho rằng yếu tố này có mức ảnh hưởng rất cao đến công tác kiểm toán tại đây, và còn lại 41% KTV đánh giá ảnh hưởng của nhân tố này ở mức cao.

Thái độ hoài nghi nghề nghiệp là nhân tố rất cần thiết phải được đánh giá. Chính thái độ này sẽ giúp cho khả năng phát hiện sai phạm của các KTV được tăng thêm. Nếu như không có thái độ này thì KTV rất dễ bỏ qua những sai phạm trong các báo cáo chi liên quan đến hoạt động chi thường xuyên. Thái độ hoài nghi được thể hiện bởi ba thái độ khác nhau. Thứ nhất là thái độ hoài nghi nghề nghiệp nói chung trong quá trình thực hiện kiểm toán, thái độ này nhận được sự đánh giá điểm trung bình thấp nhất trong 3 tiêu chí thái độ được đưa ra đánh giá. Đối với thái độ hoài nghi nghề nghiệp nói chung các KTV đánh giá mức ảnh hưởng của nó tới chất lượng hay kết quả của một cuộc kiểm toán chi thường xuyên NSĐP là 4,06 điểm tương ứng với mức ảnh hưởng cao. Còn lại thái độ hoài nghi đối với độ tin cậy của các bản giải trình, tài liệu mà đơn vị được kiểm toán cung cấp và thái độ nghi ngờ khả năng có sai phạm trọng yếu trong chi thường xuyên NSĐP đều nhận được sự đánh giá về mức độ ảnh hưởng đối với chất lượng kiểm toán ở mức rất cao.

3.4.2.5. Nhân tố tính chuyên nghiệp của KTV

Tính chuyên nghiệp chắc chắn là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kiểm toán chi thường xuyên NSĐP của KTNN khu vực VII. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng thực tế của nó như thế nào thì cần phải được chính các KTV đưa ra nhận định đánh giá. Bảng 3.16 thể hiện kết quả đánh giá của các KTV đôi vơi những

nhân tố liên quan đến tính chuyên nghiệp của KTV. Tính chuyên nghiệp ở đây được thể hiện qua nhiều hành động cụ thể như là công tác lập kế hoạch, sắp xếp công việc, thực hiện công việc kiểm toán, đưa ra ý kiến kiểm toán, tư vấn cho đơn vị được kiểm toán và đáp ứng kì vọng của đơn vị được kiểm toán.

Bảng 3.16: Tính chuyên nghiệp của KTV

Tỉ trọng lựa chọn đánh giá (%) Điểm TB Rất thấp Thấp Tung bình Cao Rất cao Lập kế hoạch kiểm toán kỹ lưỡng

và chi tiết 0,00 0,00 0,12 0,47 0,41 4,29

Sắp xếp công việc kiểm toán hợp

lý và khoa học 0,00 0,00 0,12 0,53 0,35 4,24

Thực hiện kiểm toán một cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán chi thường xuyên ngân sách địa tại huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 75 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)