Bài học về công tác quản lý chi NSNN cho tỉnhBắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 34)

5. Kết cấu luận văn

1.3.2. Bài học về công tác quản lý chi NSNN cho tỉnhBắc Kạn

học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN cho tỉnh Bắc Kạn, phát huy được vai trò của chính quyền địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính đồng thời phát huy được tính chủ động, tính chịu trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách, cụ thể:

Thứ nhất, phải xác định được mục tiêu ưu tiên trong chi NSNN. Trong khâu lập và phân bổ dự toán chi NS cần cân đối nguồn lực hợp lý để bố trí nguồn chi cho các mục tiêu ưu tiên, nhất là chi cho mục tiêu ĐTPT phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh, chú trọng ĐTPT kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng khả năng cân đối thu - chi NSNN, tăng quyền chủ động của địa phương.

Thứ hai, phải đảm bảo cân đối CTX và chi ĐTPT. Trong quản lý chi ĐTPT phải hạn chế tình trạng phân bổ vốn dàn trải, dẫn đến chậm tiến độ thi công các công trình và nợ đọng XDCB kéo dài, ngăn ngừa hành vi gây thất thoát, lãng phí do áp sai đơn giá, lập dự toán kinh tế, kỹ thuật chưa sát với thực tế...

Thứ ba, tích cực khuyến khích các đơn vị sử dụng NS thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, về thực hiện nhiệm vụ, quản lý biên chế và kinh phí. Cần khuyến khích nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí do NSNN cấp nhằm phát huy tối đa khả năng huy động nguồn thu của các đơn vị, xóa bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại vào NSNN. Các đơn vị hành chính sự nghiệp phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, đưa các phương án tiết kiệm CTX vào chương trình hành động. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế khoán chi hành chính đi đôi với khoán biên chế trong các cơ quan hành chính.

Thứ tư, tăng cường thẩm quyền, trách nhiệm cho cán bộ quản lý tài chính để họ chủ động, tự do và linh hoạt hơn trong quản lý điều hành. Các cơ quan đầu tỉnh cần thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý chi NS cho chính quyền cấp huyện trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho cấp huyện phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng một cách hiệu quả nguồn lực tài chính, cho phép thi hành những biện pháp tài chính cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế từng huyện, quận, thành phố.

Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện tốt kỷ cương tài chính; phấn đấu thực hiện mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát

lãng phí đối với các khoản chi, bảo đảm tính công khai minh bạch. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những người chi sai chế độ, chính sách, những hành vi tham ô, tham nhũng làm lãng phí, thất thoát công quỹ.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Xuất phát mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ phải làm rõ và trả lời được các câu hỏi sau:

- Các cơ sở lý luận và thực tiễn nào được sử dụng để nghiên cứu thực trạng quản lý chi NSNN trên địa bàn cấp tỉnh.

- Thực trạng công tác quản lý quản lý chi NSNN tại tỉnh Bắc Kạnnhư thế nào? Những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân gây ra các tồn tại hạn chế trong công tác quản lý chi NSNN ở Bắc Kạn.

- Những giải pháp nào nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại tỉnh Bắc Kạntrong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Nguồn số liệu

* Nguồn số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài.Các thông tin được thu thập từ:

- Các tài liệu thống kê đã công bố về quản lý chi NSNN cấp tỉnh.

- Các nguồn thông tin về kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Kạn được thu thập từ các báo cáo thường niên của Sở Tài chính tỉnh Bắc Kạn, cục thống kê tỉnh Bắc Kạn, báo cáo của Sở Kế hoạch - Đầu tư, UBND tỉnh Bắc Kạn, các tạp chí và báo cáo chuyên ngành...

* Nguồn số liệu sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp là các số liệu được tác giả trực tiếp điều tra và xử lý nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Đối tượng điều tra gồm:

- Cán bộ, công chức, viên chức quản lý chi ngân sách tại cấp tỉnh và cấp huyện. - Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chi NSNN tại các đơn vị dự toán cấp I thuộc cấp tỉnh và cấp huyện.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế. Số liệu khảo sát thực tế từ nguồn dữ liệu thứ cấp.

Tác giả trực tiếp đến Sở tài chính tỉnh Bắc Kạn để thu thập tài liệu. Kết hợp thu thập tài liệu qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình và đặc biệt trên internet qua các cổng thông tin điện tử của tỉnh Bắc Kạn. Thông tin trên các Website của các địa phương trong nước về quản lý chi NSNN cấp tỉnh; Bài học kinh nghiệm quản lý chi NSNN có ý nghĩa áp dụng với tỉnh Bắc Kạn.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ quá trình tính toán, nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại tỉnh Bắc Kạn, tác giả đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu cho đối tượng điều tra sau đó thu về và tiến hành xử lý số liệu.

+ Chọn mẫu điều tra:

- Cán bộ, công chức, viên chức quản lý chi ngân sách tại cấp tỉnh và cấp huyện. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức quản lý chi ngân sách là 63 người, trong đó Sở Tài chính: 23 người, các Phòng Tài chính - Kế hoạch: 40 người (bình quân 5 người/Phòng x 8 Phòng = 40 người). Tác giả tiến hành điều tra toàn bộ 63 người.

- Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chi NSNN tại các đơn vị dự toán cấp I thuộc cấp tỉnh và cấp huyện. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chi NSNN tại các đơn vị dự toán cấp I là 500 người, trong đó cấp tỉnh 100 người (đối tượng là Thủ trưởng đơn vị và kế toán, cấp tỉnh có 50 đơn vị dự toán cấp I), cấp huyện 400 người (đối tượng là Thủ trưởng đơn vị và kế toán, bình quân mỗi huyện 25 đơn vị x8 huyện, thành phố x 2 người/đơn vị= 400 người).

Như vậy, với số lượng mẫu trong tổng thể đã biết trước là 500, tác giả sử dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:

n = N/(1+N*e2)

n: Số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu

e: Sai số cho phép (trong trường hợp số lượng mẫu nhỏ, ta chọne = 5%) Như vậy quy mô mẫu của luận văn như sau:

n =500/(1+500*0,052)=222,2

Để thuận tiện trong các tính toán và giảm độ sai số chúng ta làm tròn số mẫu điều tra n = 222.

+ Phương pháp điều tra:

Tác giả dùng một hệ thống các câu hỏi theo những nội dung xác định nhằm thu thập thông tin khách quan liên quan đến các tiêu chí tổng hợp của bảng hỏi (phương pháp điều tra bằng An - két) người được hỏi sẽ trả lời bằng cách viết trong một thời gian nhất định. Phương pháp này cho phép điều tra, thăm dò ý kiến đồng loạt nhiều người nên tác giả đã sử dụng phương pháp này.

+ Nội dung phiếu điều tra:

Phiếu điều tra được xây dựng chung cho cán bộ quản lý và cán bộ thực hiện chi ngân sách. Trong đó:

Phiếu điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:

Phần I: Thông tin cá nhân (đơn vị) của người (đơn vị) tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, trình độ đào tạo, chức vụ, thời gian công tác.

Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được lựa chọn từ phần vấn đề cần giải quyết, xoay quanh vấn đề: thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại tỉnh Bắc Kạn.

Việc chuẩn bị phiếu điều tra và nội dung của phiếu điều tra dựa vào mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu của việc điều tra. Đối với một số tiêu chí đánh giá người được hỏi sẽ đánh giá và xếp hạng từ 1 đến 5 tương ứng: Rất đồng ý, đồng ý, tương đối đồng, không đồng ý, rất không đồng ý.

+ Tổ chức điều tra:

Mỗi đối tượng trong mẫu được chọn điều tra tác giả phát 1 phiếu điều tra. Phương pháp điều tra được thực hiện đan xen, kết hợp giữa phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu gửi lại rồi thu phiếu sau.

nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

STT Mức độ Điểm đánh giá Mô tả/ý nghĩa

1 Rất không đồng ý Từ 1,0 đến 1,8 Công tác quản lý NS rất thiếu hiệu quả

2 Không đồng ý Từ 1,81 đến 2,6

Không đạt được như mong muốn

3 Tương đối đồng ý Từ 2,61 đến 3,4

Thực hiện ở mức vừa

4 Đồng ý Từ 3,41 đến

4,2

Thực hiện quản lý tốt

5 Rất đồng ý Từ 4,21 đến 5 Thực hiện tốt hơn so với yêu cầu

2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu nhập xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Cụ thể thu thập và phân tích số liệu chi ngân sách địa phương giai đoạn 2015-2017 để tính toán chi ngân sách bình quân theo năm, tỷ lệ chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu chi ngân sách giữa các năm của giai đoạn 2015-2017. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu về công tác quản lý chi NSNN tại tỉnh Bắc Kạnnăm 2016 tăng trưởng tuyệt đối, tương đối so với năm 2015, năm 2017 tăng

trưởng tuyệt đối, tương đối so với năm 2015, 2016.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích tổng hợp là chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó. Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhằm phân chia các nội dung của công tác quản lý chi NSNN thành các vấn đề nhỏ, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy bằng cách tổng hợp và đúc kết lại.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu về kết quả chi NSNN

Đánh giá kết quả chi NSNN bao gồm các chỉ tiêu:

- Cơ cấu chi theo lĩnh vực:

Cơ cấu chi theo lĩnh vực (%) = Số chi theo từng lĩnh vực năm i x 100% Tổng chi ngân sách năm i

Chỉ tiêu này nhằm phản ánh cơ cấu chi theo lĩnh vực mà tỉnh Bắc Kạn sử dụng nguồn chi ưu tiên cho lĩnh vực nào nhất.

- Cơ cấu chi theo ngành nghề:

Cơ cấu chi theo ngành nghề (%) = Số chi theo ngành nghề năm i x 100% Tổng chi ngân sách năm i

Chỉ tiêu này nhằm phản ánh cơ cấu chi theo ngành nghề mà tỉnh Bắc Kạn sử dụng nguồn chi ưu tiên cho lĩnh vực nào nhất.

- Cơ cấu chi theo nội dung chuyên môn:

Cơ cấu chi theo nội dung chuyên môn (%) =

Số chi theo nội dung chuyên môn năm i

x 100% Tổng chi ngân sách năm i

Chỉ tiêu này nhằm phản ánh cơ cấu chi theo nội dung chuyên môn mà tỉnh Bắc Kạn sử dụng nguồn chi ưu tiên cho các cơ quan sửdụng ngân sách trung ương, địa phương như đầu tư mua sắm tài sản công, sửa chữa tài sản công,….

2.3.2. Các chỉ tiêu để đánh giá công tác quản lý chi NSNN

+ Dự toán chi ngân sách cho đầu tư phát triển

Dự toán chi ngân sách cho đầu tư phát triển = Số dự toán chi đầu tư XDCB + Chi cho xã phường

Chỉ tiêu phản ánh quy mô dự toán chi ngân sách cho đầu tư phát triển, nếu quy mô năm sau nhiều hơn năm trước chứng tỏ địa phương vẫn tiếp tục cho phát triển cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ nhu cầu đời sống cho người dân, là tiêu chí thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương.

+ Dự toán chi ngân sách cho chi thường xuyên

Dự toán chi thường xuyên = ∑ số chi cho các lĩnh vực

Chỉ tiêu phản ánh quy mô dự toán chi ngân sách cho hoạt động sử dụng ngân sách thường xuyên trong các lĩnh vực như kinh tế, y tế, thể thao, văn hóa thông tin, khoa học công nghệ, chi khác… quy mô mỗi lĩnh vực chi này càng lớn càng cho thấy mức độ ưu tiên của địa phương cho phục vụ đời sống người dân và nhu cầu phát triển KT-XH.

- Số tiền thanh tra, kiểm tra khi phát hiện sai phạm

Số tiền vi phạm = ∑ số tiền khi thanh tra và kiểm tra qua các năm

Chỉ tiêu này nhằm phản ánh trong hoạt động chi NS địa phương quy mô ngân sách sai phạm qua thanh tra, kiểm tra ở mức độ diễn ra hàng năm thế nào. Quy mô này càng lớn càng cho thấy công tác quản lý chi ngân sách bị buông lỏng, nhiều khoản chi sai làm thất thoát NSNN và ngược lại.

- Đánh giá thông qua phiếu điều tra khảo sát:

+Đánh giá sự phù hợp đối với việc áp dụng định mức phân bổ chi NSNN trên địa bàn tỉnh.

+Đánh giá việc lập phân bổ và giao dự toán có đảm bảo theo đúng định mức, chế độ, tiêu chuẩn chi ngân sách hiện hành của nhà nước; đồng thời sự phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

+Đánh giá công tác điều hành, chấp hành dự toán chi NS trên địa bàn tỉnh. + Đánh giá công tác kế toán, quyết toán chi NSNN.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NSNNTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN 3.1.Khái quát về tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Bắc Kạn có 01 thành phố, 07 huyện, bao gồm 110 xã, 06 phường, 06 thị trấn.

Vị trí địa lý: Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Là tỉnh nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao bằng - trục quốc lộ quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)