5. Bố cục của luận văn
1.3. Tổng quan nghiên cứu
Luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Huỳnh, trường Đại học Đà Nẵng năm 2010 với đề tài “Kiểm toán chi thường xuyên ngân sách địa phương tại huyện Mường La tỉnh Sơn La”. Trong đề tài này đề cập những vấn đề chung về kiểm toán ngân sách cấp tỉnh gắn với việc kiểm toán NSĐP trên địa bàn khu vực và quy trình kiểm toán NSĐP, chưa đi sâu vào nội dung cụ thể của công tác tổ chức kiểm toán quyết toán quận, huyện. Luận văn nêu lên thực trạng, và đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán ngân sách địa phương.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Huỳnh Ngọc Quang, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng năm 2011 với đề tài "Tổ chức công tác kiểm toán ngân sách các cấp do KTNN thực hiện" của tác giả nghiên cứu hoàn thiện công tác kiểm toán trong quản lý ngân sách các cấp. Trên cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức kiểm toán ngân sách các cấp và phân tích thực trạng kiểm toán ngân sách các cấp do KTNN thực hiện, từ đó đề ra phương hướng và giải pháp tổ chức tốt hơn công tác kiểm toán ngân sách các cấp.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do tác giả Vũ Văn Họa năm 2008 với đề tài “Định hướng và hoàn thiện giải pháp tổ chức kiểm toán chi thường xuyên trong kiểm toán ngân sách Nhà nước các cấp” của tác giả nghiên cứu hoàn thiện công tác trong quản lý ngân sách các cấp. Trên cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận và phân tích thực tiễn về kiểm toán chi thường xuyên đối với NSĐP các cấp đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán chi thường xuyên đối với NSĐP các cấp qua đó góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả NSĐP nói chung, chi thường xuyên của nước ta trong thời gian tới.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Đinh Văn Dũng, trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2010 với đề tài “Hoạt động tổ chức kiểm toán ngân sách bộ ngành tại Việt Nam thực trạng và giải pháp” của tác giả nghiên cứu đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về công tác tổ chức kiểm toán đối với bộ, ngành. Trên cơ sở lý luận luận văn đã làm rõ khái niệm về ngân sách bộ ngành, về phân cấp quản lý ngân sách bộ
ngành. Đồng thời Luận văn cũng chỉ ra sự cần thiết về Kiểm toán với ngân sách bộ ngành và những nội dung cơ bản về công tác tổ chức kiểm toán bộ ngành, chỉ ra những yếu tố có ảnh hưởng đến công tác tổ chức kiểm toán ngân sách bộ ngành. Đó là đặc điểm, quy mô và tính chất hoạt động của bộ ngành, môi trường kiểm soát và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với bộ ngành; cơ chế chính sách quản lý kinh tế tài chính và kế toán của bộ ngành… Để làm rõ cơ sở lý luận về công tác tổ chức kiểm toán bộ ngành Luận văn đã tiếp cận tìm hiểu, kinh nghiệm thực tiễn ở một số nước để rút ra những bài học kinh nghiệm có ý kiến tham khảo với Kiểm toán Nhà nước.
Các công trình, bài viết đã đưa ra những vấn đề lý luận chung làm cơ sở cho việc nghiên cứu tổ chức công tác kiểm toán ngân sách chung theo quy trình kiểm toán NSĐP. Trong phạm vi bài viết này, Luận văn căn cứ vào các công trình đã nghiên cứu về tổ chức công tác kiểm toán ngân sách chung theo quy trình kiểm toán ngân sách Bộ, ngành làm cơ sở, đồng thời có hướng nghiên cứu riêng làm rõ và cụ thể hơn về nội dung kiểm toán chi thường xuyên trong Kiểm toán ngân sách địa phương. Đó cũng là nội dung mà luận văn tập trung hướng tới.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng kiểm toán chi thường xuyên trong kiểm toán NSĐP của KTNN tại huyện Mường La đang diễn ra như thế nào?
- Các yếu tố có liên quan ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán chi thường xuyên trong kiểm toán chi NSĐP của Mường La diễn ra như thế nào?
- Có thể đề xuất những giải pháp nào nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán chi thương xuyên trong kiểm toán chi NSĐP tại Mường La?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Số liệu sơ cấp: Nghiên cứu sẽ tiến hành làm điều tra thu thập số liệu của những đơn vị điền hình tại Mường La được Kiểm toán nhà nước Khu vực VII tiến hành hoạt động kiểm toán thường niên. Phương pháp chuyên gia cũng sẽ được sử dụng kết hợp để có thể đánh giá được chất lượng của hoạt động kiểm toán tại đây.
Hàng năm KTNN Khu vực VII thực hiện công tác kiểm toán chi thường xuyên tại hàng chục cơ quan và tổ chức tại huyện Mường La tỉnh Sơn La, vì vậy những đối tượng tham gia trực tiếp vào việc hỗ trợ công tác kiểm toán chi thường xuyên của các cơ quan tổ chức trên địa bàn huyện Mường La sẽ là người trực tiếp đánh giá công tác kiểm toán của KTNN Khu vực VII. Trong luận văn này, tác giả tiến hành điều tra ý kiến phản hồi của toàn bộ 22 cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán chi thường xuyên ngân sách địa phương. Ngoài ra để đánh giá công tác thực hiện kiểm toán chi thường xuyên NSĐP thì tác giả cũng tiến hành lấy ý kiến của 17 Kiểm toán viên đã tham gia vào hoạt động kiểm toán chi thường xuyên tại Mường La và các địa bàn tương tự (những kiểm toán viên còn lại không tham gia thực hiện kiểm toán nội dung chi thường xuyên không tiến hành điều tra). Nội dung tiến hành điều tra về đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đến hoạt động kiểm toán chi thường xuyên NSĐP tại huyện Mường La.
Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong
nghiên cứu này để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả của hoạt động kiểm toán chi thường xuyên. Thang đo được tính như sau: 1- Rất thấp, 2- thấp, 3- Trung bình, 4- Cao và 5- Rất cao.
Ý nghĩa của thang đo:
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 -1)/5
= 0.8 Ý nghĩa của giá trị trung bình: 1.00 - 1.80 Rất thấp
1.81 - 2.60 Thấp 2.61 - 3.40 Trung bình 3.41 - 4.20 Cao
4.21 - 5.00 Rất cao
Quy trình thiết kế bảng hỏi được thược hiện qua hai bước cơ bản: Bước 1, Bảng câu hỏi ban đầu được xây dựng dự trên sự tham khảo các câu hỏi liên quan tới yếu tố chất lượng dịch vụ SERVQUAL của (Parasuraman and et al, 1988) có sự điều chỉnh lại cho phù hợp với nội dung yêu cầu của Luận văn. Bước 2, Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và khảo sát thử trước khi gửi đi khảo sát chính thức.
Nội dung điều tra: Luận văn tiến hành khảo sát ý kiến của những người thuộc đơn vị được kiểm toán và các kiểm toán viên về ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động kiểm toán chi thường xuyên NSĐP tai huyện Mường La. Bảng hỏi sẽ được chia ra làm hai phần rõ rệt dành cho hai nhóm đối tượng là KTV và là nhân viên hoặc quản lý của các đơn vị được kiểm toán.
Bên cạnh đó việc lấy ý kiến chuyên gia cũng sẽ được tiến hành đối với những chuyên gia là quản lý trực tiếp đến hoạt động kiểm toán chi thường xuyên ở KTNN Khu vực VII, ngoài ra ý kiến đánh giá của các thành viên ban kiểm soát và thanh tra liên ngành cũng sẽ được tác giả liên hệ và lấy ý kiến đánh giá về hoạt động kiểm toán chi thương xuyên tại Huyện Mường La. Tác giả tiến hành lấy ý kiến của 10 chuyên gia liên quan đến hoạt động kiểm toán chi thường xuyên (thực tế có
tổng số 11 người đủ tiêu chuẩn là chuyên gia để đánh giá tuy nhiên khi tiến hành nghiên cứu tác giả chỉ tiếp cận được 10 người). Đối với phương pháp này chủ yếu là lấy ý kiếm đánh giá của các chuyên gia về hoạt động kiểm toán chi thường xuyên NSĐP của KTNN Khu vực VII tại huyện Mường La theo các tiêu chí được mô tả cụ thể tại phần 2.3.2.
Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được luận văn tiến hành nghiên cứu sẽ từ những hồ sơ kiểm toán chi thường xuyên trong kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương Huyện Mường La tỉnh Sơn La do Kiểm toán Nhà nước Khu vực VII thực hiện. Ngoài ra những số liệu liên quan đến những kết quả của hoạt động kiểm toán liên quan cũng sẽ được lấy từ những nguồn lưu trữ thông tin khác của địa phương.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Luân văn sử dụng kết hợp giưa phương pháp thông kê mô tả và phương pháp so sánh để làm rõ thực trạng của công tác kiểm toán chi thường xuyên NSĐP và đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán chi thường xuyên NSĐP của KTNN khu vực VII tại huyện Mường La tỉnh Sơn La. Hai phương pháp Luận văn sử dụng được mô tả cụ thể dưới đây:
2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả: là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp này được vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu, thực trạng đầu tư công cho đói giảm nghèo ở tỉnh Lai Châu.
Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu hướng biến động, sự thay đổi của mức đầu tư công cho phát triển kinh tế.
2.2.2.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu kế hoạch của một năm tài chính, tình hình thực hiện các năm đã qua. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu
tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. So sánh tình thình triển khai thực hiện giữa kết quả thực hiện hết năm tài chính so với kế hoạch dự toán giao đầu năm.
Gốc so sánh: Thời gian (Cuối năm với đầu năm; năm sau với năm trước) A0: là số dự toán giao đầu năm
A1: Số thực hiện quyết toán trong năm
So sánh bằng số tuyệt đối: ∆A = (A1/A0) x 100%
Phương pháp này dùng để so sánh tình hình đầu tư công xoá đói giảm nghèo qua các giai đoạn, các năm và so sánh thực tế với kế hoạch.
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu của kiểm toán chi thường xuyên trong kiểm toán chi NSĐP
2.3.1. Chỉ tiêu về mức độ hoàn thành kế hoạch
Nhóm những chỉ tiêu này sẽ được thực hiện và tính toán dựa trên so sánh về kết quả thực hiện và kế hoạch đặt ra năm trước đối với những nội dung liên quan đến hoạt động kiểm toán chi thường xuyên trong chi NSĐP tại Mường La.
2.3.2. Chỉ tiêu về chất lượng hoạt động kiểm toán
Chỉ tiêu này được tính dựa trên đánh giá điểm của những chuyên gia và những người có liên quan đến hoạt động kiểm toán chi thường xuyên của Mường La. Các tiêu chí đánh giá và điểm đánh giá tương ứng được sử dụng rộng dãi bởi kiểm toán nhà nước được trình bày dưới đây:
1)Kế hoạch kiểm toán tổng quát: Kế hoạch kiểm toán tổng quát đúng mẫu, đầy đủ nội dung theo quy định của KTNN; xác định rõ, đầy đủ mục tiêu kiểm toán, nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán, mức trọng yếu, rủi ro kiểm toán và phương pháp kiểm toán; các nội dung của phần kế hoạch kiểm toán được lý giải thoả đáng, có căn cứ, phù hợp, gắn liền với tình hình, số liệu của đơn vị được kiểm toán.
2)Kế hoạch kiểm toán chi tiết của đoàn kiểm toán: Kế hoạch kiểm toán chi tiết của đoàn kiểm toán được lập đúng theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn KTNN, cụ thể hoá, xác định rõ được mục tiêu, nội dung kiểm toán đã xác định trong kế hoạch kiểm toán tổng quát, chi tiết cho từng đơn vị được kiểm toán đã ghi trong thông báo kiểm toán.
3)Kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán: Kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán được xây dựng đúng mẫu, đủ các chỉ tiêu theo quy định của KTNN, nội dung, mục tiêu kiểm toán phù hợp với kế hoạch kiểm toán chi tiết của đoàn kiểm toán và kế hoạch kiểm toán tổng quát.
4)Hoạt động kiểm toán: Hoạt động kiểm toán tuân thủ kế hoạch kiểm toán, chuẩn mực, quy trình kiểm toán, các quy định chuyên môn nghiệp vụ khác về kiểm toán và pháp luật có liên quan.
5)Bằng chứng kiểm toán: Thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở cho việc hình thành các ý kiến, kết luận kiểm toán về các nội dung, mục tiêu kiểm toán đã xác định trong kế hoạch kiểm toán.
6)Về kiểm toán viên và đoàn kiểm toán: Kiểm toán viên, đoàn kiểm toán tuân thủ Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán, các chuẩn mực kiểm toán chung theo quy định của KTNN, bao gồm: chuẩn mực về độc lập, khách quan và chính trực; khă năng và trình độ; Thận trọng và bảo mật.
7)Hồ sơ kiểm toán: Nội dung trong nhật ký làm việc của kiểm toán viên, biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của kiểm toán viên phù hợp với các nội dung xác định trong kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán.
8)Biên bản kiểm toán: Các biên bản kiểm toán phải chính xác, rõ ràng, xúc tích, kịp thời; phản ánh đủ các nội dung, mục tiêu kiểm toán đã đề ra trong kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán; phản ánh đầy đủ kết quả kiểm toán trong các biên bản xác nhận tình hình, số liệu kiểm toán của kiểm toán viên và các bằng chứng kiểm toán khác; các ý kiến đánh giá, nhận xét, kiến nghị kiểm toán phải có đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp, phù hợp pháp luật.
9)Báo cáo kiểm toán: Báo cáo kiểm toán phù hợp với chuẩn mực báo cáo và các quy định về báo cáo kiểm toán do KTNN ban hành, bảo đảm chính xác, rõ ràng, xúc tích, kịp thời, có tính xây dựng; phản ánh đầy đủ tình hình, kết quả kiểm toán và các nội dung, mục tiêu kiểm toán đã đề ra; những sai sót, gian lận, những tồn tại trong quản lý trình bày trong báo cáo đã được xem xét, giải quyết thoả đáng; các ý kiến nhận xét, đánh giá, kết luận kiểm toán được căn cứ vào những bằng chứng kiểm toán đầy đủ, xác thực và tin cậy, phù hợp với pháp luật hiện hành; kiến nghị kiểm toán phù hợp pháp luật và có tính khả thi.
10)Sử dụng các nguồn lực kiểm toán: Phân bổ và quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kiểm toán.
Trên cơ sở các tiêu chí nêu trên, cần xác định thang điểm cho các tiêu chí. căn cứ vào mức độ quan trọng của từng tiêu chí. Nếu coi tổng số điểm là 100 thì điểm cho từng tiêu chí có thể xác định là (Tiêu chuẩn đánh giá của Tổng cục Kiểm toán Việt Nam):
Tiêu chỉ đánh giá hoạt động tài chính Điểm đánh giá
- Kế hoạch kiểm toán tổng quát 15 - Kế hoạch kiểm toán chi tiết của đoàn kiểm toán 10 - Kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán 10
- Hoạt động kiểm toán 15
- Bằng chứng kiểm toán 15
- Về kiểm toán viên và đoàn kiểm toán 10
- Hồ sơ kiểm toán 5
- Biên bản kiểm toán 5
- Báo cáo kiểm toán 10
- Sử dụng các nguồn lực kiểm toán 5