5. Kết cấu của luận văn
3.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Bia Hà Nội Hải Dƣơng
3.1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương
Tên Công ty: Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dƣơng
Tên tiếng Anh: Ha Noi - Hai Duong Beer Joint Stock Company Tên viết tắt: HADUBECO
Mã chứng khoán: HAD
Trụ sở: phố Quán Thánh, phƣờng Bình Hàn, thành phố Hải Dƣơng, tỉnh Hải Dƣơng. Điện thoại: 0320.3852.319 Fax: 0320.3859.835
Email: biahnhhd@yahoo.com Website: hadubeco.vn
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty: Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 040300090 do Sở kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hải Dƣơng cấp lần đầu ngày 19/9/2003, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 17/7/2007 thì lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty là “Sản xuất kinh doanh bia, rƣợu, nƣớc uống không cồn và các sản phẩm công nghiệp dịch vụ khác”
Quá trình hình thành, phát triển:
Năm 1972, UBND tỉnh Hải Hƣng (nay là UBND tỉnh Hải Dƣơng) đã ra quyết định thành lập Xí nghiệp chế biến mì sợi, lƣơng thực và thực phẩm trực thuộc UBND tỉnh Hải Hƣng;
Ngày 30/10/1992 UBND tỉnh Hải Hƣng ra Quyết định số 904/QĐ-UB thành lập Xí nghiệp Nƣớc giải khát Hải Hƣng trực thuộc Sở Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp Hải Hƣng;
Ngày 21/11/1995 UBND tỉnh Hải Hƣng ra Quyết định số 1819/TC chuyển nhƣợng công ty Nƣớc giải khát Hải Hƣng trực thuộc Sở Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp Hải Hƣng quản lý sang doanh nghiệp của Đảng trực thuộc Ban tài chính quản trị Tỉnh ủy quản lý;
Ngày 18/11/1994 UBND tỉnh Hải Hƣng ra Quyết định số 2102/TC đổi tên Xí nghiệp nƣớc giải khát Hải Hƣng thành Công ty Bia, nƣớc giải khát Hải Hƣng;
Ngày 12/8/2003 UBND tỉnh Hải Dƣơng ra Quyết định số 3192/QĐ-UB phê duyệt phƣơng án cổ phần hóa - chuyển doanh nghiệp Nhà nƣớc Công ty Bia, Nƣớc giải khát Hải Dƣơng thành công ty cổ phần. Với vốn điều lệ công ty cổ phần là 13.400.000.000 đồng.
Ngày 19/04/2004 Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thƣơng) ra Quyết định số 756/QĐ-TCCB cho phép Tổng Công ty Bia - Rƣợu - Nƣớc giải khát Hà Nội (nay là Tổng Công ty cổ phần Bia - Rƣợu - Nƣớc giải khát Hà Nội) đƣợc mua phần vốn nhà nƣớc do Tỉnh ủy Hải Dƣơng quản lý để trở thành doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Bia - Rƣợu - Nƣớc giải khát Hà Nội kể từ ngày 01/04/2004.
Vốn điều lệ của công ty hiện nay: 40 tỷ đồng.
Các mặt hàng của công ty: Hiện nay, công ty có 04 loại sản phẩm: Bia hơi Hải Dƣơng (đóng trong Keg 30 lít và chai Pet), Bia tƣơi Hải Dƣơng, Bia chai Hải Dƣơng 450 ml và Bia chai Hà Nội 450 ml.
Hệ thống quản lý chất lƣợng đang áp dụng: Hiện tại công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dƣơng đang áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm HACCP, Hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 và chƣơng trình thực hành 5S.
Các thành tích đã đạt đƣợc:
- Huân chƣơng lao động hạng nhì của Chủ tịch nƣớc các năm 1985, 1996;
- Huân chƣơng lao động hạng nhất của Chủ tịch nƣớc năm 2000;
- Cờ thi đua của Chính phủ, UBND tỉnh, Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng các năm
1993, 1994, 2000, 2001, 2003, 2005, 2007, 2008, 2009, 2014;
- Bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh, Bộ Công nghiệp, Bộ Công thƣơng,
Hiệp hội Bia - Rƣợu - NGK Việt Nam, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng Công ty cổ phần Bia - Rƣợu - NGK Hà Nội từ năm 1995 đến 2014.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Quy trình công nghệ sản xuất đƣợc biểu diễn qua sơ đồ sau:
Hình 2.1. Quy trình công nghệ sản xuất
(Nguồn: Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương)
Khí sạch Bã Thanh trùng Dán nhãn, xếp két Chai Rửa chai Chiết KEG Xuất xƣởng Lắng trong Chiết chai CO2 Làm lạnh Lên mem chính Lên men phụ Lọc bia
Bão hòa CO2
Thu hồi Xử lý Nén hóa lỏng CO2 Cặn thải Houblon hóa Malt Định lƣợng Đƣờng hóa Lọc Nghiền Bã Rửa bã Gạo Nghiền Hồ hóa Định lƣợng
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dƣơng là công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Là công ty con trong hệ thống Tổng công ty cổ phần Bia - Rƣợu - Nƣớc giải khát Hà Nội (HABECO), Tổng công ty chiếm 55% vốn (22 tỷ đồng). Ngoài Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát, công ty gồm có 05 phòng nghiệp vụ, 02 phân xƣởng sản xuất và 01 phân xƣởng phụ trợ với tổng số 217 lao động.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty nhƣ sau:
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
(Nguồn: Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương)
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mỗi bộ phận/phòng ban đƣợc thể hiện nhƣ sau:
a) Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty. Tính
đến thời điểm 31/3/2015, tổng số cổ đông của công ty là 291 (gồm cả cá nhân và tổ
PHÒNG THỊ TRƢỜNG VÀ TIÊU THỤ PHÒNG KẾ HOẠCH VẬT TƢ PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG TỔ CHỨC L.ĐỘNG HÀNH CHÍNH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÂN XƢỞNG BIA HƠI PHÂN XƢỞNG BIA CHAI PHÂN XƢỞNG CƠ NHIỆT ĐIỆN ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
chức), sở hữu 4.000.000 cổ phấn (10.000 đồng/cổ phần), trong đó, Tổng công ty cổ phần Bia - Rƣợu - NGK chiếm 2.200.000 cổ phần (tƣơng đƣơng 55%) là cổ đông lớn nhất.
b) Hội đồng quản trị: Số lƣợng thành viên Hội đồng quản trị của công ty là 05
ngƣời với nhiệm kỳ là 05 năm. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông.
c) Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản
xuất, kinh doanh, quản trị và điều hành công ty. Ban kiểm soát của công ty gồm 03 thành viên, trong đó có 01 trƣởng ban, do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn, trong đó ít nhất phải có một thành viên có chuyên môn về kế toán.
d) Giám đốc điều hành: đƣợc Hội đồng quản trị ủy quyền, là ngƣời đại diện
theo pháp luật của công ty, điều hành mọi hoạt động hàng ngày và chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc điều hành là ba năm và có thể đƣợc tái bổ nhiệm. Giám đốc có những quyền hạn và trách nhiệm trong việc thực hiện tất cả các hoạt động theo quy định của Điều lệ và các quy chế của công ty.
e) Phòng Thị trường và Tiêu thụ
Đây phòng nghiệp vụ có chức năng đánh giá tình hình thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của công ty; Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ các sản phẩm sản xuất và gia công của công ty.
Nhiệm vụ cụ thể là tổ chức thu thập thông tin để đánh giá tình tình liên quan đến thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm; xây dựng kế hoạch, chính sách marketing; Hỗ trợ và tƣ vấn cho khách hàng về sử dụng thiết bị bảo quản, kỹ thuật bán hàng, thông tin quảng cáo; Theo dõi và quản lý tài sản, dụng cụ bán hàng, công nợ; Quản lý hóa đơn và viết hóa đơn bán hàng…
f) Phòng Kế hoạch Vật tư
Phòng kế hoạch vật tƣ là bộ phận tham mƣu tổng hợp, giúp việc Giám đốc trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tƣ nguyên liệu. Phòng có nhiệm vụ chính là xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể hàng năm, quý, tháng cùng các giải pháp để tổ chức thực
hiện; Xây dựng và thực hiện kế hoạch dự trữ, cung ứng vật tƣ, nguyên liệu, phụ tùng thay thế, thiết bị dụng cụ; Quản lý các kho và phƣơng tiện vận tải;
g) Phòng Kỹ thuật
Phòng kỹ thuật có chức năng tham mƣu, giúp việc Giám đốc về lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ sản xuất. Nhiệm vụ chính là xây dựng, tiếp nhận chuyển giao, quản lý và tổ chức kiểm tra các quy trình công nghệ sản xuất, xử lý chất thải, vệ sinh môi trƣờng cũng nhƣ tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm, nguyên vật liệu, định mức kinh tế kỹ thuật; Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chƣơng trình nghiên cứu sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu sản phẩm mới…
h) Phòng Tổ chức Lao động Hành chính
Phòng TCLĐHC là bộ phận tham mƣu giúp việc cho Giám đốc công ty về công tác tổ chức; lao động, tiền lƣơng; công tác hành chính, văn phòng và các mặt công tác an ninh quốc phòng; an toàn vệ sinh phòng chống cháy nổ.
Nhiệm vụ chính gồm thực hiện công tác quản trị nguồn nhân lực nhƣ xây dựng cơ cấu tổ chức, lập kế hoạch và thực hiện về vấn đề lao động, tiền lƣơng và các chính sách cho ngƣời lao động, lƣu trữ hồ sơ lý lịch; Các công tác hành chính, công tác an ninh quốc phòng, phòng chống cháy nổ, lụt bão…
i) Phòng Tài chính Kế toán
Phòng Tài chính Kế toán là bộ phận tham mƣu, giúp việc Giám đốc về tài chính và kế toán của công ty, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính, quản lý tài sản, nguồn vốn của công ty.
Phòng có nhiệm vụ xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm; Đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tƣ phát triển; Tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý có hiệu quả toàn bộ tài sản và các loại vốn, quỹ và công tác tài vụ, quản lý kho quỹ.
j) Phân xưởng Bia hơi
Phân xƣởng Bia hơi có chức năng thực hiện quy trình công nghệ sản xuất bia theo kế hoạch và xuất kho sản phẩm bia hơi cho khách hàng.
Nhiệm vụ cụ thể gồm có tổ chức lao động thực hiện sản xuất và quản lý trong phân xƣởng từ khâu nghiền nguyên liệu đến nấu bia, xử lý men giống, lên men, lọc và xuất bia thành phẩm theo kế hoạch, đảm bảo đúng quy trình công nghệ và định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
mức kinh tế kỹ thuật và phối hợp với các phòng ban chuyên môn thực hiện các nghiệp vụ quản lý trong phân xƣởng.
- Phân xƣởng bia hơi gồm 4 tổ:
+ Tổ nghiền nguyên liệu: tiếp nhận và nghiền nguyên liệu (malt, gạo); + Tổ nấu bia: nhận nguyên liệu đã đƣợc nghiền và thực hiện nấu bia.
+ Tổ Lên men - lọc bia: có nhiệm vụ chính là xử lý men giống, lên men và lọc bia trƣớc khi chuyển sang giai đoạn chiết chai, chiết keg…
+ Tổ Chiết Keg: nhận bia hơi thành phẩm sau khi lọc, chiết bia vào Keg và xuất cho khách hàng theo đúng hóa đơn.
k) Phân xưởng bia chai
Chức năng của phân xƣởng bia chai là tổ chức thực hiện sản xuất sản phẩm bia chai, bia hơi chai Pet, bia tƣơi Keg 2 lít và các công việc phụ trợ theo yêu cầu của sản xuất. Nhiệm vụ cụ thể gồm tổ chức lao động thực hiện sản xuất sản phẩm đảm bảo đúng quy trình công nghệ và định mức kinh tế kỹ thuật, phối hợp với các phòng ban chuyên môn thực hiện các nghiệp vụ quản lý trong phân xƣởng. Hiện nay phân xƣởng bia chai gồm 3 ca sản xuất.
l) Phân xưởng cơ nhiệt điện
Phân xƣởng cơ nhiệt điện là phân xƣởng phụ trợ, có chức năng đáp ứng các yêu cầu phục vụ cho quản lý và sản xuất của công ty về điện, nƣớc sạch, cấp hơi, cấp lạnh, khí nén, xử lý nƣớc thải, cơ khí sửa chữa máy móc thiết bị. Nhiệm vụ cụ thể là quản lý, tổ chức lao động trong phân xƣởng theo yêu cầu sản xuất đảm bảo đúng quy trình, quy phạm, an toàn vệ sinh lao động.
- Phân xƣởng cơ nhiệt điện gồm 4 tổ sản xuất:
+ Tổ cơ điện: thực hiện các công việc duy tu, bảo dƣỡng, sửa chữa, chế tạo máy móc thiết bị; quản lý hệ thống điện, nƣớc toàn công ty…
+ Tổ vận hành nồi hơi: cung cấp hơi, khí nóng phục vụ sản xuất;
+ Tổ vận hành máy lạnh: cung cấp nhiệt lạnh, khí nén, CO2 phục vụ sản xuất;
+ Tổ xử lý nƣớc: bao gồm các công việc xử lý nƣớc công nghệ, nƣớc thải, tái xử lý nƣớc thải phục vụ sản xuất và các yêu cầu khác của công ty.
mô tả công việc để xây dựng nên hệ thống đánh giá giá trị công việc cụ thể của toàn công ty.
3.2. Thực trạng công tác Quản trị tiền lƣơng của công ty
3.2.1. Bộ máy và phương pháp quản trị tiền lương của công ty
Bộ máy quản trị tiền lƣơng gồm Ban Giám đốc, phòng TCLĐHC, trƣởng các phòng, phân xƣởng.
Ban Giám đốc là ngƣời đƣa ra đƣờng lối, chính sách chung, quyết định phân bổ các nguồn lực cho công tác quản trị tiền lƣơng, cũng là ngƣời ra những quyết định quan trọng về tiền lƣơng, nhân sự của công ty. Ban Giám đốc giao trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho phòng TCLĐHC.
Phòng TCLĐHC có bộ phận chuyên trách làm công tác lao động - tiền lƣơng, thiết kế và tổ chức thực hiện, tổng hợp kết quả đánh giá và đề ra biện pháp sửa đổi/khắc phục các chƣơng trình quản trị tiền lƣơng của công ty. Các nội dung sau khi đƣợc phê duyệt sẽ đƣợc ban hành, gửi đến các phòng, phân xƣởng để thực hiện.
Trƣởng các phòng, phân xƣởng kết hợp với phòng TCLĐHC trong việc xây dựng và thực hiện các chƣơng trình về quản trị nhân lực nói chung. Lãnh đạo bộ phận có trách nhiệm phổ biến đến nhân viên và theo dõi, đánh giá việc thực hiện công việc của nhân viên để tổng hợp, báo cáo lại phòng TCLĐHC.
Hiện nay công ty chƣa áp dụng phần mềm quản trị nhân lực vào quản lý. Tất cả hồ sơ vẫn đƣợc quản lý bằng bản cứng (giấy tờ văn bản) hoặc các file riêng lẻ trên máy tính cá nhân.
3.2.2. Thang bảng lương
3.2.2.1. Từ năm 2004 - 2012
Trong giai đoạn này, công ty áp dụng theo hệ thống thang bảng lƣơng của nhà nƣớc ban hành theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP, tính theo hệ số trong các thang bảng lƣơng cụ thể. Đây là cơ sở để đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc cho ngƣời lao động (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp).
3.2.2.2. Từ năm 2013 đến nay
Từ năm 2013, khi Bộ luật lao động 2012 có hiệu lực, công ty đã tự xây dựng hệ thống thang bảng lƣơng của mình, quy đổi từ hệ số sang tiền đồng, tức là không dùng hệ số lƣơng nữa mà chuyển sang mức lƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Ví dụ: các mức lƣơng đƣợc thể hiện dƣới dạng tiền: 2.840.500 đồng - 3.047.500 đồng - 3.657.000 đồng… Đây là cơ sở để đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc cho ngƣời lao động (BHXH, BHYT, BHTN).
Cụ thể: Mức lƣơng mới = Hệ số lƣơng hiện hƣởng x 1.150.000 đồng.
Những lao động có hệ số lƣơng thấp hơn 2,18 sẽ đƣợc điều chỉnh tăng lên khi chuyển sang mức lƣơng để đảm bảo lớn hơn tiền lƣơng tối thiểu vùng do Nhà nƣớc quy định là 2.400.000 đồng (vùng II). Các lao động khác khi chuyển có mức lƣơng mới cao hơn 2,4 triệu đồng thì sẽ giữ nguyên, không điều chỉnh.
3.2.3. Phương pháp xây dựng thang bảng lương tại công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương
3.2.3.1.Từ năm 2004 - 2012
Công ty áp dụng Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lƣơng, bảng lƣơng và chế độ phụ cấp lƣơng. Ngƣời lao động đƣợc xếp lƣơng theo đúng chức danh, công việc đƣợc quy định trong Nghị định này. Cụ thể:
- Áp dụng thang lƣơng 7 bậc (A1), nhóm ngành cơ khí, điện, điện tử - tin học (6), nhóm II đối với công nhân cơ khí, điện của phân xƣởng Cơ Nhiệt Điện.
- Áp dụng thang lƣơng 6 bậc (A2), ngành chế biến lƣơng thực, thực phẩm (1), nhóm II, nhóm III.