Thực trạng công tác Quản trị tiền lƣơng của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị tiền lƣơng tại công ty cổ phần bia hà nội hải dƣơng (Trang 56)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Thực trạng công tác Quản trị tiền lƣơng của công ty

3.2.1. Bộ máy và phương pháp quản trị tiền lương của công ty

Bộ máy quản trị tiền lƣơng gồm Ban Giám đốc, phòng TCLĐHC, trƣởng các phòng, phân xƣởng.

Ban Giám đốc là ngƣời đƣa ra đƣờng lối, chính sách chung, quyết định phân bổ các nguồn lực cho công tác quản trị tiền lƣơng, cũng là ngƣời ra những quyết định quan trọng về tiền lƣơng, nhân sự của công ty. Ban Giám đốc giao trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho phòng TCLĐHC.

Phòng TCLĐHC có bộ phận chuyên trách làm công tác lao động - tiền lƣơng, thiết kế và tổ chức thực hiện, tổng hợp kết quả đánh giá và đề ra biện pháp sửa đổi/khắc phục các chƣơng trình quản trị tiền lƣơng của công ty. Các nội dung sau khi đƣợc phê duyệt sẽ đƣợc ban hành, gửi đến các phòng, phân xƣởng để thực hiện.

Trƣởng các phòng, phân xƣởng kết hợp với phòng TCLĐHC trong việc xây dựng và thực hiện các chƣơng trình về quản trị nhân lực nói chung. Lãnh đạo bộ phận có trách nhiệm phổ biến đến nhân viên và theo dõi, đánh giá việc thực hiện công việc của nhân viên để tổng hợp, báo cáo lại phòng TCLĐHC.

Hiện nay công ty chƣa áp dụng phần mềm quản trị nhân lực vào quản lý. Tất cả hồ sơ vẫn đƣợc quản lý bằng bản cứng (giấy tờ văn bản) hoặc các file riêng lẻ trên máy tính cá nhân.

3.2.2. Thang bảng lương

3.2.2.1. Từ năm 2004 - 2012

Trong giai đoạn này, công ty áp dụng theo hệ thống thang bảng lƣơng của nhà nƣớc ban hành theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP, tính theo hệ số trong các thang bảng lƣơng cụ thể. Đây là cơ sở để đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc cho ngƣời lao động (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp).

3.2.2.2. Từ năm 2013 đến nay

Từ năm 2013, khi Bộ luật lao động 2012 có hiệu lực, công ty đã tự xây dựng hệ thống thang bảng lƣơng của mình, quy đổi từ hệ số sang tiền đồng, tức là không dùng hệ số lƣơng nữa mà chuyển sang mức lƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Ví dụ: các mức lƣơng đƣợc thể hiện dƣới dạng tiền: 2.840.500 đồng - 3.047.500 đồng - 3.657.000 đồng… Đây là cơ sở để đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc cho ngƣời lao động (BHXH, BHYT, BHTN).

Cụ thể: Mức lƣơng mới = Hệ số lƣơng hiện hƣởng x 1.150.000 đồng.

Những lao động có hệ số lƣơng thấp hơn 2,18 sẽ đƣợc điều chỉnh tăng lên khi chuyển sang mức lƣơng để đảm bảo lớn hơn tiền lƣơng tối thiểu vùng do Nhà nƣớc quy định là 2.400.000 đồng (vùng II). Các lao động khác khi chuyển có mức lƣơng mới cao hơn 2,4 triệu đồng thì sẽ giữ nguyên, không điều chỉnh.

3.2.3. Phương pháp xây dựng thang bảng lương tại công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương

3.2.3.1.Từ năm 2004 - 2012

Công ty áp dụng Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lƣơng, bảng lƣơng và chế độ phụ cấp lƣơng. Ngƣời lao động đƣợc xếp lƣơng theo đúng chức danh, công việc đƣợc quy định trong Nghị định này. Cụ thể:

- Áp dụng thang lƣơng 7 bậc (A1), nhóm ngành cơ khí, điện, điện tử - tin học (6), nhóm II đối với công nhân cơ khí, điện của phân xƣởng Cơ Nhiệt Điện.

- Áp dụng thang lƣơng 6 bậc (A2), ngành chế biến lƣơng thực, thực phẩm (1), nhóm II, nhóm III.

- Áp dụng thang lƣơng 5 bậc (B11), nhóm Giao nhận hàng hóa với chức danh bảo vệ tuần tra canh gác tại các kho.

- Áp dụng thang lƣơng 4 bậc (B11), nhóm Bốc xếp cơ giới, nhóm I với chức danh lái xe nâng.

- Áp dụng thang lƣơng 4 bậc (B12) bảng lƣơng công nhân lái xe, nhóm 1 và 2 với nhân viên lái xe của công ty.

- Lao động chuyên môn, nghiệp vụ (các chuyên viên chính, kỹ sƣ chính, chuyên viên, kỹ sƣ, cán sự, kỹ thuật viên) áp dụng bảng lƣơng chuyên môn nghiệp vụ; Lao động phục vụ: áp dụng bảng lƣơng nhân viên thừa hành, phục vụ ở các

công ty nhà nƣớc; Chức danh trong Ban Giám đốc, Kế toán trƣởng: áp dụng bảng lƣơng của Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trƣởng theo hạng công ty (hạng II).

Thang bảng lƣơng cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.1. Bảng lƣơng công nhân cơ điện

6. Cơ khí, điện, điện tử, tin học Bậc

Nhóm II 1 2 3 4 5 6 7

- Hệ số 1,67 1,96 2,31 2,71 3,19 3,74 4,40

(Nguồn: Nghị định 205/2004/NĐ-CP, 2004)

Đây là thang lƣơng 7 bậc, ngành cơ khí, điện, điện tử, tin học. Các công nhân làm công việc sửa chữa cơ khí, điện của công ty đƣợc xếp lƣơng theo bảng này. Bậc tay nghề (bậc thợ) tƣơng ứng với bậc lƣơng. Thợ bậc 1 đƣợc xếp ở bậc 1/7, hệ số 1,67; bậc 2 có hệ số 1,96,… bậc cao nhất là 7/7 với hệ số 4,40 tƣơng ứng với sự đòi hỏi về trình độ tay nghề, kiến thức, kỹ năng cao nhất.

Bảng 3.2. Bảng lƣơng công nhân sản xuất bia

Ngành/Nhóm ngành Bậc/Hệ số, mức lƣơng 1 2 3 4 5 6

1. Chế biến lƣơng thực, thực phẩm

Nhóm II

(sản xuất bia, vận hành máy lạnh, xử lý nƣớc)

1,55 1,85 2,22 2,65 3,18 3,80

Nhóm III

(vận hành nồi hơi)

1,67 2,01 2,42 2,90 3,49 4,20

(Nguồn: Nghị định 205/2004/NĐ-CP, 2004)

Bảng 3.3. Bảng lƣơng nhân viên bảo vệ, bốc xếp

CHỨC DANH HỆ SỐ, MỨC LƢƠNG

1 2 3 4 5

I. GIAO NHẬN HÀNG HOÁ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Hệ số 1.75 2.15 2.70 3.20 3.75

II. BỐC XẾP

1. Cơ giới: Nhóm 1: lái xe nâng

- Hệ số 2.25 2.85 3.55 4.30

(Nguồn: Nghị định 205/2004/NĐ-CP, 2004)

Bảng 3.4. Bảng lƣơng nhân viên lái xe

Nhóm xe Hệ số, mức lƣơng

I II III IV

1. Xe con, xe tải

- Hệ số 2.18 2.57 3.05 3.60

(Nguồn: Nghị định 205/2004/NĐ-CP, 2004)

Bảng 3.5. Bảng lƣơng Ban Giám đốc, Kế toán trƣởng (Công ty hạng 2)

Stt Chức danh Bậc 1 2 1 Giám đốc 5,98 6,31 Hệ số 2 Phó Giám đốc 5,32 5,65 Hệ số 3 Kế toán trƣởng 4,99 5,32 Hệ số (Nguồn: Nghị định 205/2004/NĐ-CP, 2004)

Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dƣơng đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng doanh nghiệp là hạng II, do đó khi xếp lƣơng cho Ban Giám đốc, Kế toán trƣởng phải xếp theo hạng này. Các chức danh này chỉ có 2 bậc lƣơng tƣơng ứng với 2 hệ số lƣơng (bảng 3.5).

Tƣơng tự, chức danh chuyên viên, kỹ sƣ đƣợc xếp lƣơng tại Bảng lƣơng chuyên môn nghiệp vụ với 8 bậc, thấp nhất là 2,34 và cao nhất là 4,51 (bảng 3.6). (áp dụng giống nhƣ đối với cán bộ công nhân viên chức nhà nƣớc).

Bảng 3.6. Bảng lƣơng chuyên môn, nghiệp vụ

CHỨC DANH BẬC LƢƠNG

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1. Chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sƣ cao cấp

- Hệ số 5,58 5,92 6,26 6,60

2. Chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sƣ chính

- Hệ số 4,00 4,33 4,66 4,99 5,32 5,65

3. Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sƣ

- Hệ số 2,34 2,65 2,96 3,27 3,58 3,89 4,20 4,51

4. Cán sự, kỹ thuật viên

- Hệ số 1,80 1,99 2,18 2,37 2,56 2,75 2,94 3,13 3,32 3,51 3,70 3,89

(Nguồn: Nghị định /205/2004/NĐ-CP, 2004)

Bảng 3.7. Bảng lƣơng nhân viên phục vụ (văn thƣ, cấp dƣỡng, vệ sinh môi trƣờng)

CHỨC DANH BẬC LƢƠNG

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1. Nhân viên văn thƣ

- Hệ số 1,35 1,53 1,71 1,89 2,07 2,25 2,43 2,61 2,79 2,97 3,15 3,33 2. Nhân viên phục vụ (cấp dƣỡng, vệ sinh môi trƣờng) - Hệ số 1,00 1,18 1,36 1,54 1,72 1,90 2,08 2,26 2,44 2,62 2,80 2,98 (Nguồn: Nghị định /205/2004/NĐ-CP, 2004) 48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.8. Bảng phụ cấp chức vụ (công ty hạng 2) Chức danh Mức phụ cấp Trƣởng phòng, quản đốc 0,4 Phó trƣởng phòng, phó quản đốc 0,3 (Nguồn: Nghị định /205/2004/NĐ-CP, 2004)

Các trƣởng phòng, quản đốc sẽ đƣợc cộng thêm 0,4 vào hệ số lƣơng của mình, phó trƣởng phòng, phó quản đốc đƣợc thêm 0,3.

3.2.3.2. Từ năm 2013 đến nay

Khi Bộ luật Lao động 2012 ra đời kéo theo sự thay đổi của một số quy định, chính sách, trong đó có việc thay đổi về tiền lƣơng, buộc công ty phải có một số điêu chỉnh cho phù hợp với quy định của luật pháp. Công ty cần tự xây dựng hệ thống thang bảng lƣơng của mình, quy đổi từ hệ số sang tiền đồng theo đúng quy định của Nhà nƣớc, làm căn cứ để đóng bảo hiểm các loại.

Trƣớc mắt, việc điều chỉnh này công ty mới tạm thời thực hiện, chƣa xây dựng lại đƣợc hệ thống thang bảng lƣơng mới hoàn toàn cho mình vì không thực hiện kịp và chƣa muốn gây xáo trộn nhiều về mức tiền đóng bảo hiểm cho ngƣời lao động. Mức lƣơng mới đƣợc tính bằng cách lấy hệ số lƣơng cơ bản hiện hƣởng nhân với tiền lƣơng cơ sở (thời điểm này là 1.150.000 đồng). Cách làm này đƣợc áp dụng với các lao động có hệ số lƣơng hiện hƣởng từ 2,18 trở lên.

Cụ thể: Mức lƣơng mới = (hệ số lƣơng hiện hƣởng) x 1.150.000đ. Ví dụ: lao động có hệ số lƣơng 2,37 sẽ có mức lƣơng mới là:

2,37 x 1.150.000 = 2.725.500 đồng.

Tuy nhiên, với lao động có hệ số lƣơng dƣới 2,18 khi quy đổi sang mức lƣơng sẽ thấp hơn tiền lƣơng tối thiểu vùng. Do đó, các trƣờng hợp này cần phải đƣợc xét nâng lên mức cao hơn mức tối thiểu vùng. Cụ thể nhƣ sau: để đảm bảo mức lƣơng lớn hơn tiền lƣơng tối thiểu vùng do nhà nƣớc quy định là 2.400.000 đồng (vùng 2), công ty tạm điều chỉnh lên mức 2.553.000 đồng.

Hiện nay, hệ thống thang bảng lƣơng của công ty đƣợc thể hiện qua hệ thống bảng sau: lƣơng cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.9. Bảng lƣơng Ban Giám đốc, Kế toán trƣởng

ĐVT: 1.000 đồng Stt Chức danh Bậc 1 2 1 Giám đốc 6877.0 7256.5 Mức lƣơng 2 Phó Giám đốc 6118.0 6497.5 Mức lƣơng 3 Kế toán trƣởng 5738.5 6118.0 Mức lƣơng

(Nguồn: Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương, 2013)

Bảng 3.10. Bảng phụ cấp chức vụ

ĐVT: 1.000 đồng

Stt Chức danh Mức phụ cấp

1 Trƣởng phòng, quản đốc 460

2 Phó Trƣởng phòng, phó quản đốc 345

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.11. Bảng lƣơng chuyên môn, nghiệp vụ

ĐVT: 1000 đồng Stt Chức danh Bậc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Chuyên viên chính, kỹ sƣ chính 4600.0 4979.5 5359.0 5738.5 6118.0 6497.5 2 Chuyên viên, kỹ sƣ 2840.5 3047.5 3404.0 3760.5 4117.0 4473.5 4830.0 5186.5 3 Cán sự, kỹ thuật viên 2587.5 2725.5 2944.0 3162.5 3381.0 3599.5 3818.0 4036.5 4255.0 4473.5

(Nguồn: Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương, 2013)

Bảng 3.12. Bảng lƣơng công nhân sản xuất và phục vụ

ĐVT: 1.000 đồng

Stt Chức danh Bậc

1 2 3 4 5 6 7 8 9

1 Cơ khí, điện 2656.5 3116.5 3668.5 4301.0 5060.0

2 Sản xuất bia, xử lý nƣớc, vận hành máy lạnh 2576.0 3047.5 3657.0 4370.0

3 Vận hành nồi hơi đốt than 2783.0 3335.0 4013.5 4830.0

4 Bảo vệ 2576.0 3162.5 3680.0 4312.5

5.1 Lái xe nâng 2587.5 3277.5 4082.5 4945.0

5.2 Lái xe con, xe tải 2587.5 2955.5 3507.5 4140.0

6 Cấp dƣỡng, vệ sinh môi trƣờng 2415.0 2599.0 2806.0 3013.0 3220.0 3427.0 3634.0 3841.0 4048.0

(Nguồn: Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương, 2013)

3.2.4. Quy chế trả lương

Công tác định mức vẫn đƣợc giữ nguyên, không thay đổi (vẫn phù hợp và sát với thực tế của công ty). Cụ thể nhƣ sau:

Với công suất thiết kế của công ty là 50 triệu lít/năm, sản lƣợng định mức để

tính lƣơng hàng tháng cho ngƣời lao động công ty là Qđm = 4.000.000 lít. Thời gian

làm việc tiêu chuẩn của ngƣời lao động là Ntc = 26. Số lao động hiện bố trí tại các

bộ phận, tổ, ca sản xuất là lao động định mức.

Năm 2013, công ty đã xây dựng cách trả lƣơng mới thay thế cách trả lƣơng đã áp dụng từ năm 2004 đến năm 2012. So với cách trả lƣơng cũ, cách tính lƣơng từ năm 2013 đã khắc phục đƣợc một số nhƣợc điểm.

3.2.4.1. Cách tính lương từ năm 2004 - 2012

a) Đối với bộ phận quản lý, chuyên môn nghiệp vụ:

TLi = (Hcbi + Hcvi) x TLmin x (Qtt/Qđm) x (Ntti/Nđm) x Ki

Trong đó: + TLi: Tiền lƣơng của ngƣời thứ i

+ Hcbi: Hệ số lƣơng cơ bản của ngƣời thứ i + Hcvi: Hệ số công việc của ngƣời thứ i

+ TLmin: Mức tiền lƣơng tối thiểu do công ty quy định + Qtt: Sản lƣợng bia tiêu thụ trong tháng

+ Qđm: Sản lƣợng tiêu thụ định mức/tháng = 4 triệu lít. + Ntti: Ngày công thực tế của ngƣời thứ i

+ Ntc: Ngày công tiêu chuẩn. Ntc = 26.

+ Ki: Hệ số hoàn thành công việc của ngƣời thứ i b) Đối với bộ phận sản xuất trực tiếp và phục vụ:

Công ty áp dụng chế độ trả lƣơng khoán sản phẩm với các bộ phận này. Cụ thể: TLtổ = (∑(Hcbi + Hcvi)x TLmin) x Qtt/Qđm

TLi = TLtổ/∑(Hcbi x Ntti) x Ntti x Ki

Trong đó:

+ TLtổ: Tiền lƣơng khoán của tổ. + TLi: Tiền lƣơng của ngƣời thứ i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

+ Hcvi: Hệ số công việc của ngƣời thứ i

+ TLmin: tiền lƣơng tối thiểu do Nhà nƣớc quy định + Qtt: Sản lƣợng bia tiêu thụ trong tháng

+ Qđm: Sản lƣợng tiêu thụ định mức/tháng = 4 triệu lít. + Ntti: Ngày công thực tế của ngƣời thứ i

+ Ki: Hệ số hoàn thành công việc của ngƣời thứ i c) Tính hệ số công việc

Công ty có bảng tính hệ số công việc cụ thể cho từng vị trí, từng công việc bằng phƣơng pháp cho điểm dựa vào các yếu tố của công việc đó. Mỗi công việc đƣợc xét trên 5 yếu tố, cụ thể:

+ Mức độ tác động của công chiếm tỷ lệ 30% trong tổng điểm của các yếu tố; + Yêu cầu về trình độ chuyên môn: 25%;

+ Tính chất công việc: 25%; + Mức độ phối hợp: 14%; + Điều kiện làm việc: 6%

Các chức danh công việc cụ thể của công ty gồm có:

- Ban Giám đốc (Giám đốc, phó Giám đốc); Kế toán trƣởng - Trƣởng phòng, Quản đốc; Phó trƣởng phòng, Phó quản đốc - Chuyên viên, kỹ sƣ; Cán sự, kỹ thuật viên

- Vận hành chính (các công việc: nấu, nghiền, lên men, lọc, chiết, vận hành dây chuyền chiết, nồi hơi, máy lạnh, hệ xử lý nƣớc…), sửa chữa chính (cơ điện)

- Vận hành phụ (các công việc: nấu, nghiền, lên men, lọc, chiết, vận hành dây chuyền chiết, nồi hơi, máy lạnh, hệ xử lý nƣớc…), phụ sửa chữa cơ điện

- Nhân viên phục vụ: thủ kho, thủ quỹ, lái xe (lái xe con, lái xe tải, lái xe nâng hàng), bốc xếp thủ công, bảo vệ, cấp dƣỡng, vệ sinh môi trƣờng

Sau khi đƣa ra thảo luận trong các cuộc họp chuyên đề về xây dựng quy chế lƣơng, công ty đã tổng hợp và tính điểm cụ thể cho từng chức danh nhƣ sau:

Bảng 3.13. Bảng tính hệ số công việc Chức danh Mức độ tác động của công việc Yêu cầu về trình độ chuyên môn Tính chất công việc Mức độ phối hợp Điều kiện làm việc Tổng điểm Tỷ lệ các yếu tố 0.30 0.25 0.25 0.14 0.06 1.0 1 Giám đốc 10 10 10 10 5 9.7 2 Phó Giám đốc 8 9 8.2 9 5 8.3 3 Kế toán trƣởng 7.5 9 8 8.3 5 8.0 4 Trƣởng phòng, Quản đốc 6 7.5 6 7.3 5.5 6.5 5 Phó Trƣởng phòng, Phó quản đốc 5.5 7 5.5 7.5 5.7 6.2 6 Kỹ sƣ, chuyên viên 4.5 5 4.7 6.8 6 5.1 7 Cán sự, kỹ thuật viên 4.2 4.5 4 6.8 6 4.7 8 Thủ quỹ 3.7 2 2.5 4 6.8 3.2 9 Thủ kho 3.7 2 2.5 5.5 6.8 3.4 10 Bảo vệ 3 2 2.5 5 6.2 3.1

11 Lái xe con, lái xe tải 3.7 3 3 4.2 7 3.6

12 Cấp dƣỡng 2.6 2 2 2 7 2.5

13 Vệ sinh môi trƣờng 2 2 2 2 5.4 2.2

14

Vận hành chính,

sửa chữa cơ điện chính 3.5 3 3.3 4.2 6 3.6

15

Vận hành phụ,

phụ sửa chữa cơ điện 3.3 2.8 2.8 4 6.2 3.3

16 Bốc xếp thủ công 3.0 2 2.5 2 7 2.7

17 Lái xe nâng 3.3 2.4 2.8 3 7 3.1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Với hệ số công việc thấp nhất là 2,20 để đảm bảo tiền lƣơng, thu nhập ổn định cho ngƣời lao động, công ty đã chọn mức tiền lƣơng tối thiểu là 1.200.000 đồng để làm cơ sở tính lƣơng, đơn giá tiền lƣơng cho ngƣời lao động.

d) Ví dụ về bảng tính lƣơng cụ thể.

Giả sử: Sản lƣợng tiêu thụ trong tháng đạt 5.000.000 lít; Ngày công thực tế làm việc của mỗi cá nhân nhƣ nhau, giả sử Ntti = 22;

Hệ số thực hiện công việc của mỗi cá nhân Ki = 1,0.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị tiền lƣơng tại công ty cổ phần bia hà nội hải dƣơng (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)