Yếu tố ảnh hƣởng đến tiền lƣơng và công tác Quản trị tiền lƣơng tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị tiền lƣơng tại công ty cổ phần bia hà nội hải dƣơng (Trang 73)

5. Kết cấu của luận văn

3.3. Yếu tố ảnh hƣởng đến tiền lƣơng và công tác Quản trị tiền lƣơng tạ

ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dƣơng

3.3.1. Môi trường bên ngoài

3.3.1.1. Tình hình kinh tế và thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Hải Dƣơng là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, định hƣớng phát triển công nghiệp gồm có khu công nghiệp và các cụm công nghiệp. Đến nay Hải

Dƣơng đã quy hoạch 11 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.719 ha. Với chính sách thông thoáng, ƣu đãi các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, với lợi thế vị trí thuận lợi, Hải Dƣơng đã thu hút nhiều nhà đầu tƣ vào khu công nghiệp. Trên địa bàn tỉnh có 236 dự án FDI của các nhà đầu tƣ đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 5,650 tỷ USD. Do đó, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lƣợng cao luôn là một vấn đề đáng quan tâm của các doanh nghiệp trên địa bàn. Để có thể gìn giữ và thu hút lao động giỏi, phù hợp với mình, công ty cần có chế độ tiền lƣơng thỏa đáng, có tính khuyến khích cao với ngƣời lao động. Vì nếu doanh nghiệp trả thấp hơn mức lƣơng bình quân trên thị trƣờng, hoặc chế độ tiền lƣơng chƣa thỏa đáng, môi trƣờng làm việc chƣa tốt… sẽ không thu hút đƣợc lao động, hoặc ngƣời lao động sẽ bỏ việc để đến với các đơn vị có mức lƣơng hấp dẫn hơn.

3.3.1.2. Sự khác biệt về tiền lương theo ngành, vùng, văn hóa…

Tiền lƣơng của công ty cần đảm bảo luôn lớn hơn tiền lƣơng tối thiểu vùng mà Nhà nƣớc đã quy định cho vùng II. Tại mỗi vùng lãnh thổ, địa lý khác nhau ngƣời lao động sẽ có cách nhìn nhận về tiền lƣơng và cách chi tiêu khác nhau. Tuy nhiên, tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động cần đảm bảo giúp họ tái tạo sức lao động, phù hợp với văn hóa của khu vực mình sinh sống.

3.3.1.3. Tổ chức công đoàn, luật pháp và quy định của Nhà nước

Nhà nƣớc ban hành Bộ luật Lao động cùng các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn quy định về tiền lƣơng của ngƣời lao động buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ đúng các quy định đó. Vai trò của tổ chức công đoàn ngày càng đƣợc đề cao hơn trong việc bảo đảm quyền lợi cho ngƣời lao động. Vì thế, để đảm bảo thực hiện đúng các quy định đó, công ty đã ban hành quy chế đối thoại tại nơi làm việc, tổ chức các buổi thƣơng lƣợng tập thể… để tất cả cán bộ công nhân viên công ty đều hiểu quy chế lƣơng, đƣợc đóng góp ý kiến của mình, thắc mắc và giải đáp các thắc mắc có liên quan đến tiền lƣơng và thu nhập.

3.3.1.4. Tình trạng của nền kinh tế

Khi nền kinh tế phát triển nhanh, sức cầu trên thị trƣờng tăng lên, sản phẩm tiêu thụ đƣợc nhiều hơn, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tăng, quỹ lƣơng của ngƣời lao động cũng tăng lên. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế rơi vào khủng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

hoảng hoặc phát triển chậm, thu nhập, đời sống của ngƣời lao động giảm, cầu về sản phẩm bia giảm dẫn đến việc công ty gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, tiền lƣơng của ngƣời lao động vì thế cũng thấp hơn. Mặt khác, khi nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân trên thị trƣờng lao động tăng lên, khi đó, công ty không thể trả lƣơng thấp hơn mức lƣơng thịnh hành trên thị trƣờng vì nhƣ vậy sẽ không có khả năng tạo động lực cho ngƣời lao động, không giữ đƣợc họ ở lại với mình.

3.3.2. Yếu tố thuộc về tổ chức

3.3.2.1. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Theo bộ phận điều tra nghiên cứu của Kirin Holdings - công ty bia lớn và nổi

tiếng tại Nhật Bản, Việt Nam nằm trong tốp đầu các nƣớc tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới với sản lƣợng 3,1 tỷ lít bia trong năm 2014 với mức tiêu thụ tăng 15%

(http://www.tinmoi.vn/viet-nam-thuoc-nhom-nuoc-tieu-thu-bia-nhieu-nhat-the-gioi). Sản lƣợng bia tiêu thụ tại địa bàn tỉnh Hải Dƣơng và một số vùng lân cận ngày càng gia tăng. Với dự báo về tƣơng lai của ngành sản xuất bia nhƣ vậy, công ty có cơ sở để đƣa ra định hƣớng phát triển trong giai đoạn tới là tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, tăng chất lƣợng để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Bia là mặt hàng giải khát mang tính mùa vụ cao, đặc biệt đối với các tỉnh phía Bắc. Từ tháng 4 đến tháng 10, sản lƣợng tiêu thụ tăng gấp nhiều lần khoảng thời gian còn lại, do đó, thu nhập của ngƣời lao động cũng có sự khác biệt rõ rệt trong hai giai đoạn này.

3.3.2.2. Người lao động và tình trạng thiết bị, công nghệ của công ty

Kết quả sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào trình độ tay nghề ngƣời lao động và trình độ của máy móc thiết bị của công ty. Nếu ngƣời lao động có tay nghề, kỹ năng, trình độ cao, hệ thống máy móc thiết bị hiện đại sẽ tạo ra năng suất lao động lớn, tƣơng ứng là số tiền nhận đƣợc cao và ngƣợc lại. Trong những năm gần đây, công ty chú trọng đầu tƣ theo chiều sâu, hiện đại hóa thiết bị nhƣ hệ thống nấu, nghiền tự động, hệ thống máy lạnh, máy nén khí, hệ thu hồi CO2 300 kg/giờ, dây chuyền chiết tự động… Nhờ thế, năng suất lao động cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm tăng, tiết kiệm đƣợc nhiên, nguyên vật liệu. Trình độ tay nghề, kỹ năng của ngƣời lao động đƣợc cải thiện, việc thực hiện công việc tốt hơn.

Công ty đã xây dựng đầy đủ các hệ thống văn bản có liên quan đến công tác quản trị tiền lƣơng, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Nhà nƣớc và pháp luật. Môi trƣờng làm việc ngày càng đƣợc cải thiện, hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại, cùng với đó là bầu không khí của công ty thân thiện, điều đó đã tác động không nhỏ tới sự thực hiện công việc của mỗi ngƣời lao động, góp phần tăng năng suất, tăng hiệu quả công việc, tiết kiệm chi phí.

3.3.2.4. Cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty có sự phân công công việc cụ thể, không chồng chéo, cách giao việc hiệu quả, do đó ngƣời quản lý trực tiếp dễ đánh giá đƣợc cấp dƣới. Mỗi công việc đều đƣợc thể hiện chi tiết qua bản mô tả công việc, nhiệm vụ từng vị trí cụ thể đƣợc phân công rõ ràng. Việc xây dựng hệ thống thang bảng lƣơng cần phải dựa vào bản mô tả công việc và các yêu cầu của công việc với ngƣời lao động. Do đó, với cơ cấu tổ chức càng đơn giản, cụ thể, ít chống chéo thì việc xây dựng thang bảng lƣơng càng dễ dàng và chính xác hơn.

3.3.2.5. Khả năng chi trả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

Cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu hàng năm tiếp tục tăng nhờ số lợi nhuận để lại của năm trƣớc. Công ty không có vay nợ, khả năng thanh toán cao.

Một số chỉ tiêu cụ thể nhƣ sau:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu : 15,5 %

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản : 13,8 %

Hệ số thanh toán hiện thời : 6,7 lần

Hệ số thanh toán nhanh : 4,6 lần

(Nguồn:Báo cáo thường niên công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương, 2014)

Công ty không nợ đọng lƣơng của ngƣời lao động, các chế độ khác đƣợc thanh toán đúng theo quy định, đảm bảo đời sống thu nhập ổn định.

3.3.2.6. Quan điểm, triết lý trong việc trả lương của người lãnh đạo và đội ngũ cán bộ làm công tác quản trị nhân lực

Đây là yếu tố có ảnh hƣởng không nhỏ tới công tác quản trị tiền lƣơng của công ty. Nếu ngƣời lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền sẽ khó khăn hơn trong việc đổi mới hệ thống tiền lƣơng. Ngƣời lãnh đạo cần nắm bắt đƣợc đặc điểm, tình hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

của mỗi công việc, thấu hiểu tâm tƣ nguyện vọng của ngƣời lao động, mặt khác cũng cần tham khảo các cơ chế, chính sách trả lƣơng hiện có trên thị trƣờng để đƣa ra quan điểm phù hợp nhất với đơn vị mình, tránh tƣ tƣởng bảo thủ, lạc hậu.

Cán bộ làm công tác quản trị tiền lƣơng cần cập nhật nhanh chóng, chính xác các quy định của Nhà nƣớc để kịp thời tham mƣu, đề xuất ý kiến với ban lãnh đạo trong việc sửa đổi các nội dung cho phù hợp với quy định của pháp luật và đặc điểm tình hình của công ty. Đây cũng là đầu mối thông tin, truyền đạt, hƣớng dẫn, giải đáp các thắc mắc của các bộ phận và của ngƣời lao động về những nội dung có liên quan đến cơ chế chính sách về tiển lƣơng một cách trung thực, cụ thể và chính xác. Vì vậy, ngoài các kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần có đòi hỏi đội ngũ này phải có sự nhiệt tình, trung thực trong công việc.

3.4. Đánh giá về thực trạng công tác Quản trị tiền lƣơng tại công ty

3.4.1. Những mặt đạt được

3.4.1.1. Tuân thủ đúng quy định về các chế độ tiền lương của Nhà nước

Thu nhập ngƣời lao động nhận đƣợc hàng tháng luôn cao hơn mức lƣơng tối thiểu vùng và ở mức cao so với mặt bằng chung của ngƣời dân trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng và công ty không có sự biến động lớn về lao động. Điều đó đƣợc thể hiện trong hai bảng sau:

Bảng 3.16. Thu nhập bình quân của ngƣời lao động giai đoạn 2010 - 2014

Đvt: triệu đồng

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Thu nhập bình quân 7,6 7,6 7,8 8,0 8,1

(Nguồn: Báo cáo lao động - thu nhập của công ty giai đoạn 2010 - 2014, 2014)

Bảng 3.17. Sự biến động về lao động từ 2011 - 2014

Năm

Lao động tăng Lao động giảm Số lƣợng Trình độ Số lƣợng Nguyên nhân 2011 2 Đại học: 1 Cao đẳng: 1 2 Nghỉ chế độ: 2 (100%) 2012 3 Cao đẳng: 3 5 Nghỉ chế độ: 5 (100%)

2013 3 Thạc sỹ: 1 Đại học: 1 Công nhân: 1 3 Nghỉ chế độ: 2 (66,7%) Chuyển công tác: 1 (33,3%) 2014 6 Đại học: 5 Cao đẳng: 1 7 Nghỉ chế độ: 6 (85,7%) Chuyển công tác: 1 (14,3%) Tổng số 15 Thạc sỹ: 1 Đại học: 8 Cao đẳng: 6 20 Nghỉ chế độ: 18 (90%) Chuyển công tác: 2 (10%) - (lý do gia đình ở xa)

(Nguồn: Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương, 2014)

Khi xây dựng các chính sách về quản trị tiền lƣơng, công ty đều tổ chức các buổi họp, hội thảo chuyên đề. Nội dung đƣợc phòng TCLĐHC phổ biến, giải thích, các bộ phận sẽ triển khai phổ biến, giải thích, tiếp nhận các ý kiến phản hồi, nhận xét của ngƣời lao động và gửi lại phòng TCLĐHC tổng hợp, tiếp tục họp để xem xét, thống nhất. Quy trình này đƣợc tiến hành từ 2 đến 3, 4 lần cho đến khi ban hành chính thức. Nhƣ vậy, các chính sách về tiền lƣơng đƣợc công khai và phổ biến rộng rãi và có tham khảo ý kiến của toàn thể ngƣời lao động trong công ty.

3.4.1.2. Tiền lương của người lao động gắn liền với năng suất và hiệu quả kinh doanh của công ty

Tiền lƣơng đƣợc tính theo năng suất lao động và kết quả tiêu thụ trong tháng, gồm 2 phần là lƣơng cố định và lƣơng sản phẩm, gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Khi thay đổi quy chế lƣơng năm 2013, công ty đã có cải tiến nhằm ổn định thu nhập cho ngƣời lao động. So sánh: với mức sản lƣợng tiêu thụ của một tháng là 800.000 lít. Một ngƣời lao động với mức lƣơng là 2.944.000 đồng, hệ số công việc là 3,51 (giả sử ngày công thực tế = ngày công tiêu chuẩn) thì tiền lƣơng nhận đƣợc nhƣ sau:

+ Theo quy chế lƣơng cũ: TL = (2,56 + 4,7) x 300 x 800 = 1.742.400 đồng. + Theo quy chế lƣơng 2013: TL = (2.944.000 x 0,7) + (4,7 x 300 x 800) = 3.188.800 đồng

Theo phƣơng án trả lƣơng mới, tiền lƣơng của ngƣời lao động vừa đảm bảo đúng quy định của Nhà nƣớc, vừa đảm bảo thu nhập cho ngƣời lao động. Công ty đã điều chỉnh cách phân phối tiền lƣơng nhằm tạo sự hài hòa, ổn định trong thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

nhập. So với cách thức trả lƣơng cũ thì tiền lƣơng của ngƣời lao động giảm bớt vào các tháng cao điểm nhằm bù lƣơng cho tháng thấp điểm, vẫn đảm bảo tổng quỹ lƣơng đã đƣợc phê duyệt theo đơn giá.

3.4.1.3. Việc trả lương của công ty đã hướng đến trả lương theo công việc

Ngƣời lao động làm việc gì đƣợc trả tiền lƣơng mềm theo công việc đó, không tính đến thâm niên trong công việc. Trƣớc kia do tính thâm niên cao nên sự chênh lệch về lƣơng giữa lao động bậc cao và lao động bậc thấp rất lớn. Cụ thể: so sánh

tiền lƣơng của 2 ngƣời lao động cùng làm 1 công việc nhƣ nhau, Ntt nhƣ nhau, 1 lao

động có hệ số lƣơng là 3,80 (tƣơng ứng với mức lƣơng 4.370.000 đồng) và 1 lao động có hệ số lƣơng là 2,37 (tƣơng ứng mức lƣơng 2.725.500 đồng), hệ số lƣơng mềm là 3,30; sản lƣợng tiêu thụ trong tháng là 4.000.000 lít.

- Theo quy chế lƣơng mới:

TL1 = (2.725.500 x 0,7) + (3,3 x 300 x 4.000) = 5.867.850 đồng

TL2 = (4.370.000 x 0,7) + (3,3 x 300 x 4.000) = 3.062.960 đồng

Chênh lệch giữa 2 ngƣời là 1.151.150 đồng - Theo quy chế lƣơng cũ:

TL1 = (2,37 + 3,3) x 300 x 4.000 = 3.402.000 đồng

TL2 = (3,8 + 3,3) x 300 x 4.000 = 4.260.000 đồng

Chênh lệch giữa hai ngƣời là 858.000 đồng, đã đƣợc giảm bớt.

3.4.1.4. Trả lương theo thực hiện công việc của người lao động, có quy chế thưởng/ phạt rõ ràng

Công ty có đánh giá kết quả thực hiện công việc của ngƣời lao động trong tháng trên 2 phƣơng diện là việc thực hiện công việc và việc thực hiện nội quy, quy chế của công ty (Phụ lục 2). Việc chấm điểm nhằm đánh giá chính xác kết quả thực hiện công việc và ý thức của ngƣời lao động, nhằm giúp ngƣời sử dụng lao động đánh giá đúng thái độ và trình độ tay nghề, chuyên môn của họ; khuyến khích ngƣời lao động thực hiện tốt công việc, Việc đánh giá phần nào đã chỉ ra đƣợc đúng kết quả lao động của mỗi cá nhân.

3.4.2. Những hạn chế, tồn tại

Quý I, IV do thời tiết không thuận lợi (nhiệt độ thấp, mƣa phùn…) nên thu nhập giảm đáng kể vào thời gian này. Sản lƣợng tiêu thụ bình quân/tháng trong quý I và IV thấp hơn rất nhiều lần so với quý II và III, cụ thể:

Bảng 3.18. Sản lƣợng tiêu thụ giai đoạn 2013 - 2015

ĐVT: triệu lít

Năm Quý I Quý II Quý III Quý IV

2013 4,8 15,2 19,8 5,1

2014 4,3 16,1 20,1 6,0

Dự kiến 2015 4,4 16,5 21,0 6,1

(Nguồn: Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương, 2013-2014)

Trong những tháng cao điểm (quý II, III), tiền lƣơng mềm thƣờng cao hơn nhiều lần so với các tháng còn lại do phụ thuộc vào sản lƣợng tiêu thụ.

Ví dụ: Một lao động có đơn giá lƣơng mềm là 1.000 đồng/1.000 lít; K = 1,0; + Ntt = Ntc

Khi đó, Qtt = 1 triệu lít thì: TLm1 = 1.000 x 1.000 = 1.000.000 đồng Qtt = 5 triệu lít thì TLm2 = 1.000 x 5.000 = 5.000.000 đồng.

Sự chênh lệch quá lớn dẫn đến thu nhập của ngƣời lao động không đƣợc đảm bảo vào những tháng thấp điểm. Với một số lao động có mức lƣơng thấp thì thu nhập của họ còn thấp hơn tiền lƣơng tối thiểu vùng Nhà nƣớc quy định. Điều này là cần đƣợc thay đổi nhằm đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật về lao động của Nhà nƣớc cũng nhƣ ổn định thu nhập cho ngƣời lao động.

Khi đƣợc khảo sát, ở câu hỏi số 2 có 75,8% ngƣời đƣợc hỏi cho rằng cách trả lƣơng nhƣ hiện nay là không phù hợp, cụ thể có tháng lƣơng rất cao, có tháng lại rất thấp, thu nhập bấp bênh, không ổn định.

3.4.2.2. Sự chênh lệch tiền lương giữa các lao động cùng một công việc

Sự chênh lệch tiền lƣơng không nhỏ giữa những ngƣời lao động cùng làm một công việc nhƣ nhau nhƣng ngƣời có mức lƣơng cao sẽ có tổng lƣơng cao hơn. Cách trả lƣơng này cũng đƣợc nhận xét là không phù hợp (75,8%) với lý do đƣợc đƣa ra ở câu hỏi thứ 2 khi khảo sát là sự chênh lệch về tiền lƣơng của lao động làm cùng 1 công việc vẫn cao (điểm không phù hợp thứ 2).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Theo nhƣ so sánh ở trên: tiền lƣơng của những lao động trong cùng một tổ vẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị tiền lƣơng tại công ty cổ phần bia hà nội hải dƣơng (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)