5. Bố cục của luận văn
4.2.5. Một số giải pháp khác
Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động kiểm toán nhất là các kết luận và kiến nghị kiểm toán, cần thiết gắn hoạt động KTNN Khu vực VII với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Theo đó, KTNN Khu vực VII sớm xây dựng quy chế phối hợp với các cơ quan điều tra, tố tụng tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chống tham nhũng, lãng phí và sử dụng kinh phí thường xuyên NSĐP ngày càng tiết kiệm và có hiệu quả hơn;
Hoạt động của kiểm toán có phạm vi rộng liên quan đến nhiều đơn vị, các cấp chính quyền ở địa phương. Do đó để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán chi thường xuyên NSĐP phải triển khai rất nhiều giải pháp khác nhau, cả phía nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền;
Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật phù hợp với điều kiện phát triển tại các địa phương, đồng thời nâng cao chất lượng phổ biến đến từng đơn vị; tăng cường quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán. Bên cạnh đó, cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước để khai thác có hiệu quả các thông tin, tài liệu mà các đơn vị đó nắm giữ. Đối với ngành Thanh tra cần phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng kế hoạch kiểm toán để tránh chồng chéo, đồng thời cung cấp, trao đổi, sử dụng các thông tin, tài liệu cần thiết với nhau. Đối với Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước trong việc đối chiếu xác nhận số dư, tình hình
dự toán, kinh phí thực nhận, các giao dịch thanh toán, chi trả... Đối với cơ quan chủ quản của đơn vị được kiểm toán trong việc đối chiếu xác nhận các quan hệ tài chính, các quyết định về quản lý, mua bán tài sản...
Các cơ quan Thanh tra, kiểm tra khác: KTNN Khu vực VII cần có sự phối hợp ngay từ khi lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán. Để tránh sự trùng lắp giữa KTNN Khu vực VII và các cơ quan thanh tra, kiểm tra tại địa phương. Mặt khác, KTNN Khu vực VII cần xem xét, sử dụng kết quả thanh tra trong việc đánh giá rủi ro về đơn vị được kiểm toán ở giai đoạn lập kế hoạch và các phát hiện của thanh tra như vậy sẽ giảm bớt công việc kiểm toán chi tiết.
KẾT LUẬN
Kiểm toán chi thường xuyên có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm đảm tính minh bạch trong hoạt động chi thường xuyên ngân sách địa phương. Thông qua hoạt động kiểm toán này góp phần tạo niềm tin cho các cơ quan nhà nước, các nhà quản lý, nhà đầu tư, khách hàng, người lao động và những người quan tâm khác. Bên cạnh đó hoạt động kiểm toán cũng góp nâng cao hiệu quả và hiệu năng quản lý của các cơ quan chức năng, hoạt động kiểm toán cũng giúp hướng dẫn và củng cố nề nếp các nghiệp vụ tài chính liên quan. Trong đó, công tác kiểm toán chi thường xuyên là hoạt động quan trọng và được tiến hành thường xuyên ở các địa phương trên cả nước. Thông qua đó đã góp phần lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, tăng thu, giảm chi cho NSĐP hàng trăm Tỷ đồng và từng bước ngăn chặn tình trạng chi sai mục đích, lãng phí, thất thoát tiền của nhà nước.
Với ý nghĩa trên Luận văn “Kiểm toán chi thường xuyên ngân sách địa phương tại huyện Mường La tỉnh Sơn La” được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng của hoạt động kiểm toán chi thường xuyên tại huyện Mường La một địa phương đặc thù tại khu vực miền núi phía bắc. Thông qua kết quả nghiên cứu của Luận văn những đã làm sáng tỏ được những ưu nhược điểm của hoạt động kiểm toán chi thường xuyên NSĐP của KTNN khu vực VII tại huyện Mường La.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn này này đã chỉ ra được bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động kiểm toán chi thường xuyên NSĐP của KTNN khu vực VII tại huyện Mường La vẫn tồn tại những hạn chế đáng kể như là việc lập kế hoạch kiểm toán chưa thực sự dược đánh giá cao, hoạt động kiểm tra giám sát và hoạt động phối hợp các nguồn lực trong quá trình diễn ra hoạt động kiểm toán cũng chưa thực sự tốt. Ngoài ra theo đánh giá của các KTV thì ngay cả vấn đề liên quan đến việc đào tạo bổi dưỡng trước mỗi cuộc kiểm toán cũng cần phải cải thiện. Đấy chính là những hạn chế cơ bản của hoạt động kiểm toán chi thường xuyên NSĐP của KTNN khu vực VII diễn ra tại huyện Mường La. Để nâng cao được hiệu quả của hoạt động kiểm toán này tại địa phương Luận văn đã đề ra một số giải pháp chung và các giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế được phân tích trong bài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Bộ môn Kiểm toán - Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2011), Giáo trình Kiểm toán, NXB Lao động Xã hội.
2. Bộ Tài chính (2006), Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, Hà Nội.
3. Bộ Tài Chính (2003), Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220- Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, (Ban hành theo Quyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày 14 tháng 3 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
4. Bộ Tài chính (2004), Quyết định số 76/2004/QĐ-BTC ngày 22/9/2004 ban hành quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
5. Bộ Tài chính (2005), Quyết định 87/2005/QĐ-BTC ngày 1/12/2005 của Bộ Tài
chính về việc ban hành và công bố Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam, Trang Web: Http//www.luatvietnam.com.
6. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
7. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 32/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính ban hành Qui chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán,
Trang Web: Http//www.luatvietnam.com.
8. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC ngày 24/7/2007 về quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
9. Bộ Tài chính (2008), Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội.
10.Bộ Tài chính (2012), Tài liệu hướng dẫn thi kiểm toán viên hành nghề năm 2012, Chuyên đề 5: Kiểm toán và dịch vụ có bảo đảm nâng cao.
11.Bộ Tài chính (2013), Tài liệu ôn thi KTV cấp Nhà nước, Chuyên đề 5 về kiểm toán và dịch vụ có đảm bảo nâng cao.
12.Ngô Thế Chi và Bùi Văn Mai (2006), "Giải pháp phát triển kiểm toán độc lập ở Việt Nam đến năm 2015", Bộ Tài chính.
13.Chính phủ (2003), Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Trang Web: Http//www.luatvietnam.com.
14.Chính phủ (2005), Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 về kiểm toán độc lập và Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005.
15.Chính phủ Việt Nam (2005), Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm
2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Hà Nội.
16.Học viện Hành chính Quốc gia (2006), Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, NXB Giáo dục, Hà Nội.
17.Kiểm toán Nhà nước (2006), Tạp chí kiểm toán của KTNN Việt Nam, số 3/2006.
18.Kiểm toán Nhà nước (2013), Quyết định số 02/2013/QĐ-KTNN ngày 29/3/2013 ban hành Quy trình Kiểm toán Ngân sách Nhà nước.
19.Quốc hội Việt Nam (1992), Luật tổ chức Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
20. Quốc hội Việt Nam (2003), Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, NXB Tài chính, tr. 5- 7-20, Hà Nội.
21. Quốc hội Việt Nam (2005), Luật Kiểm toán nhà nước, NXB Tư pháp, tr.
46-52-92, Hà Nội.
22.Bùi Thị Thúy (2013), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán
báo cáo tài chính các doanh nghiệp, Luận Án Tiến sỹ
23.Tổng Kiểm toán Nhà nước (2007), Quyết định số 04/2007/QĐ-KTNN ngày 02/08/2007 ban hành Quy trình Kiểm toán Ngân sách Nhà nước.
24. Tổng Kiểm toán Nhà nước (2010), Quyết định 06/2010/QĐ-KTNN ngày 09/11/2010 ban hành hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước.
25. Tổng Kiểm toán Nhà nước (2012), Quyết định số 05/2012/QĐ-KTNN ngày 06/4/2012 ban hành Quy trình Kiểm toán Ngân sách Nhà nước.
26. Tổng Kiểm toán Nhà nước (2012), Quyết định số 1123/2012/QĐ-KTNN ngày 06/07/2012 ban hành Quy trình Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán. 27. Tổng Kiểm toán Nhà nước (2016), Bản dự thảo Quy trình kiểm toán ngân sách địa
28. Trang website Bộ Tài chính, công khai NSĐP (http://www.mof.gov.vn),
II. Tiếng Anh
29.Angus Duff (2004), "Dimentions of audit quality"(University of Paisley).
30.K. Boon, McKinnon, J. & Ross (2007), "Audit Service Quality in Compulsory
PHỤ LỤC 1. BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO ĐÁNH GIÁ CHUYÊN GIA
Anh chị hãy cho đánh giá điểm chính xác điểm đánh giá về hoạt động kiểm toán chi thường xuyên NSĐP tại huyện Mường La trong năm 2016 được thực hiện bởi KTV thuộc KTNN Khu vực VII
Tiêu chỉ đánh giá hoạt động tài chính Điểm
đánh giá
Điểm đánh giá
tối đa
- Kế hoạch kiểm toán tổng quát 15
Kế hoạch kiểm toán tổng quát đúng mẫu đầy đủ nội dung theo quy định của KTNN xác định rõ, đầy đủ mục tiêu kiểm toán, nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán, mức trọng yếu, rủi ro kiểm toán và phương pháp kiểm toán; các nội dung của phần kế hoạch kiểm toán được lý giải thoả đáng, có căn cứ, phù hợp, gắn liền với tình hình, số liệu của đơn vị được kiểm toán.
- Kế hoạch kiểm toán chi tiết của đoàn kiểm toán 10
Kế hoạch kiểm toán chi tiết của đoàn kiểm toán: Kế hoạch kiểm toán chi tiết của đoàn kiểm toán được lập đúng theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn KTNN, cụ thể hoá, xác định rõ được mục tiêu, nội dung kiểm toán đã xác định trong kế hoạch kiểm toán tổng quát, chi tiết cho từng đơn vị được kiểm toán đã ghi trong thông báo kiểm toán.
- Kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán 10
Kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán: Kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán được xây dựng đúng mẫu, đủ các chỉ tiêu theo quy định của KTNN, nội dung, mục tiêu kiểm toán phù hợp với kế hoạch kiểm toán chi tiết của đoàn kiểm toán và kế hoạch kiểm toán tổng quát.
- Hoạt động kiểm toán 15
Hoạt động kiểm toán: Hoạt động kiểm toán tuân thủ kế hoạch kiểm toán, chuẩn mực, quy trình kiểm toán, các quy định chuyên môn nghiệp vụ khác về kiểm toán và pháp luật có liên quan.
- Bằng chứng kiểm toán 15
Bằng chứng kiểm toán: Thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở cho việc hình thành các ý kiến, kết luận kiểm toán về các nội dung, mục tiêu kiểm toán đã xác định trong kế hoạch kiểm toán.
- Về kiểm toán viên và đoàn kiểm toán 10
Về kiểm toán viên và đoàn kiểm toán: Kiểm toán viên, đoàn kiểm toán tuân thủ Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán, các chuẩn mực kiểm toán chung theo quy định của KTNN, bao gồm: chuẩn mực về độc lập, khách quan và chính trực; khă năng và trình độ; Thận trọng và bảo mật.
- Hồ sơ kiểm toán 5
Hồ sơ kiểm toán: Nội dung trong nhật ký làm việc của kiểm toán viên, biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của kiểm toán viên phù hợp với các nội dung xác định trong kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán.
- Biên bản kiểm toán 5
Biên bản kiểm toán: Các biên bản kiểm toán phải chính xác, rõ ràng, xúc tích, kịp thời; phản ánh đủ các nội dung, mục tiêu kiểm toán đã đề ra trong kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán; phản ánh đầy đủ kết quả kiểm toán trong các biên bản xác nhận tình hình, số liệu kiểm toán của kiểm toán viên và các bằng chứng kiểm toán khác; các ý kiến đánh giá, nhận xét, kiến nghị kiểm toán phải có đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp, phù hợp pháp luật.
- Báo cáo kiểm toán 10
Báo cáo kiểm toán: Báo cáo kiểm toán phù hợp với chuẩn mực báo cáo và các quy định về báo cáo kiểm toán do KTNN ban hành, bảo đảm chính xác, rõ ràng, xúc tích, kịp thời, có tính xây dựng; phản ánh đầy đủ tình hình, kết quả kiểm toán và các nội dung, mục tiêu kiểm toán đã đề ra; những sai sót, gian lận, những tồn tại trong quản lý trình bày trong báo cáo đã được xem xét, giải quyết thoả đáng; các ý kiến nhận xét, đánh giá, kết luận kiểm toán được căn cứ vào những bằng chứng kiểm toán đầy đủ, xác thực và tin cậy, phù hợp với pháp luật hiện hành; kiến nghị kiểm toán phù hợp pháp luật và có tính khả thi.
- Sử dụng các nguồn lực kiểm toán 5
Sử dụng các nguồn lực kiểm toán: Phân bổ và quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kiểm toán.
Tổng điểm 100
Không đạt yêu cầu: dưới 50 điểm; Loại trung bình: từ 51 đến 70 điểm; Loại khá: từ 71 đến 90 điểm; (Loại tốt: từ 91 đến 100 điểm.
Theo anh chị làm thế nào để có thể nâng cao chất lượng kiểm toán chi thường xuyên ngân sách địa phương tại khu vực?
1. 2. 3. 4. 5.
PHỤ LỤC 2. ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN VỂ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÊN CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KT CTXNSĐP
Mức độ ảnh hưởng Rất thấp Thấp Tung bình Cao Rất cao 1. Hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán chi thường xuyên NSĐP
1.1. Sự đầy đủ của hệ thống chuẩn mực và chế độ kiểm toán 1 2 3 4 5
1.2. Sự phù hợp của hệ thống chuẩn mực kiểm toán 1 2 3 4 5
1.3. Chế tài xử phạt và trách nhiệm của các bên liên quan 1 2 3 4 5
2. Nhân tố thuộc về đối tượng của kiểm toán
2.1. Sự hiểu biết của ban lãnh đạo các đơn vị diễn ra hoạt động kiểm
toán chi thường xuyên về luật pháp, chuẩn mực và các quy định pháp lý
hiện hành có liên quan
1 2 3 4 5
2.2. Tính chính trực của Ban lãnh đạo đơn vị về trách nhiệm cung cấp
các tài liệu cho hoạt động kiểm toán một cách trung thực và hợp lý 1 2 3 4 5
2.3. Qui mô và tổ chức của của đơn vị diễn ra hoạt động kiểm toán 1 2 3 4 5
2.4. Tính phức tạp trong hoạt động của đơn vị diễn ra kiểm toán 1 2 3 4 5
2.5. Tính phức tạp của các khoản mục/nghiệp của các đơn vị diễn ra
kiểm toán 1 2 3 4 5
2.6. Chất lượng của hệ thống quản lý tài chính của đơn vị 1 2 3 4 5
3. Yế tố Kiểm toán viên
3.1. Các KTV thực hiện kiểm toán theo đúng quy trình 1 2 3 4 5
3.2. KTV thực hiện kiểm toán theo đúng kế hoạch 1 2 3 4 5
3.3. Thái độ làm việc nghiêm túc của KTV 1 2 3 4 5
3.4. KTV thực hiện công việc một cách khoa học 1 2 3 4 5
4. Nhân tố bên ngoài khác
4.1. Tình trạng kinh tế vĩ mô 1 2 3 4 5
4.2. Môi trường văn hóa, tập quán, thói quen 1 2 3 4 5
4.3. Vai trò kiểm soát chất lượng kiểm toán từ các cơ quan quản lý Nhà nước
PHỤ LỤC 3. ĐÁNH GIÁ CỦA KTV THỰC HIỆN CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NSĐP